Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực

doc 17 trang sangkien 05/09/2022 9720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực

  1. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học THCS PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: *Những vấn đề chung Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiền quốc gia quan tâm. Vì sự phát triển bền vững của toàn cầu, con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ khó tồn tại nếu thiên nhiên không được bảo vệ và tồn tại, nói cách khác bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Những năm gần đây dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Chính vì thế con người đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường. đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đối với các chính phủ đã và đang thi hành các quy định của luật bảo vệ môi trường. Đối với môn Sinh học.giáo dục môi trường là một việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. 1. Về mặt lí luận - Từ những năm học 2006- 2007 khi Bộ giáo dục phát động phong trào “ hai không’’ và thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục trong dạy học, đến nay đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận về chất lựơng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn trong giáo dục THCS. Đặc biệt về các phương pháp giáo dục tích cực Bộ đã phát động phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Cùng chung với những khẩu hiệu, những phương pháp chung cho toàn ngành thì mỗi môn học lại cần áp dụng một cách sáng tạo theo đặc thù riêng của môn học. Đối với bô môn Sinh học đã có nhiều phương pháp, quan điểm đổi mới rõ rệt như : * Đối với SGK : Đã đính chính, bổ sung, giảm tải, thêm mới hoặc tăng các tiết thực hành trong mỗi khoá học - Về phương pháp: Yêu cầu, nhu cầu sử dụng phương pháp - thực nghiệm, phương pháp trực quan, làm việc theo nhóm đã trở thành những phương pháp cốt lõi trong mỗi tiết dạy. * Đối với HS : Việc chủ động lĩnh hội kiến thức đã trở thành quan điểm GV: Hoàng Văn Tâm-Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa 1
  2. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học THCS 2. Về mặt thực tiễn Tuy nhiên về mặt thực tiễn đối với bộ mộ môn Sinh học THCS và một số môn khác là các môn khoa học thực nghiệm song vẫn còn khá dài nội dung về lí thuyết, tính trừu tượng hoá cao dẫn đến việc tiếp cận, lĩnh hội kiến thức đối với học sinh THCS vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Mặt khác nhiều HS có quan điểm, ý thức hệ về các môn mũi nhọn, môn chìa khoá như Văn, Toán, Vật lí, Ngoại ngữ mà coi nhẹ bộ môn Sinh học. * Từ thực tiễn trên cho thấy tình hình cấp thiết phải đưa những luồng gió mới vào bộ môn Sinh học THCS để học sinh nâng cao nhận thức một cách tự giác, hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức bộ môn. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học. Qua một số năm công tác, nghiên cứu và trao đổi với đồng nghiệp tôi tự thấy rằng cách để gây hứng thú cho học sinh ở mức độ bộ môn là làm cho các em dần dần hoà nhập với môi trường, nhất là môi trường tự nhiên xung quanh các em. Vì năng lực có hạn nên tôi chỉ mạnh dạn đề ra giải pháp “Thân thiện với môi trường qua sinh học” và ngược lại. 3. Về mục đích: Qua việc thực hiện giải pháp này học sinh tiếp nhận bằng cách: có trách nhiệm hơn đối với những gì thuộc về thiên nhiên đã, đang diễn ra xung quanh các em từ đó biết yêu thiên nhiên, yêu môn học. -Về bản chất của phương pháp ở đây là nâng cao trách nhiệm cá nhân của từng học sinh từ đó tạo ra tính cộng đồng nhỏ (nhóm, tổ) và có ý thức hệ trong tính cộng đồng lớn (các chi đội, liên đội ). 