Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm giấy quỳ tím

doc 29 trang sangkien 29/08/2022 9120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm giấy quỳ tím", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tu_lam_giay_quy_tim.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm giấy quỳ tím

  1. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – 2010-2011 ĐỀ TÀI: “TỰ LÀM GIẤY QUỲ TÍM” MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU: 2 1. Lý do chọn đề tài: 2 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: 2 3. Phương pháp nghiên cứu và giả thiết khoa học: 3 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 3 PHẦN 2: ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU: 4 Chương 1: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Cây Trạng Nguyên”: 4 Chương 2: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Quả Nho”: 6 Chương 3: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Cây Bắp Sú Màu Tím”: 8 Chương 4: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Cây Hoa Giấy”: 11 Chương 5: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Hoa Bắp Màu Tím”: 13 Chương 6: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Quả Cà Tím”: 15 Chương 7: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Quả Mận Bắc”: 17 Chương 8: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Quả Táo Màu Tím Đỏ”: 20 Chương 9: Quy trình tiến hành nghiên cứu đối với “Cánh Hoa Hồng”: 22 Chương 10: Quy trình nghiên cứu đối với “ Cánh Hoa Dâm Bụt”: 24 PHẦN 3: TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: 27 Số lượng mẫu nghiên cứu và kết quả đạt được: 27 Nhận định của bản thân: 27 Giá trị kinh tế & hiệu quả sử dụng: 28 Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 1 Trường THCS Dray Bhăng
  2. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Đối với một giáo viên thì trong mỗi tiết học, đồ dùng dạy học là phương tiện rất quan trọng, bởi lẽ đó là điều cần chứng minh cho những lời mà thầy cô muốn truyền tải tới học trò của mình, hơn nữa đó còn là phương tiện giúp cho học sinh hiểu bài và tiếp thu bài tốt hơn mà không cần phải tưởng tượng mơ hồ. Về phần tôi, là giáo viên dạy hoá tôi mới thấm thía được điều này vì khi dạy hoá học 9 trong bài“ Một số oxít quan trọng phần Lưu Huỳnh Đioxit”, bài tính chất hoá học của axít, bài 1số axít quan trọng, bài tính chất hoá học của axít và oxít, tính chất hoá học của Bazơ, một số bazơ quan trọng thang PH, v.v Trong những bài học như thế tôi muốn sử dụng “Quỳ tím” để kiểm chứng tính axít hay bazơ tức là: axít làm cho quỳ tím hoá đỏ còn bazơ làm cho quy tím hoá xanh nhưng khi cần dùng quỳ tím thì gặp những lí do khách quan như hết quỳ tím hay phòng thí nghiệm đóng cửa, hoặc những lần chuẩn bị cho tiết thực hành thì quỳ tím được sử dụng với số lượng lớn và nếu đi mua về sử dụng thì rất đắt, điều đó đã làm tôi phải băn khoăn, suy nghĩ, đặc biệt khi tổ chức buổi thực hành với số học sinh đông như trường tôi thì vấn đề sử dụng quỳ tím càng trở nên khó khăn hơn. Điều đó đã đặt cho tôi nhiệm vụ cấp bách là làm thế nào để giảm chi phí cho nhà trường đồng thời giúp các em có thể đủ quỳ tím để thực hành các thí nghiệm trong bài học. Sau gần một năm trời suy nghĩ, tìm tòi, điều làm tôi suy nghĩ nhiều và ấn tượng sâu sắc là hai từ “Quì Tím”, tại sao lại gọi là “Quì tím”?? Rất nhiều câu hỏi được hình thành và đặt ra trong đầu tôi, cuối cùng tôi đã tự trả lời với bản thân mình rằng bởi vì nó có màu tím. Điều đó có đúng hay không? Và, đó cũng là lý do chính thúc đẩy tôi tiến hành nghiên cứu loại giấy kỳ lạ này. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Để trả lời câu hỏi này tôi bắt đầu đi tìm hiểu nghiên cứu tất cả các loại cây, củ, quả, lá quanh tôi khi chúng mang màu tím. Bằng việc thu nhập các thông tin từ sách, báo, trên các loại phương tiện thông tin đại chúng tôi đã biết được một trong các hoá chất có thể làm thay đổi được màu sắc Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 2 Trường THCS Dray Bhăng
