SKKN Bồi dưỡng học sinh Lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ ở một số bài thơ, đoạn văn trong chương trình học

doc 12 trang sangkien 30/08/2022 10460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bồi dưỡng học sinh Lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ ở một số bài thơ, đoạn văn trong chương trình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_hoc_sinh_lop_4_viet_van_tot_qua_nhan_biet_bie.doc

Nội dung text: SKKN Bồi dưỡng học sinh Lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ ở một số bài thơ, đoạn văn trong chương trình học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM I.TÊN ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN TÔT QUA NHẬN BIẾT BIỆN PHÁP TU TỪTRONG MỘT SỐ BÀI THƠ, ĐOẠN VĂN,TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC. II.ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi.Đối với học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em, bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản,nhưng điều đơn giản đây không phải là “ bình thường” hay “ không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em thâm nhập vào toàn bộ Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng “kho báu”có hiệu quả cao. Để giúp các em điều này, tôi xin giới thiệu đề tài: “BỒI DƯỠNG HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN TỐT QUA NHẬN BẾT BIỆN PHÁP TU TỪ Ở MỘT SỐ BÀI THƠ , ĐOẠN VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH.” a.Thực trạng của dạy Tiếng Việt hiện nay: -Theo yêu cầu dạy học đổi mới hiện nay, giáo viên phải tạo môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động và tích cực hoạt động học tập, thể hiện năng lực từng cá nhân, khơi dậy trong học sinh tính tò mò, tự khám phá để tìm ra những hiểu biết mới trong học tập Nói chung học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học.Còn giáo viên có quyền lựa chọn phương pháp cho từng bài học.Giáo viên cần tránh nói nhiều , tránh làm thay cho học sinh,cần tổ chức cho học sinh cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên .Trong giờ dạy giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp hợp lí và có hiệu quả Thế nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy có những khó khăn nhất định so với yêu cầu đổi mới hiện nay trong môn Tiếng Việt. Ta thấy trong những bài văn, bài thơ, đoạn văn mẫu trong phân môn tập đọc, phân môn tập làm văn : Tác giả bài viết sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, đảo ngữ, điệp ngữ, điệp từ ngữ, Riêng đối với học sinh lớp 4 các em chỉ cần cảm thụ được thế nào là đảo ngữ, nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ để biết vận dụng vào làm văn nói riêng, khi giao tiếp viết lách nói chung.Vì vậy, khi dạy giáo viên cần phải khai thác, phân tích để các em nắm vững các biện pháp tu từ của mỗi bài. b.Lý do chọn đề tài: Đối với trường tiểu học , đặc biệt là các trường vùng nông thôn, đa số các em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập.Nhất là bộ môn tập làm văn, luyện từ và câu.Ở trình độ các em thì khi nói, viết câu còn cứng nhắc, cấu trúc câu còn rập khuôn,chưa thể hiện sự sáng tạo, chưa nắm bắt và sử dụng các biện pháp tu từ khi viết văn nên dẫn đến câu văn còn khô khan, ý còn nghèo, bài văn diễn đạt chưa sinh động. Một phần do tài liệu sách báo tham khảo dành cho các em còn hạn chế, môi trường học hỏi còn đóng khung.
