SKKN Công tác chủ nhiệm, một khâu quan trọng quyết định mọi thành công của một tập thể lớp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

doc 17 trang sangkien 27/08/2022 10461
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác chủ nhiệm, một khâu quan trọng quyết định mọi thành công của một tập thể lớp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_chu_nhiem_mot_khau_quan_trong_quyet_dinh_moi_t.doc

Nội dung text: SKKN Công tác chủ nhiệm, một khâu quan trọng quyết định mọi thành công của một tập thể lớp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

  1. Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc CẤU TRÚC ĐỀ TÀI I. ĐẶT VẤN ĐỀ: -Cơ sở lý luận -Cơ sở thực tiễn Lý do chọn đề tài. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Nội dung công tác chủ nhiệm: 1. Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm; phương châm, đường lối chiến lược; sách lược của công tác chủ nhiệm. 2. Nội dung kế hoạch của công tác chủ nhiệm: -Điều tra cơ bản (theo mẫu). -Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. -Thảo luận tập thể về chỉ tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học. -Lựa chọn các hệ thống biện pháp giáo dục phù hợp (có thể sửa đổi và bổ sung ). -Kiểm tra, đánh giá (theo từng giai đoạn và theo từng chủ đề). -Biện phap giáo dục cá biệt. 3. Tổng kết thi đua, khen thưởng và kỉ luật. Rút ra bài học kinh nghiệm. III. KẾT LUẬN -Nêu được kết quả vận dụng các biện pháp chỉ đạo trên. -So sánh đối chứng với kết quả các năm trước, khi chưa áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp. -Bài học rút ra trong công tác chủ nhiệm. 1
  2. Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kì mở cửa, kinh tế thị trường có mặt tích cực là làm cho nền kinh tế phát triển, và cũng còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến thế giới quan của học sinh. Bên cạnh một số đông học sinh đã không ngừng phấn đấu rèn luyện mình để có kiến thức và các kĩ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vẫn còn một số không ít học sinh còn lười biếng, thậm chí có một số rất ít học sinh xếp vào diện hư, chạy theo những ham muốn tầm thường mà lãng quên trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Để đạt thành tích cao trong giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay còn gặp không ít khó khăn. Hơn lúc nào hết, phải thấm nhuần lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: ”Phải thông qua việc dạy chữ mà dạy người”. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục, không thể thiếu một khâu quan trọng, đó là công tác chủ nhiệm. I. Cơ sở lý luận: Đạo đức và nhân cách con người là sản phẩm của giáo dục. Là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận trồng người, luôn thường trực trong suy nghĩ mong muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện. Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ giáo viên Bộ GD-ĐT: “Phải xây dựng được tính tích cực, tính tự lực về nhận thức cho học sinh. Tính tích cực nhận thức là thái độ chỉ đạo chủ thể đối với khách thể thông qua huy động đến mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề của nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động vừa là phương tiện vừa là điều kiện để đạt được mục đích vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tính tích cực nhận thức vận dụng đối với học sinh đòi hỏi phải có những nhân tố, tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần phải giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động sau này nhằm giải quyết vấn đề. Hoạt động mà thiếu những nhân tố đó thì chỉ có thể nói đó là sự thể hiện trạng thái hành động nhất định của con người, mà không thể nói là tính tích cực của nhận thức. Người ta chia ra: 2