  3. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” của môi trường axít hay bazơ là chất sắc tố Flavin ( 1Loại Antho Cyanin ) đây là loại sắc tố rất dễ tan trong nước và đặc biệt rất dễ phản ứng với môi trường axit hay bazơ để cho kết quả chính xác giống hệt quỳ tím. Nhưng khi tôi bắt tay vào nghiên cứu những loại cây củ, quả kỳ lạ này thì tôi lại phát hiện ta một điều mới lạ đó là không hẳn chỉ màu tím mới tạo ra được giấy quỳ tím mà những màu đỏ cũng có thể tạo ra những mẩu giấy quỳ như ý đó là : lá của cây hoa trạng nguyên, cánh hoa dâm bụt v.v .như vậy phạm vi nghiên cứu đề tài này của tôi lại được mở rộng phạm vi thêm màu đỏ. Bằng sự tò mò, tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu các laọi cây , củ, quả, hoa, lá có sắc tố màu đỏ để bổ sung vào đề tài nghiên cứu của mình. 3. Phương pháp nghiên cứu và giả thiết khoa học. a) Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu bằng những phương pháp nghiên cứu thủ công, đơn giản, dễ làm. Sử dụng các nguyên liệu phổ biến và có sẵn trong tự nhiên. b) Giả thiết khoa học. Sau khi vừa tạo ra những mẩu quỳ tím tự làm, tôi tiến hành thử bằng các dung dịch axit và bazơ hay nước cất, hoặc nước chanh, sau đó tiến hành kiểm định mẩu quỳ tím mà tôi tự làm và mẩu quỳ tím thật và dùng bảng so màu để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu của mình tôi cũng đã tìm hiểu ở mức độ đơn giản đó là tìm hiểu nhiều loại thực vật với ba loại màu sắc đó là: Màu tím - màu đỏ - màu hồng để nghiên cứu và làm ra những mẩu giấy quỳ tím phục vụ cho mục đích của bản thân và giúp đỡ mọi người trong việc sử dụng thiết bị dạy – học.   PHẦN II. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 3 Trường THCS Dray Bhăng
  4. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VỚI “LÁ CÂY HOA TRẠNG NGUYÊN”. MẪU NGUYÊN LIỆU MẪU SẢN PHẨM I. CHUẨN BỊ. 1. Nguyên liệu. - Lá cây hoa trạng nguyên ( Chứa sắc tố đỏ) 2. Dụng cụ. - 10 miếng Giấy lọc - 01 Đèn cồn - 01 Kéo - 04 Đĩa nhựa - 03 Chén sứ - 01 Bảng so màu - 01 Chày, cối sứ - 01 Diêm (quẹt) - 01 đôi găng tay - 01 kính bảo hộ 3. Hoá chất. - Dd axit HCl 0,1M hay H2SO4 0,1M - Dd NaOH 0,1M - Nước cất. - Nước chanh II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN. Gồm có 05 bước: Bước 1: Lấy lá có chứa sắc tố màu đỏ của cây trạng nguyên, rửa sạch làm khô, sau đó cắt nhỏ. Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 4 Trường THCS Dray Bhăng
  5. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” Bước 2: Đem sản phẩm vừa cắt cho vào cối dã nhỏ, sau đó lấy ra, cho một lượng nước vừa đủ ngập, đem đun sôi đều (Lưu ý : Không đun cạn) Bước 3: Lấy sản phẩm vừa đun sôi lọc bằng dụng cụ lọc cà fê, để chiết xuất lấy nước lọc sau đó lấy nước lọc dùng tiếp. Bước 4: Dùng những miếng giấy lọc tẩm đều dung dịch vừa chiết xuất sau đó đem ra ngoài ánh nắng mặt trời sấy khô (hoặc dùng phương pháp sấy khô) Bước 5: Khi những miếng giấy lọc vừa được tẩm ướt đều đã làm khô có thể đem ra cắt từng miếng nhỏ tuỳ ý người sử dụng. Vậy, là cuối cùng chúng ta cũng có được sản phẩm