Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường

doc 13 trang sangkien 30/08/2022 9120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_con.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường

  1. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường === PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Về mặt lý luận: Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Công văn số: 4937/BGDĐT- CNTT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011. Trong đó có đề cập đến vấn đề triển khai tạo lập địa chỉ e-mail @moet.edu.vn và cung cấp cho các phòng GDĐT để giao dịch điện tử, tiếp nhận thông báo văn bản từ Bộ đến cấp phòng. Cán bộ văn phòng sử dụng hàng ngày các địa chỉ e-mail này trong công tác trao đổi thông tin, liên lạc với Bộ GDĐT. Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn. Triển khai công nghệ mới để lập website của sở GDĐT và của phòng GDĐT. Theo đó có thể phân bổ trang web riêng cho các trường tiểu học, trung học và mầm non. Các sở GDĐT chỉ cần đầu tư một hệ thống website tập trung, mỗi trường có quyền quản trị riêng trang web của mình. Tránh tình trạng mỗi trường phải mua một tên miền riêng, thuê máy chủ đặt website riêng, gây tốn kém, không hiệu quả và không bền vững do thiếu đội ngũ kỹ thuật chăm sóc. Hơn nữa hệ thống thư viện trực tuyến Violet có thể hỗ trợ các đơn vị giáo dục như các Trường học, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, tạo được trang web Thư viện cho riêng mình hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp đơn vị đã có website từ trước thì có thể sử dụng trang riêng này như một chức năng thư viện cho trang web hiện có, còn nếu đơn vị chưa có website thì có thể sử dụng trang riêng này như một website chính thức của đơn vị. 2. Về mặt thực tiễn: Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triển khai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trên website. Đối với đơn vị nhà trường rất cần thiết áp dụng hệ thống Email để triển khai nhiệm vụ công tác hàng tháng đến tổ trưởng chuyên môn (ban liên tịch nhà trường), và tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường. Đối với cán bộ giáo viên rất cần thiết sử dụng Email, website để cập nhật thông tin từ các cấp ngành quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường. === 1 Người thực hiện: Phan Văn Diễn – Trường THCS Liêng Trang
  2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường === 3. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp đỡ cán bộ giáo viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cũng như công tác giảng dạy. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác, cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho cán bộ giáo viên có kỹ năng trong công tác truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm vụ công tác giáo dục, công tác giảng dạy bộ môn. Rèn luyện cho bản thân không ngừng học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác khai thác, ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, từ đó vận dụng vào giảng dạy hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt kết quả cao. 4. Đối tượng nghiên cứu: Là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị nhà trường. Nghiên cứu hệ thống Email điện tử được cấp từ hệ thống Email có tên miền của Phòng, của Sở và của Bộ Giáo dục Đào tạo. Nghiên cứu từ hệ thống website Tư liệu giáo dục miễn phí từ Thư viện violet và Công ty Bạch Kim giành cho giáo dục. 5. Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THCS Liêng Trang và một số đơn vị trường THCS, trường Tiểu học thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông. 6. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu áp dụng trong vòng 03 năm. Bắt đầu từ năm 2008 tại trường THCS Đạ M’rông: Bắt đầu nghiên cứu khai thác là từ hệ thống dịch vụ Internet miễn phí 2G (không dây) của viễn thông Viettel. Tiếp đó lắp đặt hệ thống Internet dịch vụ viễn thông (có dây), hệ thống mạng máy tính phục vụ công tác quản lý hành chính và ứng dụng CNTT trong soạn giảng cho giáo viên và học sinh. Năm 2008 bắt đầu nghiên cứu khai thác trên website phòng Giáo dục: Thư viện tư liệu giáo dục: Năm 2009 tiếp tục khai thác trên thư viện: và hệ thống Email điện tử. Năm 2010 sử dụng Email là: phanvandiendmr@gmail.com. Năm 2011 triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ giáo viên hệ thống Email với tên miền trường c2liengtrang.damrong@lamdong.edu.vn. === 2 Người thực hiện: Phan Văn Diễn – Trường THCS Liêng Trang
  3. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường === PHẦN II: NỘI DUNG 1. Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề: Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá. Vì ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lãnh đạo các nhà trường sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của Giáo viên và học sinh, soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường. Triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy. 2. Thực trạng: Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên đã xác định việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là một phương tiện hữu ích cần thiết để phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường luôn thường xuyên thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo”, đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một trong những tiêu chí đánh giá công chức cuối năm. Hiện nay, 90% giáo viên của nhà trường đều có hòm thư điện tử (Email) cá nhân và thư viện bài giảng, tư liệu chuyên môn đầy đủ, phong phú phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy. 90% giáo viên của trường sử dụng giáo án điện tử cho những tiết dạy, dự giờ. Các giáo viên trong trường thường xuyên tổ chức trao đổi nghiệp vụ, dự giờ để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, đồng thời tiếp tục giữ vững, phát huy ứng dụng CNTT của trường, tìm ra những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục. Tuy nhiên để ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội. Ban lãnh đạo trường phải thường xuyên thay đổi nội dung quản lý để nâng cao chất lượng ứng dụng, sử dụng CNTT. Là một trường mới thành lập, bắt đầu từ năm học 2010-2011 nhà trường có 18 lớp với 590 học sinh. Trong đó gần 95% học sinh là con em các dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Chính vì thế mà điều kiện được tiếp xúc với CNTT của đa số các em học sinh là rất hạn chế. === 3 Người thực hiện: Phan Văn Diễn – Trường THCS Liêng Trang
  4. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường === Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên trẻ mới ra trường hoặc từ nơi khác chuyển về; nhiều giáo viên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít (chỉ mượn được 01 phòng với 15 máy tính sử dụng được). Với việc khuyến khích đội ngũ giáo viên tin học có kiến thức tin học tổ chức các đợt tập huấn ngay tại trường cho cán bộ, giáo viên với nội dung thiết thực, sát thực tế giảng dạy như: Soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint, khai thác thông tin trên mạng Internet, thư viện bài giảng và trang Web cá nhân, sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, sử dụng phần mềm quản lý trường học, sưu tầm, ghi đĩa chứa các phần mềm hỗ trợ dạy học cho cán bộ giáo viên góp phần nâng cao đáng kể trình độ về CNTT cho các giáo viên toàn trường. Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Phòng và Sở giáo dục – Đào tạo tổ chức, sau đó về truyền đạt kinh nghiệm cho các giáo viên khác, để các giáo viên cùng nắm được kiến thức mới. Trường đã tạo lập website: để cán bộ giáo viên truy cập chia sẻ tài liệu, sản phẩm soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm khi không có điều kiện trao đổi trực tiếp; hoặc còn có thể trao đổi với các đồng nghiệp khác trong các tỉnh thành lân cận. Không chỉ có các đơn vị, mỗi giáo viên cũng có thể tạo lập một trang web của riêng mình để chia sẻ những tài nguyên và kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp khác. Đây là một hình thức ứng dụng CNTT mới mẻ và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với xu thế chung của xã hội và nâng tầm giáo viên để trở thành các giáo viên điện tử. Những đánh giá trên Thư viện Violet trong thời gian qua và những hiệu quả này được đông đảo giáo viên đồng tình đó là: Thứ nhất: Các tư liệu của Thư viện Violet vô cùng phong phú, giúp giáo viên các bộ môn, các cấp học có nhiều tư liệu để thiết kế bài giảng điện tử rất thành công. Thứ hai: Các Bài giảng điện tử của Thư viện Violet khá nhiều, giúp giáo viên các bộ môn, các cấp học có thể tham khảo hoặc dễ dàng sửa đổi, bổ sung thành Bài giảng phù hợp để áp dụng vào dạy học. === 4 Người thực hiện: Phan Văn Diễn – Trường THCS Liêng Trang