SKKN Bồi dưỡng một số kỹ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh giỏi

doc 21 trang sangkien 9340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng một số kỹ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_mot_so_ky_nang_bien_luan_tim_cong_thuc_hoa_ho.doc

Nội dung text: SKKN Bồi dưỡng một số kỹ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh giỏi

  1. 0 MỤC LỤC Nội dung đề tài Trang A- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU . 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Khách thể nghiện cứu IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp chủ yếu . 2. Phương pháp hổ trợ B- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. I- CƠ SỞ LÍ LUẬN II. THỰC TIỄN VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Thực trạng chung. 2. Chuẩn bị thực hiện đề tài. III. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN. C- BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. D- KẾT LUẬN CHUNG. E- PHẦN PHỤC LỤC I. PHIẾU ĐIỀU TRA. II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. 1 A- PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dạy và học hóa học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, các nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ không phải trường nào cũng có thể làm tốt vì nhiều lý do. Có thể nêu ra một số lý do như: do môn học mới đối với bậc trung học cơ sở nên kiến thức kỹ năng của học sinh còn nhiều chỗ khuyết; một bộ phận giáo viên chưa có đủ các tư liệu cũng như kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc dạy học sinh giỏi Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh được phòng giáo dục An Khê cũ ( Đak Pơ mới ) đặc biệt quan tâm, được các nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ.Giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhờ vậy số lượng và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi của huyện đạt cấp tỉnh khá cao. Tuy nhiên trong thực tế dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều khó khăn cho cả thầy và trò. Nhất là những năm đầu tỉnh ta tổ chức thi học sinh giỏi hóa học cấp THCS. Là một giáo viên được thường xuyên tham gia bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi cho phòng giáo dục (PGD An Khê và PGD Đak Pơ ), tôi đã có dịp tiếp xúc với một số đồng nghiệp trong tổ, khảo sát từ thực tế và đã thấy được nhiều vấn đề mà trong đội tuyển nhiều học sinh còn lúng túng, nhất là khi giải quyết các bài toán biện luận. Trong khi loại bài tập này hầu như năm nào cũng có trong các đề thi tỉnh. Từ những khó khăn vướng mắc tôi đã tìm tòi nghiên cứu tìm ra nguyên nhân (nắm kỹ năng chưa chắc; thiếu khả năng tư duy hóa học, ) và tìm ra được biện pháp để giúp học sinh giải quyết tốt các bài toán biện luận. Với những lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài: “ BỒI DƯỠNG MỘT SỐ KỸ NĂNG BIỆN LUẬN TÌM CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH GIỎI ” nhằm giúp cho các em HS giỏi có kinh nghiệm trong việc giải toán biện luận nói chung và biện luận tìm CTHH nói riêng. Qua nhiều năm vận dụng đề tài các thế hệ HS giỏi đã tự tin hơn và giải quyết có hiệu quả khi gặp những bài tập loại này. II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1-Nghiên cứu các kinh nghiệm về bồi dưỡng kỹ năng hóa học cho học sinh giỏi lớp 9 dự thi tỉnh. 2-Nêu ra phương pháp giải các bài toán biện luận tìm CTHH theo dạng nhằm giúp học sinh giỏi dễ nhận dạng và giải nhanh một bài toán biện luận nói chung, biện luận tìm công thức hóa học nói riêng.
  3. 2 III-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1- Đối tượng nghiên cứu : Đề tài này nghiên cứu các phương pháp bồi dưỡng kỹ năng biện luận trong giải toán hóa học ( giới hạn trong phạm vi biện luận tìm CTHH của một chất ) 2- Khách thể nghiên cứu : Khách thể nghiên cứu là học sinh giỏi lớp 9 trong đội tuyển dự thi cấp tỉnh. IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây : 1-Những vấn đề lý luận về phương pháp giải bài toán biện luận tìm CTHH; cách phân dạng và nguyên tắc áp dụng cho mỗi dạng. 2-Thực trạng về trình độ và điều kiện học tập của học sinh. 3-Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện Đak Pơ. V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên về mặt không gian đề tài này chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi huyện ĐakPơ. Về mặt kiến thức kỹ năng, đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng biện