Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các Bài 14+16 - Sinh học 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các Bài 14+16 - Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_cau_hoi_theo_huong_phat_huy_n.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các Bài 14+16 - Sinh học 6
- MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 2 I Cơ sở lí luận. 2 II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến 4 III Mục tiêu 4 CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 5 I Nêu vấn đề của sang kiến kinh nghiệm 5 1 Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề 5 2 Tồn tại, hạn chế 5 3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. 6 4 Phân tích và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến 6 II Giải pháp để thực hiện sang kiến kinh nghiệm 6 1 Thực trạng của vấn đề 6 2 Các biện pháp thực hiện để xây dựng câu hỏi 11 3 Xác định hiệu quả của những câu hỏi đề xuất 15 III Khả năng áp dụng, nhân rộng 16 IV Giải pháp tổ chức thực hiện 17 CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 18 I Kết luận 18 II Ý kiến đề xuất kiến nghị 18 -1-
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bộ môn sinh học ở trường trung học cơ sở có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường. Trên cơ sở đó giáo dục, khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong quá trình dạy học môn sinh học tại trung học cơ sở Lang Sơn bản thân tôi đã cố gắng đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của quá trình dạy và học để từ đó có biện pháp khắc phục cũng như tìm tòi, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau vào việc hướng dẫn học sinh khám phá những tri thức mới. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn sinh học. Ở trường trung học cơ sở Lang Sơn, đa số học sinh còn e ngại và chưa có nhiều sự say mê về bộ môn sinh học, cho nên việc ghi nhớ các kiến thức về môn sinh học còn nhiều hạn chế. Thực tế đó đặt ra một vấn đề là người giáo viên phải làm sao giúp học sinh có hứng thú, hiểu, nhớ các nội dung của bài học và biết vận dụng vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học môn sinh học lớp 6 tôi thấy một vấn đề đặt ra là trong quá trình học tập, đa số học sinh còn thụ động, mà yêu cầu mới đòi hỏi các em phải là chủ thể của hoạt động học, nên giáo viên cần hướng cho các em hoạt động nhiều hơn việc dạy học “nêu vấn đề” hết sức quan trọng. Gây hứng thú cũng là một biện pháp quan trọng trong việc dạy và học môn sinh học hiện nay vì biện pháp này nó thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Với việc nghiên cứu sáng kiến này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức bài học nhiều hơn và đây cũng là lí do tôi chọn chuyên đề này. Trong tình hình xã hội hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin; khoa học phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra. Việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI đó là : “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Như vậy đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì mà còn phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự -2-
- học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là một vấn đề cấp thiết hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực tích cực của học sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương các bài với nhiều môn học khác nhau. Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công. Việc thường xuyên xây dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời. Vì vậy tăng cường xây dựng câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay. Nội dung chương trình sinh học 6 nói chung. Đặc biệt là các bài 14, 16 được trình bày theo cách tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học tăng cường hoạt động tích cực của học sinh, cấu trúc bài rất chặt chẽ vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa mang tính kế thừa, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Với hệ thống kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ như vậy giáo viên có thể xây dựng được hệ thống câu hỏi một cách đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học thì biện pháp xây dựng câu hỏi là rất phù hợp và có tiềm năng lớn, có tính khả thi cao. Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy muốn đổi mới phương pháp thì cần có những biện pháp cụ thể thì giáo viên còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Từ thực tế đó với mong muốn nhỏ bé và việc tìm tòi các biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lí do tôi chọn Sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng -3-
- lực tự lực của học sinh trong dạy các bài 14, 16- Sinh học 6" Với việc nghiên cứu chuyên đề này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề sáng kiến, chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong sáng kiến này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Tìm hiểu các thông tin, tài liệu, điều tra thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh lớp 6 trường trung học cơ sở Lang Sơn. Những phương pháp tiếp cận này đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các bài 14, 16- Sinh học 6". III. MỤC TUÊU Tên sáng kiến kinh nghiệm đã nói rõ phần nào về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của sáng kiến. Trình bày những vấn đề về vai trò của giáo viên trong dạy học môn sinh học để nâng cao chất lượng của bộ môn và những biện pháp giúp bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích bộ môn sinh học trong chương trình trung học cơ sở. Đồng thời người giáo viên phải xác định được đối tượng người học và tìm hiểu cũng như nắm bắt, phân tích được thực trạng để từ đó có những cách thức, biện pháp trong đổi mới phương pháp dạy học, tránh nhàm chán trong tiết học, tạo hứng thú học tập bộ môn. Ngoài ra sáng kiến còn đề cập một số cách thức và biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng tự học và từ đó dễ dàng ghi nhớ kiến thức của bộ môn sinh học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn sinh học ở nơi tôi đang công tác ở đó là trường trung học cơ sở Lang Sơn. Khi chọn hướng nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các bài 14, 16- Sinh học 6" với mục đích giúp học sinh nhớ, hiểu nội dung bài học. Qua đó yêu thích môn học để từ đó phát huy hơn nữa vai trò trung tâm của học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá một kiến thức bộ môn sinh học. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau tìm tòi, xây dựng cho câu hỏi ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng sáng kiến này. -4-
- CHƯƠNG II : MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN. 1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề Bộ môn sinh học ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối phong phú cần đặt ra yêu cầu cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ môn sinh học nó gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em học sinh. Đa số học sinh có cố gắng trong quá trình tiếp thu bài giảng cũng như hình thành và rèn luyện kĩ năng của mình. Một số học sinh có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức đồng thời các em có ý thức tốt việc học bộ môn sinh học. Chất lượng dạy học môn sinh học hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số lượng học sinh say mê yêu thích môn sinh học còn ít. Có nhiều phụ huynh và học sinh coi môn sinh học là một môn học “phụ”. Nhận thức của các em học sinh về bộ môn, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác về các đặc điểm cấu tạo và hình thái. 2. Các tồn tại, hạn chế Việc học sinh chưa tích cực học môn sinh học nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn sinh học gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói cách khác là giáo viên chưa gây được hứng thú học tập trong giờ học bộ môn sinh học. Mặc dù đa số giáo viên đều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn sinh học, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa không có sự cải tiến về phương pháp dạy học. Cách dạy đôi khi nêu kiến thức của bài học nên học sinh không tập trung trong việc học tập. Trong khi đó một số thầy cô giáo khi lên lớp ở các giờ học vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh. Lý do khác nữa dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn sinh học là do chúng ta còn thiếu nhiều phòng thực hành, phòng chức năng đồng thời còn hạn chế trong kinh nghiệm dạy học, trong sử dụng phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn nên từ đó chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay vẫn còn thiếu nhiều phương tiện dạy học cụ thể như: băng đĩa Video, mô hình tranh ảnh tư liệu về bộ môn sinh học đặc biệt là phòng thực hành bộ môn sinh học. -5-