SKKN Đẩy mạnh công tác truyền thông góp phần tạo hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục ở trường THPT miền núi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đẩy mạnh công tác truyền thông góp phần tạo hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục ở trường THPT miền núi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_day_manh_cong_tac_truyen_thong_gop_phan_tao_hieu_qua_ca.docx
- PHAN PHƯƠNG CHI, TRẦN ĐÌNH MẠNH, TRẦN THỊ GIANG, THPT TƯƠNG DƯƠNG 2, QUẢN LÝ.pdf
Nội dung text: SKKN Đẩy mạnh công tác truyền thông góp phần tạo hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục ở trường THPT miền núi
- PHẦN MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Tính mới và đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 I. Cơ sở của đề tài 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. Đánh giá thực trạng 5 1. Mạng xã hội trong trường phổ thông 5 1.1. Khái niệm về mạng xã hội 5 1.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội trong trường học 6 1.2.1. Đối với học sinh 6 1.2.2. Đối với giáo viên 9 1.2.3. Đối với cấp quản lý 9 2. Mảng truyền thông trong trường học 10 2.1. Khái niệm truyền thông 10 2.1. Ảnh hưởng của truyền thông trong trường học 10 2.2.1. Đối với học sinh 10 2.2.2. Đối với các hoạt động giáo dục 12 III. Nội dung của đề tài 13 1. Tổ chức tạo, quản lý, phát triển Fanpage, Groups, Website 13 1. 1. Tạo lập và phát triển Fanpage, Groups 13 1.1.1. Chọn mạng xã hội phù hợp 13 1.1.2. Tạo lập và xây dựng kế hoạch phát triển Fanpage 14 1.1.3. Tạo lập và xây dựng kế hoạch phát triển Groups 16 1.2. Xây dựng kế hoạch phát triển Website – cổng thông tin của nhà trường 16 2. Tạo sân chơi cho học sinh trên không gian mạng 17 2.1. Tạo các video phục vụ học tập, giải trí 17 2.1.1. Sử dụng phần mềm tạo clip 17 2.1.1.1. Lên kế hoạch, triển khai thực hiện 18 2.1.1.2. Công tác ứng dụng và truyền thông 19 2.1.2. Hoạt động trải nghiệm, thực hiện các đoạn phim ngắn 20 2.1.2.1. Kế hoạch thực hiện 20 2.1.2.2. Triển khai thực hiện 21 2.2. Tổ chức các cuộc thi trên mạng xã hội 22 2.2.1. Cuộc thi ảnh: Nam thanh nữ tú 22 2.2.2 Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền 23 2.3. Tạo phong trào viết bài cho Website theo các chủ đề trong năm học 25 3. Công tác truyền thông quảng bá các hoạt động giáo dục 25
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển, đời sống không ngừng nâng cao. Con người luôn tạo cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, đầy đủ hơn. Một trong những nhu cầu đó, là trao đổi thông tin, sự ra đời của nhu cầu này đã tạo ra sự phát triển của truyền thông. Khái niệm truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. Mạng xã hội hiện nay rất phát triển, có rất nhiều mạng xã hội trên thế giới và của chính người Việt Nam được tạo lập, khả năng truyền thông của nó là không thể chối cãi. Nhưng mạng xã hội cũng có tính hai mặt của nó nếu thông tin, hình ảnh truyền đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội. Nhất là đối tượng thanh thiếu niên, học sinh phổ thông, có trình độ nhận thức còn hạn chế, không có khả năng chắt lọc thông tin, dễ bị lôi kéo dẫn đến vi phạm luật an ninh mạng, vi phạm pháp luật Nhà nước, ảnh hưởng tâm lý Do vậy, việc định hướng để các em hoạt động trong mạng xã hội một cách phù hợp và hữu ích là một trong các