  3. Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc -Tính tích cực tái hiện: chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy tái hiện. -Tính tích cực tìm tòi: được đặc trưng bằng sự bình phẩm, phê phán tích cực, óc sáng tạo, lòng khát khao nhận thức. -Tính tích cực sáng tạo: là mức độ cao nhất của tính tích cực. Nó đặc trưng bằng sự khẳng định con đường riêng của mình. Tính tự lực của nhận thức: là hạt nhân của tính tự lực. Một mặt là sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự nhận thức, một mặt ý thức được nhu cầu của nhận thức, thực hiện được mục đích đó sẽ làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình. Qua đó nó bộc lộ sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; giữa ý thức tình cảm và hành động; giữa động cơ tri thức và phương pháp hoạt động ”. Vì vậy phải biến quá trình giáo dục thành quá trình tự rèn luyện của học sinh. Có đường lối giáo dục đúng, biện pháp giáo dục phù hợp, đa dạng, biết vận dụng sáng tạo linh hoat, tất yếu sản phẩm giáo dục sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tư duy, kĩ năng lao động, yêu cầu về tình cảm thẩm mỹ, văn hoá xã hội, có ý thức với cộng đồng. Đó là một con người toàn diện, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội, với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và quá trình hội nhâp kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. “Không có con người bỏ đi, chỉ có con người chưa được giáo dục đầy đủ”. Chủ tich Hồ Chí Minh cũng từng dạy: ”Hiền dữ phải đâu là định sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên!”. Một nền giáo dục phiến diện, sẽ tạo ra lớp người có thế giới quan và nhân sinh quan không khoa học, không có tình cảm lành mạnh trong sáng. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đối tượng học sinh: -Mới vào trường THPT, học sinh đang còn ở tuổi “ vị thành niên”. Tư duy chưa hoàn thiện, tri thức còn thiếu, đạo đức tác phong chưa được giáo dục đầy đủ. Ngôn ngữ còn thiếu. Hành vi còn mang nặng yếu tố tự phát, bản năng của tuổi trẻ. -Thiếu kiến thức về pháp luật, chưa có ý thức chấp hành pháp luật. 3
  4. Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc -Ham hiểu biết cái mới, thích khám phá cái mới, là đặc điểm của tuổi mới lớn, khó thích ứng với cái mới theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, vì cái đó thường theo một khuôn mẫu; dễ thích ứng với cái mới theo chiều hướng tự do. -Mặt khác, một số tiếp xúc với những trò chơi bạo lực trên mạng, ảnh hưởng xấu đến tính cách của học sinh, vì vậy tuổi hiếu động này thường dễ mắc sai lầm khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, như luật giao thông đường bộ, và đã để xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. 2. Đối với giáo viên: Ngoài các thầy cô cao tuổi, giầu kinh nghiệm, các thầy cô trẻ, đa số thông minh và tâm huyết với nghề, một số còn chủ quan coi nhẹ công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh, dễ bỏ qua những sai sót nhỏ nhưng cơ bản, lơ là dẫn đến sự vi phạm kỉ luật của học sinh, có khi còn dẫn đến tội ác. Một số ít các thầy cô trẻ (trong đó có các thầy cô chưa được nghiên cứu nghiệp vụ Sư Phạm chính thống) còn thiếu kĩ năng làm chủ nhiệm, ít chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Cá biệt ở đâu đó (!) còn có trường hợp gắn thương mại vào việc giáo dục đạo đức học sinh (chẳng hạn, thay buổi lao động xây dựng quỹ lớp bằng cách đóng góp bằng tiền theo định mức công lao động, mà chưa ý thức được vai trò của lao động là xây dựng khối đoàn kết, tinh thần tương trợ, tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau, và đặc biệt là hiểu được ý nghĩa của sản phẩm mà lao động tạo ra, qua đó hình thành ý thức tiết kiệm, tinh thần bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và lòng kính trọng người lao động). 3.Các đơn vị lớp: Do giới hạn tuổi quy định, mà số Đoàn viên trong một lớp còn ít. Những lớp có nhiều đoàn viên, một số đơn vị chưa phát huy hoặc chưa biết cách phát huy vai trò của Đoàn TNCS, vì vậy chưa khơi dậy được tính xung kích của tuổi trẻ. Đây là một lãng phí lớn đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. 4. Với gia đình: Đây là vấn đề tế nhị và không kém phần phức tạp. 4