4. Về đối tượng: Đối tượng chủ thể ở đây chính là cá nhân, tập thể học sinh các khối 7, 9 trường THCS Cẩm Tân khoá học 2011- 2012. + Đối tượng khách thể ở đây chính là động vật, thực vật và môi trường ở địa phương xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thuỷ. -Về phương pháp: Tôi chọn phương pháp kích thích tinh thần, tạo vấn đề qua các chủ đề tranh luận thực tiễn ở từng cá nhân, từng nhóm cá nhân đối với hiện trạng thực tiễn thông qua mỗi tiết học, mỗi chương học, nhất là các tiết thực hành. 5. Về giới hạn: đối tượng khảo sát chính là học sinh khối 7, 9 trường THCS Cẩm Tân với môi trường tự nhiên ở địa phương (xã Cẩm Tân), huyện Cẩm Thuỷ. 6. Tính cấp thiết: - Xuất phát từ sự trăn trở về sự suy giảm hứng thú học tập của học sinh qua các khối ở các năm 2010- 2011 và nửa đầu kì I năm học 2011- 2012 tôi đã GV: Hoàng Văn Tâm-Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa 2
  3. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học THCS mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và mạnh dạn thực hiện trong khoảng thời gian nửa cuối học kì I và nửa đầu học kì II năm học 2011- 2012 và đã có kết quả kiểm chứng, tôi sẽ trình bày rõ hơn trong phần nội dung. Cụ thể: Bảng thống kê kết quả khảo sát nửa đầu kì I môn sinh học Lớp Số hs Giỏi % Khá % TB % Y % 7a 28hs 2 =7,1 10 = 35,9 8 = 28,5 8 = 28,5 7b 28hs 1 = 3,6 8 = 28,5 11 = 39,4 8 = 28,5 9a 23hs 2 = 8,7 5 = 21,7 10 = 43,6 6 =26 9b 26hs 1 = 3,8 7 = 25 10 = 38,5 8 = 28,7 GV: Hoàng Văn Tâm-Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa 3
  4. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học THCS PHẦN II : NỘI DUNG: Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nêu rõ : * Nội dung : - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Thực hiện Chương trình “ Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trường, liên đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, mà đặc biệt là bộ môn Sinh học. Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ngược lại; tổ chức trại hè thiếu nhi các cấp. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi trong việc tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Thuận lợi : CẩmTân là một xã tương đối nghèo, phần lớn diện tích là đất nông nghiệp. Số lượng các loài sinh vật sinh sống đa dạng, có nhiều dạng môi trường tồn tại Sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung, trên địa phương nói riêng trong những năm qua đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, thu hút được sự tham gia tích cực của hầu hết cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các chủ trương, đường lối về bảo vệ, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường của Đảng và nhà nước được cụ thể hóa. 2. Khó khăn: Đối với cộng đồng vai trò tuyên truyền của các tổ chức còn chưa cao, tính đa dạng của sinh vật ở địa phương đang suy giảm do các dụng cụ đánh bắt phương tiện hiện đại. - Thông qua việc giảng dạy một thời gian tôi nhận thấy tâm lý chung của học sinh là “cưỡi ngựa xem hoa” khi kiểm tra bài cũ, hoặc khi giáo viên nêu vấn đề trong các tiết giảng thì học sinh hiểu theo một cách lý thuyết, máy móc, thiếu tính thực tiễn, sáng tạo. GV: Hoàng Văn Tâm-Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa 4