nhiệm vụ thiết thực của ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên bộ môn Tin học cũng như các giáo viên bộ môn khác. Từ các năm học trước, ngành Giáo dục nói chung, Sở GD&ĐT Nghệ An nói riêng đều có các công văn, văn bản hướng dẫn áp dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác truyền thông, mỗi nhà trường trực thuộc Sở đều được cung cấp một cổng thông tin điện tử làm cơ quan ngôn luận chính thống của mình. Phát triển, vận dụng tốt được nó để làm công tác truyền thông trong thời buổi công nghệ số như hiện nay hay không là do năng lực, sự chỉ đạo từ Ban giám hiệu của từng nhà trường. Khi truyền thông xã hội phát triển quá mạnh mẽ, nguồn thông tin đa dạng nhanh chóng, trường THPT không thể đứng ngoài cuộc xu thế phát triển của thời đại. Sử dụng mạng xã hội như là công cụ hữu ích nhất để đưa các bài viết lan tỏa đến đông đảo công chúng là một phương pháp đang được áp dụng cho tất cả các loại hình báo chí của nước ta hiện nay. Vì vậy, vận dụng sức mạnh của mạng xã hội một cách linh hoạt, hợp lý để phát triển website là việc làm cần thiết để xây dựng nền tảng truyền thông tốt cho nhà trường. Việc sử dụng cổng thông tin tạo ra nguồn bài viết đa dạng để quảng bá hình ảnh tốt đẹp trong hoạt động dạy và học, trong phong trào đoàn thanh niên, công đoàn và mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ tạo hiệu ứng rất tốt tạo nên tính thương hiệu, nâng cao vị thế hình ảnh cho nhà trường, tăng mức độ gắn kết với học sinh, phụ huynh, giáo viên cũng như cộng đồng. Hơn nữa lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi thích được thể hiện bản thân, muốn được người khác biết đến mình, sử dụng các bài viết của các em giúp các em tìm thấy các niềm vui, đam mê 1
- mạnh mẽ tạo hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục, có thể áp dụng ở Trường THPT vùng miền núi như nội dung đề tài đã trình bày. Từ thực tế những gì đã đạt được qua 4 năm tiến hành thực nghiệm nghiên cứu đề tài, việc ứng dụng mảng truyền thông hỗ trợ công tác quản lý, hoạt động sư phạm trong trường THPT Tương Dương 2 đã đạt được rất nhiều thành quả tích cực. Như số lượng học sinh đầu vào các năm thường không đủ chỉ tiêu nhưng đến năm học 2021 - 2022 đã thừa chỉ tiêu tuyển sinh. Các đợt kêu gọi vận động xã hội hóa, vận động giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ hoạt động phòng chống dịch bệnh, các hoạt động khác của nhà trường được sự ủng hộ, đồng tình rất cao của phụ huynh, các thế hệ học sinh của nhà trường và của cộng đồng. Mới đây nhất giữa học kỳ I năm học 2021-2022 trường THPT Tương Dương 2 trở thành khu cách ly với hơn 50 học sinh 10 thầy cô giáo là F1. Khi đó hoạt động viết bài, tuyên truyền trên các kênh mạng chính thống của nhà trường đã phát huy kết quả rõ rệt nhất khi kêu gọi ủng hộ của cải, vật chất, lương thực, nhu yếu phẩm đủ phục vụ tại chỗ cho hơn 60 người trong 14 ngày cách ly (khoảng 70 triệu đồng). Con số thu được nếu tính ra giá trị bằng tiền mặt là không hề nhỏ với một ngôi trường đóng trên địa bàn vùng cao biên giới chỉ vỏn vẹn 15 lớp và hơn 500 học sinh. Việc đó không thể thực hiện được nếu thiếu truyền thông, thiếu sự kêu gọi, lan tỏa rộng rãi các thông điệp cần trợ giúp của nhà trường. Qua khảo sát các đồng nghiệp và tìm hiểu lịch sử vấn đề thì chưa có cá nhân, tập thể nào đề cập đến đề tài này. 3