  5. Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Số đông các bậc cha mẹ học sinh xác định đúng mục đích của việc học của con cái, những yêu cầu của kiến thức để có kĩ năng làm việc phù hợp với yêu cầu của xã hội, biết và chăm lo cho con em mình đúng cách. Một số ít trong các bậc cha mẹ học sinh tham gia công tác quản lý các cơ quan xí nghiệp xa nhà, các chủ doanh nghiệp lớn, các chủ trang trại lớn đều rất thiếu thời gian tâm sự và chia sẻ với con cái. Một số rất ít do lo lắng về kinh tế nên quan tâm chưa đúng mức đến việc học tập của con cái vv.và v v cho rằng chỉ học ở trường là đủ, về nhà không cần học nữa! . 5. Với xã hội: Ta tiếp cận kinh tế thị trường chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm ngăn chặn mặt trái của nó. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến việc rèn luyện đạo đức cách mạng của tuổi trẻ. Những quán kinh doanh các trò chơi điện tử, thông tin qua mạng có mặt trái tiêu cực, chưa nói đến “độc hại” có thể. Đâu đó đã xuất hiện các hành vi mua bán đổi chác, cũng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thực tế thiếu khách quan của thanh niên. Một số ít thanh niên chạy theo tiếng gọi của đồng tiền mà sao nhãng hay vô tình lãng quên việc trau dồi tri thức khoa học, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức tác phong. Bước ra khỏi cổng làng, vào cổng trường THPT ở tuổi 15, với các em gần như đang còn mới lạ. Tiếp xúc với nhiều thói quen, cách sinh hoạt từ nhiều địa phương, tình cảm mới xuất hiện: tốt có, xấu có, từ đó dễ có khả năng hình thành các tốp, nhóm nhỏ- một trong những yếu tố hình thành bè phái trong một lớp. Để tạo ra một tập thể thống nhất, phấn đấu theo một mục đích tốt đẹp, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng. Trong những năm tôi làm chủ nhiệm lớp, thất bại có, thành công cũng có. Bài học mà tôi rút ra để cùng mọi người bàn bạc là: “Công tác chủ nhiệm, một khâu quan trọng quyết định mọi thành công của một tập thể lớp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học”. Tôi thiết nghĩ, đây cũng là hưởng ứng cuộc vận động đổi mới công tác quản lý trong giáo dục, song chỉ dừng lại trong giới hạn quản lý một tập thể nhỏ: một tập thể lớp. 5
  6. Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Với những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp I. Nội dung tóm tắt: 1. Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phương châm, đường lối chiến lược của công tác chủ nhiệm. 2. Nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm. 3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Những điều cần sửa đổi và bổ sung. 4. Công tác giáo dục cá biệt. 5. Tổng kết, khen thưởng, kỉ luật và rút ra bài học kinh nghiệm. II. Nội dung cụ thể: 1.Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đường lối chiến lược của công tác chủ nhiệm: Để chỉ đạo một tập thể lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người chỉ huy toàn năng, một nhà đạo diễn giỏi. Phương châm: Trị người bằng cái NHÂN trên cơ sở của cái TÂM. Đường lối chiến lược: Điều tra để nắm bắt khả năng nhận thức, tình cảm, nguyện vọng của mỗi học sinh, trên cơ sở đó mà lựa chọn hệ thống các biện pháp phù hợp, lấy học sinh là trung tâm, giáo dục khả năng, ý thức tự giác, tự phê bình và phê bình để tạo ra khối đoàn kết, tự quản, chủ động thực hiện các nhiệm vụ năm học. 2. Nội dung kế hoạch của công tác chủ nhiệm: *Điều tra cơ bản (theo mẫu). *Lựa chọn đội ngũ cán bộ Lớp, cán bộ Đoàn TNCS. *Thảo luận tập thể về các chỉ tiêu và nhiệm vụ năm học. *Lựa chọn các biện pháp giáo dục. *Biện pháp giáo dục cá biệt. *Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giáo dục. *Tổng kết, đánh giá kết quả. 6