  5. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học THCS 3. Biện pháp - Để làm thay đổi cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức của học sinh tôi đã nghiên cứu các tài liệu về phương pháp giảng dạy tích cực,tài liệu về trường học thân thiện hoc sinh tích cực. Nhằm tạo cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập nói trung cũng như bộ môn sinh học nói riêng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp cụ thể như sau. Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG QUA MÔN SINH HỌC I. Thân thiện với môi trường qua đa dạng sinh học 1. Về cơ sở lí luận Chương trình sinh học 7 cơ bản là động vật học ở đây tôi nhấn mạnh về tính đa dạng và tính đa dạng của động vật địa phương để học sinh thấy được tầm quan trọng của bản thân đối với môi trường và tầm quan trọng của môi trường đối với bản thân học sinh. 2. Về thực tiễn. Cụ thể là làm việc theo nhóm hoặc sử dụng các phiếu học tập cho nhóm hoặc cá nhân song kết quả thu được vẫn có những khiếm khuyết về tính thực tiễn, học sinh vẫn ở mức độ chưa đạt được tính hứng thú và sáng tạo cần đạt. - Tiếp tục với nhiều phương pháp thử khác, tôi nhận thấy: Khi giảng đến các phần về tính đa dạng của động vật học sinh bắt đầu bàn luận đến mức khó kiểm soát. Ví dụ: Khi nói đến tính đa dạng của lớp cá,lưỡng cư, lớp bò sát Nắm được xu hướng tôi đi sâu hơn vấn đề rồi đưa về thực tiễn địa phương cụ thể tôi nêu những vấn đề về tính đa dạng loài và sự phân bố của cá riếc, cá rô đồng thì học sinh bắt đầu trở nên bối rối thảo luận. - Từ những suy nghĩ thiếu thực tiễn thường nhật của học sinh đối với những hiện tượng xung quanh nơi ở, học tập của học sinh tôi đặt ra vấn đề “Nhìn nhưng không thấy”. - Kết quả được kiểm chứng ngay ở tiết học sau thông qua các phiếu “Tự quan sát, ghi chép cá nhân. - Về tính đa dạng trong sinh học: Sự lồng ghép tích hợp ngay từ những nghiên cứu về thân mềm ở địa phương tôi tiến hành đặt ra yêu cầu mỗi học sinh tìm hiểu, ghi chép lại tên, đặc điểm của các loài thân mềm ở địa phương theo bảng: GV: Hoàng Văn Tâm-Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa 5
  6. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học THCS Bảng thống kê các loài thân mềm có ở địa phương TT Đặc điểm Môi trường Tập tính Vai trò thực tiễn Tên thân mềm sống * Yêu cầu học sinh thực hiện việc sưu tầm và ghi chép lại ở nhà kết quả được tính cho những học sinh sưu tầm được số lượng loài cao nhất và nêu đủ các đặc tính cần thiết như yêu cầu của bảng. * Kết quả: Lớp 7A có 8 học sinh sưu tầm đạt số lượng và các yêu cầu khác ( từ điểm 8 đến 10), Lớp 7B có 7 học sinh đạt Tiếp đến lớp sâu bọ cũng bằng phương pháp sưu tầm tương tự như trên. Kết quả: Lớp 7A có 9 học sinh đạt yêu cầu ( từ điểm 8 trở lên), lớp 7 B có 11 học sinh đạt yêu cầu. -Tiếp tục đến các lớp, ngành tiếp theo thì kết quả đạt được giữa 2 lớp ngày một cao và có sự ganh đua quyết liệt giữa học sinh 2 lớp 7A và 7B. Kết quả được thống kê cụ thể ở bảng dưới đây. Bảng thống kê kết quả quan sát tính đa dạng động vật ở địa phương và số hs đạt kết quả Tên ngàng, lớp Lớp 7A Số lượng học sinh Lớp 7B số lượng học sinh đạt Động vật đạt Số học sinh Số lượng loài Số học sinh Số lượng loài 1. N thân mềm 8 HS 15 - 20 7 HS 13 – 22 2. Lớp giáp sát 7 HS 6 - 12 8 HS 6 – 14 3. Lớp sâu bọ 10 HS 50 - 75 9 HS 50 - 82 4. Lớp cá 8 HS 95 - 174 14 HS 95 – 210 * Tóm lại: Nhờ tích cực tìm tòi, sự phấn khích về kết quả (điểm) sự ganh đua giữa học sinh này với học sinh khác giữa lớp này với lớp khác mà học sinh đã tự đưa mình vào guồng miệt mài, hứng thú. GV: Hoàng Văn Tâm-Trường THCS Cẩm Tân – Cẩm Thủy – Thanh Hóa 6