SKKN Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học cho Khối 3

docx 21 trang sangkien 6640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học cho Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_su_dung_thiet_bi_d.docx

Nội dung text: SKKN Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học cho Khối 3

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nên kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghiệp tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin. Kinh tế thị trường là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, đây là một chủ trương phù hợp với thời kỳ đổi mới. Đấy chính là điều kiện hết sức thuận lợi cho kinh tế nước nhà phát triển, đồng thời là một tiền đề cho nền giáo dục phát triển. Song cũng là thách thức cho ngành giáo dục phải đào tạo ra một thế hệ trẻ có tri thức, đạo đức để đáp ứng với yêu cầu phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước. Vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục được Đảng ta xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX “Phát triển giáo dục là một trong những động lực thúc đẩy, hoạt động là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, yếu tốc cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng nhanh và bền vững”. Từ thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương thức dạy học với những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Xong để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục, giáo dưỡng đối với các môn học trong trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó: Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Nếu việc “Dạy chay, dạy suông” làm cho người học thụ động không phát huy được tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hộ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy học và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương phát đào tạo làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. Trong những năm gần đây 1/21
  2. cũng như các bậc học, ngành học khác, bậc tiểu học quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. Theo quan điểm triết học duy vật biến chứng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực điến đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”, quan điểm này càng có giá trị với học sinh tiểu học. Để làm tốt được điều này thì sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học là không thể thiếu được. Đặc biệt là đối với học sinh tiểu học nói chung là học sinh lớp ba nói riêng. Các em bắt đầu được tiếp cận với những khái niệm mới ở tất cả bộ môn như: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Tự nhiên & xã hội, Mĩ thuật, . Vì vậy sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học tốt sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay việc sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học vẫn còn một số giáo viên đang gặp không ít khó khăn, một phần do thiết bị - đồ dùng dạy học được trang bị còn thiếu, chưa đồng bộ, tần số sử dụng chưa cao; một phần do giáo viên sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học còn lúng túng nên chưa đạt hiệu quả giờ dạy, từ đó dẫn đến tâm lý ngại sử dụng. Là một cán bộ quản lý đồ dùng – thiết bị dạy học trong nhà trường, để giúp giáo viên, đặc biệt là giáo viên khối 3 nâng cao việc sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy hoc, tôi đã chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học cho khối 3” để nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm. a, Cơ sở lý luận: - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học. - Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch của nhà trường b, Cơ sở thực tiễn: Qua quá trình quan sát, tham khảo trực tiếp các tiết dạy, tôi nhận thấy các tiết học thường bắt đầu từ việc cung cấp những hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó dần dần hình thành các khái niệm, quy tắc ban đầu cho cho học sinh nhưng học sinh nhận thức rất khó khăn. Nếu biết sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học một cách hợp lí, khoa học thì học sinh dễ hiểu, khắc sâu, nhớ kâu kiến thức hơn. Đồng thời phương pháp trực quan là phương pháp phù hợp với tư duy học sinh tiểu học và được sử dụng nhiều ở bậc học này. Sử dụng thiết bị dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng đổi mới, 2/21
