SKKN Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT số 1 Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình

doc 32 trang sangkien 7780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT số 1 Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_xay_dung_va_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT số 1 Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình

  1. Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 Bố Trạch A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”; Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”; Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Quảng Bình lần thứ XV. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Nghị quyết TƯ 4 khóa VIII: “ Khâu then chốt đó là thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lí giáo dục và chính trị, tư tưỏng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”; Nghị quyết hội nghị lần 2 BCHTƯ Đảng khóa VIII: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài.” Trong lịch sử nước ta, "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo dức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách cũng còn chưa hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, Phạm Hồng Việt – Phó Hiệu trưởng trường THPT số 1 Bố Trạch 2
  2. Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 Bố Trạch lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đũi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cụng nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Đối với nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo sự thành công của chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Xây dựng và nâng cao chất lượng giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nhà trường nói riêng và giáo dục và đào tạo nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên và căn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ giáo viên của trường THPT số 1 Bố Trạch, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT số 1 Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình” nhằm góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ ở trường THPT số 1 Bố Trạch. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. - Đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của người giáo viên, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc xây dựng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên “Vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứnrg nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, thực hiện tốt Chỉ thị 40 CT-TW, ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Quảng Bình lần thứ XV. - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển của trường THPT số 1 Bố Trạch trong năm học 2010 -2011 và những năm tiếp theo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cẩm Tân . - Đánh giá thực trạng của đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân . - Đề ra các biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THCS Cẩm Tân . Phạm Hồng Việt – Phó Hiệu trưởng trường THPT số 1 Bố Trạch 3
  3. Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 Bố Trạch 4. Đối tượng nghiên cứu - Tập thể giáo viên trường THPT số 1 Bố Trạch năm học 2010-2011 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này do thời gian có hạn tôi chỉ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lí luận : Qua tài liệu, sách, báo, các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. - Nghiên cứu thực tiễn: Qua thu thập, điều tra, quan sát, trên cơ sở thực tiễn đội ngũ giáo viên của trường THCS Cẩm Tân . - Ngoài ra trong đề tài còn sử dụng một số biểu bảng thống kê về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân . Phạm Hồng Việt – Phó Hiệu trưởng trường THPT số 1 Bố Trạch 4
  4. Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 Bố Trạch B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT 1.1.1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT là một nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục THPT nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp thành một lực lượng hoạt động trong tổ chức. Đội ngũ của một tổ chức là nguồn nhân lực của tổ chức đó. Đội ngũ trong trường THPT là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm: Cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ), TTCM, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THPT là một nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ quản lí nhằm xây dựng đội ngũ: + Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; + Nâng cao chất lượng đội ngũ; + Đoàn kết, thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Trong đó xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một biện pháp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong nhà trường THPT và là một biện pháp hết sức cấp bách trong thời kỳ hiện nay đối với mỗi nhà trường và cán bộ quản lí nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. 1.1.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi giáo viên. “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên THPT mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và có một sứ mạng hết sức nặng nề là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhu cầu này là nhu cầu cơ bản của mỗi người giáo viên. Phạm Hồng Việt – Phó Hiệu trưởng trường THPT số 1 Bố Trạch 5
  5. Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT số 1 Bố Trạch Phấn đấu để được xét danh hiệu giáo viên giỏi các cấp là những nhu cầu chính đáng của mỗi giáo viên mà các nhà quản lí cần khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ họ. 1.1.3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trườn.: Với phương châm: “ Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng người thầy”. Mỗi trường THPT muốn phát triển được trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi, yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những tiêu chuẩn để nhà trường được xét công nhận những danh hiệu thi đua của nhà trường. Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định đến chất lượng cuả nhà trường. 1.1.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các thầy cô giáo trong việc giáo dục con em mình để hoàn thành học vấn phổ thông, hoàn thiện nhân cách đẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh luôn muốn học tập những thầy cô có tình thương yêu với học trò, nhiệt tình và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao. 1.2. Cơ sở pháp lí của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Nghị quyết 37/QH - 11 của Quốc hội về phát tiển giáo dục; - Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2001-2010, 2011-2020; - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015; - Chỉ thị số 33/CT-TTG ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; - Quyết định số 3859/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục "; - Chỉ thị số 06 - CT/TU của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; - Điều 15 Luật giáo dục 2005 quy định về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo; Phạm Hồng Việt – Phó Hiệu trưởng trường THPT số 1 Bố Trạch 6