SKKN Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

doc 39 trang honganh1 15/05/2023 5900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_ta.doc

Nội dung text: SKKN Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

  1. PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÝ SƠN TRƯỜNG THCS AN HẢI SÁNG KIẾN “DẠY HỌC TÍCH HỢP- PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”. Lĩnh vực: Lịch sử. Tên tác giả: NGUYỄN TẤN PHÚ. GV môn : GDCD- Sử. NĂM HỌC: 2020 – 2021
  2. PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÝ SƠN TRƯỜNG THCS AN HẢI SÁNG KIẾN “DẠY HỌC TÍCH HỢP- PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”. Lĩnh vực: Lịch sử. Tên tác giả: NGUYỄN TẤN PHÚ. GV môn : GDCD- Sử. Tài liệu kèm theo: Phụ lục NĂM HỌC: 2020 – 2021
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. PHẦN MỞ ĐẦU. 1 2. PHẦN NỘI DUNG. 3 2.1.Thời gian thực hiện. 3 2.2. Đánh giá thực trạng . 3 2.2.1. Kết quả đạt được. 4 2.2.2. Những mặt còn hạn chế. 5 2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế . 5 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 7 3.1. Căn cứ thực hiện. 7 3.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện. 7 3.2.1. Nội dung, phương pháp . 7 3.2.2. Giải pháp thực hiện. 12 3.3. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng , vận dụng vào 16 thực tiễn. 3.3.1. Kết quả đạt được. 16 3.3.2. Phạm vi áp dụng . 20 3.3.3. Vận dụng vào thực tiễn. 20 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 22 4.1. Kết luận. 22 4.2. Kiến nghị. 23 - Tài liệu tham khảo 25 - Phụ lục. 26
  4. Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. 1. PHẦN MỞ ĐẦU “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện trong thời kỳ hội nhập hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây Nghị quyết của Trung ương Đảng, các văn kiện của Nhà nước, Bộ giáo dục & Đào tạo nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối truyền thụ một chiều, nghĩa là bắt học sinh ghi nhớ một cách máy móc kiến thức sang dạy học theo hướng tích cực có sự giúp đỡ của giáo viên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chuyển từ hình thức dạy học đồng loạt cả lớp sang dạy học bằng nhiều hình thức tương tác như học cá nhân, học theo nhóm. Để thực hiện và nâng cao hiệu quả phương pháp và hình thức tổ chức học tập của học sinh thì dạy học tích hợp đóng một vai trò và có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho biết, tích hợp là định hướng dạy học mới, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong những năm gần đây bộ môn Lịch sử trong nhà trường đạt được nhiều kết quả khích lệ thông qua tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh chọn tham gia bồi dưỡng và thi đạt học sinh giỏi môn Lịch sử cấp trường, huyện ngày càng nhiều. Kết quả trên có được chính là quá trình vận dụng phương Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải1
  5. Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. pháp tích hợp trong dạy học bộ môn Lịch sử tại nhà trường. Dạy hợp tích hợp là quá trình mà ở đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học. Phương pháp dạy học này là học đi đôi với hành, gắn kết lý thuyết với thực tiễn, khuyến khích học sinh học tập toàn diện, hình thành các phẩm chất và năng lực ở người học. Đồng tích hợp giúp cho giáo viên và học sinh luôn có sự chủ động, hứng thú và mới lạ ở từng nội dung, chủ đề bài học. Tuy nhiên mục tiêu của giáo dục phổ thông là phát triển toàn diện, trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh; nếu chỉ cung cấp cho học sinh đơn thuần kiến thức của bộ môn thì năng lực vận dung, tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề ở học sinh sẽ còn nhiều hạn chế. Thực trạng hiện nay phương pháp dạy học chủ yếu của giáo viên bộ môn Lịch sử đa phần vẫn sử dụng nhiều phương pháp truyền thống như giảng giải, đàm thoại, thuyết trình Chính sự thiên về lý thuyết chưa định hướng về thực tiễn và hành động, chưa khai thác năng lực, kĩ năng của người học làm cho mức độ đam mê, chất lượng học tập bộ môn chưa tương xứng với mục tiêu giáo dục đặt ra. Xuất phát từ vai trò, thực trạng của việc dạy học Lịch sử tại nhà trường, bản thân thiết nghĩ dạy học tích hợp trong bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở có một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực ở học sinh. Phát huy, ứng dụng và đầu tư hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp sẽ khắc phục một số hạn chế của phương pháp dạy học Lịch sử hiện nay. Chính vì vậy, bản thân mạnh dạn chọn sáng kiến: “Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. Qua sáng kiến này với những kinh nghiệm bản thân đã vận dụng, đúc kết và những kết quả bước đầu mang tính khả quan có được trong quá trình dạy học sẽ giúp nâng cao chất lượng bộ môn, khơi dậy đam mê, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải2
