SKKN Chỉ đạo, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả cao tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên

docx 54 trang Mịch Hương 27/09/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả cao tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_chi_dao_huong_dan_hoc_sinh_nghien_cuu_khoa_hoc_hieu_qua.docx
  • pdfLÊ THỊ HUỆ- NGUYỄN THẾ TÂM- HỒ TRUNG SƠN- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - HƯNG NGUYÊN- LĨNH VỰC QUẢN.pdf

Nội dung text: SKKN Chỉ đạo, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả cao tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên

  1. SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM Đề tài: KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - HƯNG NGUYÊN LĨNH VỰC: QUẢN LÍ
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 2 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 3 5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 3 5.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 3 5.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 3 5.5. Phương pháp phân tích tổng hợp 4 5.6. Phương pháp thực nghiệm khoa học 4 5.7. Phương pháp hỏi chuyên gia 4 5.7. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm 4 PHẦN II: NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lí luận 5 1.1. Các khái niệm về khoa học, kỹ thuật và nghiên cứu khoa học 5 1.2. Những yếu tố cần có của giáo viên, học sinh nghiên cứu khoa học 6 1.3. Tầm quan trọng của việc chỉ đạo và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 7 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Thực trạng của việc chỉ đạo và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa tại các Trường trung học phổ thông hiện nay 8 2.2. Thực trạng của việc chỉ đạo và hướng dẫn học sinh NCKH hiệu quả cao tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 11 3. Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và hướng dẫn h NCKH hiệu quả cao tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 14 3.1. Kinh nghiệm khơi dậy đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học cho học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 14 3.1.1 Kinh nghiệm khơi dậy đam mê sáng tạo nghiên cứu khoa học cho học sinh bằng công tác công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về hoạt động nghiên cứu khoa học 15 3.1.2. Kinh nghiệm khơi dậy đam mê sáng tạo NCKH cho học sinh qua sự tác động của đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh trong việc NCKH ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 17
  3. 3.3.6. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thử nghiệm sản phẩm khoa học kỹ thuật 32 3.3.7. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiệm thu sản phẩm khoa học 32 3.3.8. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết báo cáo nghiên cứu khoa học kỹ thuật, làm poster 32 3.3.8. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham vấn tổ tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 34 3.3.9. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm nghiên cứu khoa học 34 3.3.10. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thuyết trình và trả lời phản biện 35 3.4 Kinh nghiệm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động NCKH hiệu quả cao ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 37 4. Kết quả của công tác chỉ đạo và hướng dẫn học sinh NCKH hiệu quả cao tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 38 4.1. Tác động đối với môi trường giáo dục 38 4.1. Về kinh tế 39 4.2. Về xã hội 39 5. Hiệu quả giải pháp 39 PHẦN III: KẾT LUẬN 44 1. Kết luận 44 2. Kiến nghị 44 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm học gần đây, việc đổi mới toàn diện giáo dục đòi hỏi hoạt động dạy học cần phát huy hơn nữa tính tích cực chủ động của học sinh, hạn chế tối đa việc học sinh tiếp thu kiến thức một các thụ động, muốn vậy cần đa dạng hóa các hình thức học tập của học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm và đặc biệt là cần khơi dậy tinh thần tự học cũng như niềm đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học ở học sinh. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKHKT) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất. Hoạt động NCKH trong các trường trung học là một hoạt động bổ ích lành mạnh; có tính cạnh tranh cao, giàu trí tuệ; mang đậm tính thực tiễn và dấu ấn cá nhân; Góp phần giúp học sinh biết cách tự học, tự giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, phát huy tính sáng tạo, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh và của giáo viên. Quá trình nghiên cứu KHKT rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm. Qua những nghiên cứu, sáng tạo học sinh có điều kiện khám phá khoa học, tích lũy kiến thức, biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó các em càng thêm say mê với các bài học trên lớp, Từ nghiên cứu KHKT của học sinh giáo viên hướng dẫn được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) đã ban hành Thông tư, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu KHKT trong các trường trung học. Từ đó đến nay hoạt động nghiên cứu KHKT đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trung học trên cả nước, phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng dự án. Thực tiễn cho thấy, nghiên cứu khoa học của học sinh trong các trường phổ thông hiện nay có thể nói là một chủ đề mang tính tiềm năng nhưng còn nhiều điều hạn chế. Tính tiềm năng ở chỗ học sinh là một lực lượng còn rất trẻ nhưng cũng đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, có thời gian và trí sáng tạo không ngừng được phát triển dưới mái trường THPT. Vấn đề còn hạn chế ở đây là do trình độ tư duy còn hạn chế, học sinh chưa nhận thức được những lợi ích nào từ nghiên cứu khoa học mà học sinh đạt được, khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì thời gian dành cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật là rất ít và đang còn phụ thuộc vào gia đình, chất lượng nhiều đề tài chưa cao, chưa bám sát yêu cầu của đời sống. Nguyên nhân của vấn đề này là do kinh phí hỗ trợ cho học sinh nghiên cứu khoa học còn thấp, nhiều trường thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiếu cán bộ giáo viên hướng dẫn, chưa có chính sách động viên và khuyến khích thầy cô đóng góp tích cực cho nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh chưa hiểu 1