  3. tích cực hóa hoạt động của học sinh, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện, phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học là một trong những nội dung của việc thực hiện chương trình sách giáo khoa. Chính vì vậy các trường tiểu học nói chung, trường Tiểu học Phương Trung I nói riêng đã được nhà nước đầu tư trang thiết bị dạy học rất nhiều như: “mô hình, vật mẫu, vật thực, ấn phẩm, tài liệu nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh, .” Nhưng việc sử dụng thiết bị dạy học đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng sử dụng? . Để giờ học đạt hiểu quả, nhằm góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Học đi đôi với hành”, “Lí luận đi đôi với thực tiễn” đòi hỏi cấp thiết của ngày Giáo dục, của các nhà trường và của mỗi giáo viên. Để khắc phục tình trang trên, năm học 2016-2017 tôi tập trung nghiên cứu, tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học của giáo viên. Sử dụng như thế nào cho thật hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, góp phần xây dựng con người trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. 2. Mục đích của nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các biện pháp nhằm phát huy tốt việc sử dụng dạy – học ở bậc tiểu học cụ thể ở khối 3. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp đẩy mạnh sử dụng thiết bị dạy - học của khối 3. 4. Khảo sát thực tế: Qua việc quan sát thực tế như: chuẩn bị đồ dùng, tham khảo ý kiến tôi nhận thấy việc đẩy mạnh chất lượng sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học không phải việc một sớm một chiều mà cả một quá trình bền bỉ, nhiệt tình, yêu nghề mới có thể làm được. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xác định được việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học là rất quan trọng và cần thiết. 3/21
  4. 5. Phạm vi chọn đề tài: Thời gian từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. + Tháng 9: Chọn đề tài và tìm hiểu đề tài. + Tháng 10: Tìm hiểu thực trạng. + Tháng 11: Tìm các giải pháp xây dựng việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy hcj. + Tháng 12, 1, 2, 3: Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm. + Tháng 4: Hoàn thành đề tài. II. Giải quyết vấn đề 1.Tên đề tài: “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học cho khối 3” 2.Tên các biện pháp: * Biện pháp 1: Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3, xây dựng kế hoạch sử dụng. * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng đối với những thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp. * Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng dạy học nâng cao hiệu quả giờ lên lớp. * Biện pháp 4: Cách khắc phục, cải tiến những thiết bị – đồ dùng khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp. * Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học và hợp lý. * Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng và cách sử dụng đồ dùng tự làm. * Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập cho học sinh. * Biện pháp 8: Cách bảo quản thiết bị – đồ dùng dạy học. 4/21
  5. 3.Tác dụng của các biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học cho khối 3 Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị – đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học nên ngay từ đầu năm học tôi đã dành nhiều thời gian bắt tay vào nghiên cứu và tìm tòi những giải pháp để sử dụng thiết bị dạy học được cấp và tự làm sao cho có hiệu quả trong các tiết dạy của giáo viên. * Biện pháp 1: Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3, xây dựng kế hoạch sử dụng. Thiết bị – đồ dùng được cấp ít khi được giáo viên xem xét trước và tùm hiểu cách sử dụng của nó như thế nào để xây dựng kế hoạch thực hiện nên thiết sự chủ động trong quá trình diễn giải hay hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Xuất phát từ những định hướng đổi mới hiện nay là coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập của học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học sẽ là cầu nối thiết thực nhất giữa người dạy và người học, giúp cho người học phát triển tư duy, nhận thức theo hướng lôgic, đó là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Vì vậy, để sử dụng đồ dùng có hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện qua hai nội dung sau: a, Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3: -Các bước tiến hành: + Bước 1: Thống kê, phân loại, lập danh mục các thiết bị dạy học được cấp ở khối 3 có những loại thiết bị nào. + Bước 2: Xác định mức độ sử dụng theo 3 mức độ “Sử dụng dễ, sử dụng được, khó dử dụng”. + Bước 3: Xác định tần số sử dụng theo hai mức độ “cao, thấp” -Cụ thể như sau: Bảng 1: Đối với môn Toán tôi thống kê, phân loại như sau: TT Tên thiết bị Tính năng sử dụng Tần số sử dụng 5/21
  6. Sử Sử Khó sử dụng dụng Cao Thấp dụng dễ được 1 Bộ số x x 2 Bộ tấm đỏ x x 3 Bộ chấm tròn x x 4 Êke x x 5 Lưới ô vuông hình x x chữ nhật – hình vuông 6 Bộ số từ 0 đến 9 các x x phép tính, dấu các phép tính 7 Mô hình đồng hồ x x 8 Compa x x 9 Thước x x 10 Lắp ghép hình x x 11 Bảng nỉ x x Bảng 2: Đối với môn Tự nhiên và xã hội tôi thống kê, phân loại như sau: Tần số sử Tính năng sử dụng dụng TT Tên thiết bị Sử Sử Khó dụng dụng sử Cao Thấp dễ được dụng 1 Tranh về cơ quan hô hấp x x 2 Tranh về cơ quan tuần hoàn x x 3 Tranh về cơ quan bài tiết nước tiểu x x 4 Tranh về cơ quan thần kinh x x 5 Các tấm thẻ tên các cơ quan x x 6 Lược đồ các châu lục và đại dương x x 7 Quả địa cầu x x 8 Mô hình Trái đất quay quanh Mặt trời x x Đối với các môn học khác tôi cũng tiến hành phân loại như thế, sau khi phân loại xong, tôi đầu tư thời gian tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp để xây dựng kế hoạch thực hành luyện 6/21