Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng lớp học tự quản tại lớp 12B2 – Trường THPT Hướng Hóa

docx 16 trang honganh1 15/05/2023 8140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng lớp học tự quản tại lớp 12B2 – Trường THPT Hướng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_tu_quan_tai_lop_12b2.docx
  • xlsxbảng biểu thống kê chất lượng hai mặt.xlsx
  • docBIA SKKN NAM 2019-2020.doc
  • docMuc luc SKKN.doc
  • docphụ lục 1.doc
  • docphụ lục 2.doc
  • docphụ lục 3.doc
  • docphụ lục 4.doc
  • docphụ lục 5.doc
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng lớp học tự quản tại lớp 12B2 – Trường THPT Hướng Hóa

  1. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.” Mục đích chương trình giáo dục phổ thông hướng đến là cải thiện nguồn vốn con người, để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng liên tục thay đổi trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vai trò của giáo viên thời kì mới trở nên phức tạp ở một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi mà hầu như tri thức là vô tận. Nhà trường và giáo viên cần có chuyển động kịp thời để đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ. Nhà trường hiện nay phải đáp ứng yêu cầu học tập của mọi đối tượng học sinh để đảm bảo quyền học tập của mỗi học sinh, đảm bảo phổ cập giáo dục toàn dân. Tôi xin trích lời của TS. Nguyễn Tùng Lâm khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam: “Quan điểm “kén chọn lớp người tinh hoa” để giáo dục không còn nữa hay quan điểm “giáo dục phải thải loại” các đối tượng cũng không phù hợp. Nhà trường, cụ thể là đội ngũ nhà giáo chỉ có thể thay đổi phương pháp, thay đổi chính mình; Đã đến lúc phải chấm dứt loại nhà trường “Mackeno”, một nhà trường mà đầu vào học sinh thế nào, đầu ra học sinh vẫn như thế, hết năm học sinh cứ lên lớp, không biết học sinh có thay đổi gì không? ” Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh và xã hội, là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo, hình thành, nuôi dưỡng, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh trong thời đại công nghiệp 4.0. Điều quan trọng nhất mà mỗi giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được, đó là phải biết tạo cho các em phát triển nhân cách trong một tập thể học sinh lành mạnh đồng thời mỗi em lại có đủ khả năng thực hiện các yêu cầu giáo dục theo tinh thần biết “tự giáo dục”. Nhiều đề tài SKKN hay đề tài khoa học nghiên cứu về công tác chủ nhiệm đã được nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, với mong muốn trao đổi kinh nghiệm 1
  2. với đồng nghiệp, tôi cũng xin có đóng góp một số giải pháp, kinh nghiệm mới nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, góp phần giáo dục nhân cách học sinh trong một tập thể học sinh lành mạnh, đồng thời giáo dục các em khả năng thực hiện các yêu cầu giáo dục theo tinh thần biết “tự giáo dục” với đề tài: “XÂY DỰNG LỚP HỌC TỰ QUẢN TẠI LỚP 12B2 – TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA”. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh khối THPT. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 30 học sinh lớp 12B2, trường THPT Hướng Hóa, Hướng Hóa, Quảng Trị. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề ra các giải pháp để học sinh tự quản lý lớp học hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập những cơ sở lý luận dựa trên các tập san giáo dục, các tài liệu tham khảo trên internet. - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu: Phát phiếu điền thông tin đối với học sinh, sau đó thống kê, xử lý số liệu đưa ra kết quả và định hướng các phương pháp ổn định nề nếp, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. - Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm cho lớp 12B2 – trường THPT Hướng Hóa, Hướng Hóa, Quảng Trị. - Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường. 5. Cấu trúc của đề tài Có đầy đủ các phần Mở đầu, nội dung và kết luận. - Phần mở đầu – Nêu rõ lý do tiến hành đề tài, tổng quan thông tin về những vấn đề đang nghiên cứu. Đồng thời khẳng định tính mới về khoa học của đề tài. - Phần nội dung – Nêu rõ cơ sở lý luận của đề tài, thực trạng của vấn đề. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính của đề tài. Những kết quả đạt được, kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài. Phương pháp thực hiện SKKN giáo dục để đạt được những kết quả nói trên. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN. 2
  3. - Phần Kết luận – Nêu rõ kết quả của việc ứng dụng đề tài. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Những kiến nghị, đề xuất của bản thân. 6. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài Vì điều kiện và thời gian có giới hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế ở lớp 12B2 của trường THPT Hướng Hóa, năm học 2019- 2020. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: 1.1.1. Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học Giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng phân công và thay mặt Hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước Hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. 1.1.2. Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. 1.1.3. Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp 3
  4. Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. 1.1.4. Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. 1.1.5. Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. 1.2. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT 1.2.1. Sự phát triển của tự ý thức Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm 4
  5. tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân. 1.2.2. Sự hình thành thế giới quan Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động, Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để phấn đấu vươn lên. 1.2.3. Xu hướng nghề nghiệp 5