  6. Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. 2. NỘI DUNG 2.1.Thời gian thực hiện sáng kiến: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 01 năm 2021 (Năm học : 2020 -2021). 2.2. Đánh giá thực trạng : Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực ở học sinh là cơ sở quan trọng để hình thành và phát huy phẩm chất và năng lực ở người học. Phát huy vai trò lấy người học làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là cố vấn, hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm kiếm tri thức và vận dụng vào thực tiễn. Muốn thực hiện được điều này phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đóng một vai trò quan trọng trong đó không thể phủ nhận những ưu điểm mà phương pháp tích hợp mang lại. Phương pháp này giúp học sinh tiếp cận nhiều kiến thức của các bộ môn trong một chủ đề, tạo nên giờ học sôi nổi, thân thiện và hiệu quả. Tuy nhiên khả năng tiếp cận và vận dụng phương pháp tích hợp vào trong những bài học, chủ đề đôi lúc vần chưa phát huy tính tích cực ở học sinh. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa các nội dung giáo dục có liên quan vào chương trình dạy học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; chủ quyền biển đảo quốc gia, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường Việc lựa chọn nội dung, cách thức và nguyên tắt cơ bản khi tích hợp còn mang tính chung chung, chưa thể hiện rõ giá trị, trọng tâm kiến thức, nội dung cần truyền đạt. Minh chứng cho vấn đề này khi nghiên cứu bài Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, người giáo viên phải xác định cần làm rõ nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng và giá trị lịch sử của chiến công này. Để khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc phải tích hợp các kiến thức nhiều môn học cụ thể là địa lý( địa hình, thủy triều); mĩ thuật( hình ảnh khắc họa chiến công); văn học ( bài thơ, phú về sông Bạch Đằng) Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải3
  7. Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. Nhiều chủ đề, nội dung tích hợp chưa khai thác triệt để, chưa thể hiện vai trò của việc dạy học tích hợp, phương tiện, phương pháp và kĩ thuật tích hợp chỉ mang tính“trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiện các giải pháp đồng bộ, chưa kích thích được hoạt động chủ động, tích cực ở học sinh. Phương pháp tích hợp chỉ dừng ở phạm vi nhỏ, chưa phổ biến và lan rộng, dù là phương pháp tiến bộ song hiệu quả mang lại chưa cao. 2.2.1. Kết quả đạt được: Bản thân đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra về thái độ học tập bộ môn, về kết quả học theo dạy học truyền thống môn Lịch sử của 35 học sinh tại lớp 9A trường Trung học cơ sở An Hải – Năm học : 2020 – 2021 trước tác động với kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát thái độ học tập Lịch sử trước tác động của học sinh lớp 9A trường Trung học cơ sở An Hải – Năm học : 2020 – 2021 Nội dung Kết quả 1. Thái độ học tập của em đối a.Hứng thú. b.Nhàm c.Phân vân, với môn Lịch sử như thế nào? chán. chưa rõ. a. Hứng thú. Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ b. Nhàm chán. lượng (%) lượng (%) lượng (%) c. Phân vân, chưa xác định rõ. 18 51 07 20 10 29 Bảng 2: Kết quả khảo sát kết quả học tập(bài kiểm tra thường xuyên) trước tác động của học sinh lớp 9A trường Trung học cơ sở An Hải – Năm học : 2020 – 2021 Kết quả bài kiểm tra thường xuyên. Loại trung Loại giỏi. Loại khá. Loại yếu. Loại kém. bình. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải4
  8. Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 07 20 09 26 14 40 05 14 0 0 Căn cứ vào kết quả khảo sát, minh chứng trên cho thấy thực trạng học tập bộ môn Lịch sử tại nhà trường có nhiều bước khởi sắc về ý thức đam mê, (51% hứng thú), kết quả bước đầu của bộ môn tương đối khả quan (46% khá giỏi ) bước đầu phản ánh đúng thực trạng, tâm thế và chất lượng ban đầu của bộ môn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh tỏ thái độ nhàm chán bộ môn hoặc thậm chí còn phân vân chưa xác định rõ( chiếm 49%); kết quả học sinh yếu của bộ môn(chiếm 14%)vẫn còn cao so với yêu cầu môn học và mục tiêu, chất lượng giáo dục đề ra. 2.2.2. Những mặt còn hạn chế: Thời lượng, nội dung, cấu trúc của môn Lịch sử chưa mang tính linh hoạt, khoa học, thống nhất. Nhiều sự kiện còn chồng chéo, chưa thống nhất về niên đại, quan điểm tiếp cận. Qúa trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu về phương pháp dạy học Lịch sử chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng mang tính chất khách quan và chủ quan. Khách thể nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ phạm trù nhỏ, mang tính ngẫu nhiên. Một số nhận định, đánh giá, kết luận chỉ mang tính tương đối, kham khảo. Thời lượng đầu tư, nghiên cứu chuyên môn mà nhất là đổi mới phương pháp dạy học mới nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực ở học sinh thông qua môn học chỉ ở mức độ bước đầu. 2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: Kết quả đạt được trên là nhờ các nguyên nhân sau: Qúa trình hướng dẫn và chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường nhất là bộ phận chuyên môn đối với việc đổi mới vận dụng nhiều phương pháp dạy Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải5