Sáng kiến kinh nghiệm Từ thuần Việt - Từ Hán Việt

docx 6 trang sangkien 30/08/2022 7840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Từ thuần Việt - Từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tu_thuan_viet_tu_han_viet.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Từ thuần Việt - Từ Hán Việt

  1. TỪ THUẦN VIỆT- TỪ HÁN VIỆT Lịch sử Việt Nam có hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trong quá trình đô hộ dân tộc ta, người Hán đã bắt nhân dân ta sử dụng tiếng Hán.Vì vậy tiếng Việt đó tiếp thu một lượng lớn các từ ngữ của tiếng Hán. Cha ông ta đã dựa vào tiếng Hán để sáng tạo, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt qua lớp từ Hán Việt. Do có nguồn gốc xuất xứ như vậy nên từ Hán Việt rất trừu tượng, hiểu và vận dụng nó thuần thục phù hợp với ngữ cảnh cụ thể là rất khó.Trong quá trình giảng dạy cũng như trong thực tế tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên, tôi nhận thấy đang còn một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn chưa nắm vững về từ Hán Việt nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Trong môn Tiếng Việt nhất là trong phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu, giáo viên khó định hướng cho học sinh hình dung được loại từ này. Chính vì vậy ở bài viết này tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ nhằm giúp giáo viên có thể hiểu và phân biệt được từ Hán Việt . Từ Hán Việt đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học rất nhiều, nó có ở tất cả các phân môn của Tiếng Việt và đặc biệt tập trung nhiều ở phân môn tập đọc và Luyện từ và câu. Nhưng chương trình lại không có một bài nào nhắc đến khái niệm hay tên của từ này. Chính vì vậy nên càng phải yêu cầu giáo viên nắm vững từ Hán Việt và nghĩa của nó để trong quá trình dạy học giáo viên có thể mang nghĩa của các từ Hán Việt đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, thích thú, lắng đọng. Để làm được điều này trước hết giáo viên phải nắm được :Từ Hán Việt là gì? Từ Hán Việt có Những đặc điểm gì? Nghĩa của nó ra sao? Và đặc biệt giáo viên cần phải phân biệt được từ Hán Việt với từ thuần Việt. Khỏi niệm :Từ Hán Việt là từ mượn ở tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam. a. Đơn vị để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Yếu tố Hán Việt là đơn vị một âm tiết, mỗi yếu tố tương ứng với mỗi chữ Hán .
  2. Trong yếu tố Hán Việt có yếu tố được dùng độc lập để tạo câu như một từ, nhưng phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như một từ để tạo câu mà chủ yếu dùng để cấu tạo từ. Ví dụ: Các yếu tố Hán Việt : “nam, quốc, sơn, hà, đế, vương” Thì yếu tố “nam” có thể dùng độc lập như một từ trong câu nên có thể nói : Cô ấy là người miền Nam. Ngôi nhà quay mặt về hướng Nam. Những yếu tố “quốc, sơn, hà, đế, vương” không dùng độc lập như một từ trong câu nên không thể nói : Cụ ấy là nhà nho yêu quốc Cá đang bơi dưới hà. Anh ta đang leo sơn Ông ta là vương nước Nam Ông ta là đế phương Bắc Mà phải nói : Cụ ấy là nhà nho yêu nước. Cá đang bơi dưới sông. Anh ta đang leo núi. Ông ta là vua nước Nam. Ông ta là vua phương Bắc. b.Yếu tố Hán Việt có hiện tượng đồng âm. Ví dụ: *“Thiên” có nghĩa như sau: +Trời : thiên thư, thiên chúa, thiên địa, thiên đàng +Nghìn : thiên niên kỉ, thiên lí, thiên cổ, +Dời: thiên cư, thiên đô *“Phi” có nghĩa như sau: +Bay: phi công, phi đội +Vợ của vua: cung phi, vương phi, +Trái với lẽ thường, đạo lí : phi pháp, phi nghĩa, phi lí, *“Gia” có các nghĩa sau:
  3. +Nhà : gia chủ, gia nhân, quốc gia, Thêm vào,tăng thêm: gia vị, gia tăng, c.Phân loại từ Hán Việt: Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ: + Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt:Yếu tố chính đúng trước, phụ đứng sau. Ví dụ: ái quốc, chiến thắng, thủ môn, thủ thư, phát thanh, bảo mật, phòng hoả, ngư ông(Yếu tố chính: ái, chiến, thủ, phát, bảo, phòng, ngư) + Có trường hợp khác với trật tự từ ghép Hán Việt: yếu tố chính đứng sau,phụ đứng trước, Ví dụ:tái phạm, tân binh, thạch mã, thi nhân, tân gia, quốc kì, cường quốc, quốc ca, đội ca, dân ca, quân ca, (yếu tố chính đứng sau:phạm, binh, mã, nhân gia, kì, quốc, ca,) d.Sắc thái của từ Hán Việt: * Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát, mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình, không mang tính chất miêu tả sinh động. Ví dụ: Thảo mộc , viêm, hi sinh, thi hài, kháng chiến,độc lập, tự do. *Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng tao nhã. Ví dụ:phu quân, phu nhân, tạ thế, phụ nữ,hoả hoạn, nông dân, từ trần, hậu môn, thương vong. *Từ Hán Việt có phong cách gọt giũa,thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính. Ví dụ : sơn hà, thiên thu, bằng hữu, kháng chiến, quân sự, sứ quân, dân quyền, nhân quyền. Dựa vào sắc thái của từ Hán Việt mà khi sử dụng cần phải lựa chọn phù hợp với với hoàn cảnh , tình huống: Ví dụ : a.Thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (mẹ)
  4. b.Cụ là nhà cách mạng lão thành.Sau khi từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn). c.Anh ta bị thổ huyết (nôn ra máu) d.Thưa bệ hạ!Thần có sớ muốn tâu bệ hạ. Câu a, b sử dụng từ Hán Việt nhằm tạo sắc thái trang trọng, tôn kính; câu c nhằm tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ; câu d tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí của xã hội xưa. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . Ví dụ : a. Con chim sắp lâm chung (chết) b. Con cái cần nghe lời giáo huấn (dạy bảo) của cha mẹ e.Phân biệt từ Hán Việt và từ Thuần Việt TỪ HÁN VIỆT TỪ THUẦN VIỆT -Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa Từ thuần Việt có sắc thái ý nghĩa khái quát và trừu tượng nên mang cụ thể, mang tính chất sinh động, tính chất tĩnh tại(đứng yên), không gợi hình .(Vì vậy đến đây ta chắc gợi hình, không mang tính chất chắn rằng :những từ láylà những miêu tả sinh động miêu tả sinh từ thuần việt): động Lung linh ,long lanh, rì rào ,rì rầm, Ví dụ: Thảo mộc (chỉ cây cối),tiến khúc khích, leo teo,leo lẻo,thoăn cử (giới thiệu và đề nghị sử dụng thoắt,kềnh càng, lớp tớp,nhan người được đánh giá là có khả nhản, xanh xao, năng .),kháng chiến (chống cự bằng những phương tiện chiến tranh nhân dân để đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại được độc lập), kháng cự ( là chống lại),độc lập(ở ngoài sự rang buộc, phụ thuộc),độc nhất (chỉ có một) Từ Hán Việt mang sắc thái trang Từ thuần Việt mang sắc thái thân trọng, tao nhã . Ví dụ : phu mật trung hòa , khiếm nhã .
  5. nhân(vợ), hi sinh( từ bỏ mọi quyền Ví dụ : vợ, chồng, chết, mất, đẻ, lợi riêng vì một mục đích cao cả ; mắt, mũi, chết vì nghĩa lớn), tạ thế(chết), xơi, nhậu, đớp, đấm, đánh, cút, phụ nữ(đàn bà), nông dân(dân chột, cày), sinh(đẻ), phế(bỏ), phúng(đưa đồ đến tham gia lễ nghi mai táng), tặng(cho), hỏa hoạn(cháy ),hỏa táng (an táng bằng phương pháp thiêu), thương vong,((bị thương và chết) Từ Hán Việt mang màu sắc gọt Từ thuần Việt nhìn chung có đa giũa, dùng vào các phong phong cách, một số thích hợp với cách:khoa học , chính luận,hành tất cả các phong cách ,một số khác chính chỉ phù hợp với phong cách sinh Ví dụ : Sơn Hà(núi sông), thiên hoạt thu(mãi mãi ), huynh đệ(anh em), Ví dụ : núi, sông,anh em, mãi mãi, bằng hữu(bạn bè), từ trần . nói Từ Hán Việt được xây dựng trên Từ thuần việt được xây dựng trên 2 phương thức ghép theo trật tự: phương thức ghép theo trật tự yếu -Yếu tố chính đứng tước, yếu tố tố chính đứng trước ,yếu tố phụ phụ đứng sau: ái quốc, chiến đứng sau( với những từ có các yếu thắng, thủ môn, thủ thư, phát tố chính phụ )Ví dụ : Kiến càng thanh, bảo mật, phòng hoả, ,kiến đen, kiến cánh,; Tôm hùm, -yếu tố chính đứng sau, yếu tố tôm he, tôm bạc tôm moi; chuối phụ đúng trước.Ví dụ :Đoàn ca, tiến, chuối và ,chuối hột, chuối đội ca, quốc ca, phụ nữ, nông dân, mốc; ốc sên, ốc bươu, ốc sắt, ốc quốc ca, quốc kì, tổ quốc. xoắn; dưa chuột, dưa gang, dưa leo, dưa hấu, Qua khảo sát cho thấy từ Hán Việt chiếm gần 60% từ tiếng Việt.Với số liệu đó đủ thấy từ Hán Việt có vai trò quan trọng như thế
  6. nào đối với từ ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy để giúp các em học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước hiểu và yêu thêm tiếng Việt thì ngay từ bây giờ phải giúp các em hiểu đúng về từ Hán Việt. Tuy nhiên để làm được điều đó thì trước hết người giáo viên phải tự trang bị cho mình kiến thức thật vững chắc về từ Hán Việt bằng cách học hỏi, tìm tòi qua sách vở, báo chí để rồi dần dần tích luỹ cho mình vốn kiến thức vững chắc về từ Hán Việt nói riêng và về tiếng Việt nói chung. Trong quá trình dạy học, khi dạy các tiết học có liên quan đến từ Hán Việt, giáo viên phải xác định đúng trọng tâm nội dung bài, nội dung từ Hán Việt trong bài này nằm ở đâu? có cần thiết phải phân tích quá sâu cho học sinh biết không? hay chỉ cần đưa đến nội dung một cách nhẹ nhàng? Tôi nghĩ giáo viên có làm được như vậy thì học sinh mới nhận được những gì mà mình cần. Người thực hiện Trần Thị Hương Giang Trường Tiểu học thị trấn Phố Châu Hương Sơn - Hà Tĩnh