luận tìm CTHH ( chủ yếu tập trung vào các hợp chất vô cơ ). VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1- Phương pháp chủ yếu Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm, được thực hiện theo các bước: Xác định đối tượng: xuất phát từ nhứng khó khăn vướng mắc trong những năm đầu làm nhiệm vụ bồi dưỡng HS giỏi, tôi xác định đối tượng cần phải nghiên cứu là kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực giải toán biện luận cho học sinh giỏi. Qua việc áp dụng đề tài để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm. Phát triển đề tài và đúc kết kinh nghiệm : Năm học 1999-2000, năm đầu tiên Tỉnh tổ chức thi học sinh giỏi bộ môn hóa học lớp 9, chất lượng HS còn nhiều yếu kém; phần đông các em thường bế tắc trong khi giải các bài toán biện luận. Trước thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này. Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi và áp dụng nhiều biện pháp. Ví dụ như : tổ chức trao đổi trong tổ bồi dưỡng, trò chuyện cùng HS, thể nghiệm đề tài, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học những nội dung trong đề tài. Đến nay, trình độ kỹ năng giải quyết toán biện luận ở HS đã được nâng cao đáng kể. 2-Các phương pháp hỗ trợ Ngoài các phương pháp chủ yếu, tôi còn dùng một số phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp nghiên cứu tài liệu và điều tra nghiên cứu: Đối tượng điều tra: Các HS giỏi đã được phòng giáo dục gọi vào đội tuyển, đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HS giỏi.
  4. 3 Câu hỏi điều tra: chủ yếu tập trung các nội dung xoay quanh việc dạy và học phương pháp giải bài toán biện luận tìm CTHH; điều tra tình cảm thái độ của HS đối với việc tiếp xúc với các bài tập biện luận.
  5. 4 B-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TOÁN BIỆN LUẬN TÌM CÔNG THỨC HÓA HỌC: Trong hệ thống các bài tập hoá học, loại toán tìm công thức hóa học là rất phong phú và đa dạng. Về nguyên tắc để xác định một nguyên tố hóa học là nguyên tố nào thì phải tìm bằng được nguyên tử khối của nguyên tố đó.Từ đó xác định được CTPT đúng của các hợp chất. Có thể chia bài tập Tìm CTHH thông qua phương trình hóa học thành hai loại cơ bản: - Loại I : Bài toán cho biết hóa trị của nguyên tố, chỉ cần tìm nguyên tử khối để kết luận tên nguyên tố; hoặc ngược lại ( Loại này thường đơn giản hơn ). - Loại II : Không biết hóa trị của nguyên tố cần tìm ; hoặc các dữ kiện thiếu cơ sở để xác định chính xác một giá trị nguyên tử khối.( hoặc bài toán có quá nhiều khả năng có thể xảy ra theo nhiều hướng khác nhau ) Cái khó của bài tập loại II là các dữ kiện thường thiếu hoặc không cơ bản và thường đòi hỏi người giải phải sử dụng những thuật toán phức tạp, yêu cầu về kiến thức và tư duy hóa học cao; học sinh khó thấy hết các trường hợp xảy ra. Để giải quyết các bài tập thuộc loại này, bắt buộc HS phải biện luận. Tuỳ đặc điểm của mỗi bài toán mà việc biện luận có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: +) Biện luận dựa vào biểu thức liên lạc giữa khối lượng mol nguyên tử (M )và hóa trị ( x ) : M = f (x) (trong đó f(x) là biểu thức chứa hóa trị x). Từ biểu thức trên ta biện luận và chọn cặp nghiệm M và x hợp lý. +) Nếu đề bài cho không đủ dữ kiện, hoặc chưa xác định rõ đặc điểm của các chất phản ứng, hoặc chưa biết loại các sản phẩm tạo thành , hoặc lượng đề cho gắn với các cụm từ chưa tới hoặc đã vượt thì đòi hỏi người giải phải hiểu sâu sắc nhiều mặt của các dữ kiện hoặc các vấn đề đã nêu ra. Trong trường hợp này người giải phải khéo léo sử dụng những cơ sở biện luận thích hợp để giải quyết. Chẳng hạn : tìm giới hạn của ẩn (chặn trên và chặn dưới ), hoặc chia bài toán ra nhiều trường hợp để biện luận, loại những trường hợp không phù hợp .v.v. Tôi nghĩ, giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ không thể đạt được mục đích nếu như không chọn lọc, nhóm các bài tập biện luận theo từng dạng, nêu đặc điểm của dạng và xây dựng hướng giải cho mỗi dạng. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là cẩm nang giúp HS tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tìm lực trí tuệ cho học sinh ( thông qua các BT tương tự mẫu và các BT vượt mẫu ). Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin được mạn phép trình bày kinh nghiệm bồi dưỡng một số dạng bài tập biện luận tìm công thức hóa học. Nội dung đề tài được sắp xếp theo 5 dạng, mỗi dạng có nêu nguyên tắc áp dụng và các ví dụ minh hoạ.