  2. Ở sách Tiếng Việt, trong phân môn tập đọc, môn tập làm văn, người viết sách đã có ngụ ý sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để các em tìm hiểu và áp dụng vào đặt câu, viết văn. Đôi lúc các em còn nhận biết các biện pháp tu từ trong các bài thơ , đoạn văn còn mơ hồ,chưa chính xác, vốn ngữ pháp còn nông.Vì vậy mà giáo viên là người hỗ trợ, dẫn dắt, hướng dẫn các em. Qua thực tế giảng dạy, tôi luôn nghiên cứu tìm cho mình những phương pháp phù hợp để bồi dưỡng các em có cách viết văn hay.Và tôi nghĩ để học sinh nói, viết tốt câu, bài văn sinh động thì trước hết phải hướng dẫn các em tìm hiểu đúng các biện pháp tu từ ở những bài thơ, đoạn văn mẫu trong môn tập đọc , tập làm văn, luyện từ và câu và một số sách khác cùng chương trình .Nắm ,hiểu rồi sau đó vận dụng vào làm văn cho riêng mình- Đó lá hướng bồi dưỡng của tôi cho việc viết văn của các em.Bởi vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài này. C.Giới hạn nghiên cứu: Học sinh lớp 4/1 trường tiểu học lê văn tám. Môn Tiếng Việt lớp 4. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp là một trong những yêu cầu cơ bản. Vì thế, khi giảng dạy các phân môn: tập đọc, Tậm làm văn, ngoài việc hướng dẫn tìm hiểu bài, giáo viên cần phải chú ý phân tích cái hay, cái đẹp trong mỗi câu văn, dòng thơ của bài, để từ đó giúp học sinh hiểu và biết vận dụng vào khi làm văn. Một trong những cách viết được câu văn hay là phải biết sử dụng được một số biện pháp tu từ khi viết văn.Đây là việc làm thiết thực nhất ,vì thông qua việc hiểu và nắm các biện pháp tu từ ở mỗi bài thơ, đoạn văn học trong chương trình,vốn kiến thức, vốn từ ngữ sẽ len lõi dần vào trí óc các em, sẽ hình thành dần cho các em những hình ảnh hay, những câu văn sinh động.Và tôi tin tưởng các em sẽ viết văn càng ngày càng hay hơn. IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN: -Thực tế học sinh lớp tôi: Ngay từ đầu năm học, tôi đã nhận thấy khả năng cảm thụ văn học của các em chưa cao. Hầu hết khi làm văn, các em chỉ làm đúng chứ chưa hay,các câu văn viết chưa có hình ảnh, chưa sinh động, vốn từ còn nghèo.Qua tìm hiểu tôi thấy những học sinh, nhất là những em khá, giỏi muốn làm văn tốt song ở các em còn lúng túng rất nhiều trong vấn đề này. -Nếu cứ với cach dạy môn tập làm văn theo như hướng dẫn của sách giáo viên, thì học sinh vẫn chưa đạt được khả năng viết văn tốt, nhất là đối với những học sinh khá, giỏi ( theo thực trạng chất lượng phân môn tập làm văn của lớp ). V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: a. Biện pháp thực hiện: *Biện pháp chung: Dạy học sinh nắm rõ từng biện pháp tu từ( có ví dụ minh họa cụ thể), bằng cách: Sử dụng phương pháp trò chơi, thi giữa các nhóm, tổ. Ra bài tập về nhà về việc tìm các biện pháp tu từ ( cho một số câu, đoạn văn mẫu để học sinh tìm, hoặc cho các em sưu tầm tự tìm một số câu thơ đoạn văn có các biện pháp tu từ trong bài học hoặc sách báo).
  3. Chú trọng việc sửa lỗi cho học sinh. Thông qua tiết trả bài tập làm văn, giáo viên động viên khuyến khích những em viết câu văn hay, có hình ảnh, có sử dụng biện pháp tu từ .Đồng thời bổ sng nhắc nhở, sửa chữa những câu văn viết sai, lủng củng, khô khan, để học sinh học hỏi tiến bộ. Cuối cùng so sánh, đối chiếu với kết quả học tập lớp 4 theo năm học trước, theo từng phần, từng tháng,từng kỳ để khẳng định đề tài của mình. *Các biện pháp cụ thể: 1.Đối với biện pháp tu từ so sánh : Thực chất của so sánh tu từ là việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình tượng, phẩm chất bên trong của đối tượng.Quy tắc so sánh thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm.Nó được vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ. Về cấu tạo hình thức , quy tắc so sánh luôn luôn tồn tại hai vế( vế so sánh và vế được so sánh) trên lời nói. Trên thực tế có một số hình thức so sánh. - A: Vế được so sánh, B là vế so sánh A: ( như, tựa như, dường như, giống, giống như, như là ) B Ví dụ: Trong bài : TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN? Có viết: Trăng hồng như quả chín Lững lơ lên trước nhà ( A như B) BÀI: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Gíao viên cho học sinh tìm những câu thơ có biện pháp so sánh và chỉ ra được sự vật gì so sánh với sự vật gì VD: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” Hoặc có những trường hợp không có từ so sánh nhưng là so sánh ngầm( ẩn dụ) VD: Bài: NHỮNG CHÚ GÀ XÓM TÔI (Võ Quãng) mỏ búp chuối, mào cờ hai cánh như hai vỏ trai úp Hình ảnh so sánh ngầm là:mỏ búp chuối, mào cờ ( mỏ như búp chuối, mào đỏ như màu cờ) Cách so sánh ngầm như vậy làm cho câu văn hay và sinh động hơn. -Hình thức so sánh A là B. Loại hình so sánh này tương đương với A như B mang sắc thái khẳng định đã thể hiện qua hai câu thơ trong bài: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ” ( Tập đọc lớp 4) có viết: “ vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” Ở cách so sánh này học sinh hiểu “ vai mẹ” được so sánh với “ chiếc gối”, “ lưng mẹ” được so sánh với “chiếc nôi”. Trong phần bài tập về nhà em Nguyễn Thị Ly Na đã tìm được hình ảnh so sánh như sau: Ông hiền như hạt gạo Bà hiền như suối trong Em đã tìm được ông hiền lành mộc mạc, chân chất như hạt gạo, bà cũng hiền từ trong sáng như suối trong. Trong bài Bè xuôi sông La(tập đọc lớp 4) có viết: Trong veo như ánh mắt
  4. Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Như bầy trâu lim dim Đọc đoạn thơ trên ta tìm được : Dòng nước sông La với ánh mắt, Bờ tre với hàng mi, bè gỗ với bầy trâu trôi Trong một đọan văn trong sách Những bài văn hay lớp 4 có viết : « Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái.Lúc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàng » Với cách so sánh tăng dần giúp ta hình dung sự lớn lên từng ngày của quả cam. Như vậy quy tắc so sánh là phương tiện giúp cho học sinh nhận thức sâu hơn những thuộc tính nào đó của đối tượng.Đồng thời so sánh cũng là phương tiện giúp học sinh bày tỏ thái độ , lòng yêu ghét,sự khẳng định hay phủ định đối với đối tượng được nói đến hay khi áp dụng vào làm thơ ,viết văn. Sau khi học sinh nắm được khái niệm và quy tắc so sánh,hiểu và biết tìm những hình ảnh so sánh trong những đoạn văn, bài thơ mẫu.Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thi : tự tìm những hình ảnh so sánh và đặt câu với những hình ảnh vừa tìm được : Ví dụ :Học sinh tìm : ( chỉ lấy ví dụ tiêu biểu trong rất nhiều ví dụ học sinh tìm được) -Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. -Hoa chuối thon nhọn như búp măng màu tím hồng. -Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. -Dòng sông tựa một tấm gương tráng thủy ngân xanh soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt bay qua. -Dải mây mỏng như dải lụa trắng dài vô tận. -Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ngọn lửa sưởi ấm cả đời con. -Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ giống như một bó đuốc khổng lồ. *Sau khi học sinh tìm và đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, các em rất dễ dàng áp dụng vào khi làm văn.Em Ly Na lớp tôi làm văn tả cây bút, viết : « Cây bút dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút nhọn có hạt bi tròn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em rất thích cây bút này. Em sẽ gữi gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. » Hay trong bài tập làm văn tả cây chuối của em Lan , viết : « Hoa chuối cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dòng thời gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Qủa nào cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon.Dưới nắng xuân, buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt. Hình thức so sánh làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả. 2/Đối với biện pháp điệp từ ngữ :