là những mẩu giấy quỳ tím do chính tay chúng ta làm ra và có thể thử ngay bằng các dung dịch axit, bazơ hay nước cất để kiểm chứng sản phẩm bằng bảng so màu. III. KẾT QUẢ. Để kiểm chứng lại sản phẩm là những mẩu giấy quỳ tím mà chúng ta vừa tạo ra có thể tiến hành theo các bước sau: - Lấy dụng cụ, hoá chất mà chúng ta vừa chuẩn bị như sau: + Dùng pipet lấy từ 2-3 ml mỗi lọ chứa dung dịch axit HCl, NaOH, nước chanh, nước cất ra 04 chén sứ ( có đánh dấu) - Sau đó, lấy mẩu giấy quỳ tím vừa cắt thử vào lần lượt các dung dịch trên và quan sát. (Hoặc dùng pipet nhỏ từng giọt mỗi loại hoá chất nêu trên vào giấy quỳ) - Dùng bảng so màu để đánh giá độ PH của mỗi dung dịch . * Kết quả: - Chén sứ chứa dung dịch axit HCl → Màu đỏ ( PH thuộc khoảng: 2→ 4) - Chén sứ chứa dung dịch NaOH → Màu xanh ( PH thuộc khoảng: 8→ 11) - Chén sứ chứa nước cất → Màu tím tím. Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 5 Trường THCS Dray Bhăng
  6. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” - Chén sứ chứa nước chanh → Màu đỏ ( PH thuộc khoảng: 2→ 4) IV. ĐÁNH GIÁ. 1. Ưu điểm. - Phương pháp tiến hành đơn giản, dễ làm. - Tỷ lệ thành công cao, khoảng từ 95- 97 % so với giấy quỳ tím mua về. - Màu sắc của mẩu quỳ tím vừa làm giống hệt quỳ tím mua về. - Rất nhạy cảm với môi trường axit, bazơ, và trung tính. - Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc mua giấy quỳ tím. 2. Tồn tại. Khi khử mẩu giấy quỳ tím vào môi trường axit hay trung tính thì không có vấn đề gì, nhưng khi tôi thử vào môi trường bazơ thì sau khoảng thời gian ngắn (1-5 phút) thì giấy quỳ tím bắt đầu nhạt dần.   CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VỚI “QUẢ NHO”. MẪU NGUYÊN LIỆU MẪU SẢN PHẨM I. CHUẨN BỊ. 1. Nguyên liệu. - Vỏ quả nho ( Vỏ Chứa sắc tố màu tím ) Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 6 Trường THCS Dray Bhăng
  7. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” 2. Dụng cụ, Hoá chất. (Giống chương 1) II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN. Gồm có 05 bước: Bước 1: Lấy quả nho có chứa sắc tố màu tím của quả nho, rửa sạch làm khô, bóc lấy vỏ ngoài sau đó cắt nhỏ. Bước 2: Đem sản phẩm vừa cắt cho vào cối dã nhỏ, sau đó lấy ra, cho một lượng nước vừa đủ ngập, đem đun sôi đều (Lưu ý : Không đun cạn) Bước 3: Lấy sản phẩm vừa đun sôi lọc bằng dụng cụ lọc cà fê, để chiết xuất lấy nước lọc sau đó lấy nước lọc dùng tiếp. Bước 4: Dùng những miếng giấy lọc tẩm đều dung dịch vừa chiết xuất sau đó đem ra ngoài ánh nắng mặt trời sấy khô (hoặc dùng phương pháp sấy khô). Bước 5: Khi những miếng giấy lọc vừa được tẩm ướt đều đã làm khô có thể đem ra cắt từng miếng nhỏ tuỳ ý người sử dụng. Vậy, là giờ thì chúng ta cũng có được sản phẩm là những mẩu giấy quỳ tím do chính tay chúng ta làm ra và có thể thử ngay bằng các dung dịch axit, bazơ hay nước cất để kiểm chứng sản phẩm bằng bảng so màu. III. KẾT QUẢ. Để kiểm chứng lại sản phẩm là những mẩu giấy quỳ tím mà chúng ta vừa tạo ra có thể tiến hành theo các bước sau: - Lấy dụng cụ, hoá chất mà chúng ta vừa chuẩn bị như sau: + Dùng pipet lấy từ 2-3 ml mỗi lọ chứa dung dịch axit HCl, NaOH, nước cất, nước chanh ra 04 chén sứ ( có đánh dấu) Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 7 Trường THCS Dray Bhăng
  8. Sáng Kiến Kinh Nghiệm năm học 2010-2011 Đề Tài: Tự Làm “ Giấy Quỳ Tím” - Sau đó, lấy mẩu giấy quỳ tím vừ cắt thử vào lần lượt các dung dịch trên và quan sát . - Dùng bảng so màu để đánh giá độ PH của mỗi dung dịch . (Hoặc dùng pipet nhỏ từng giọt mỗi loại hoá chất nêu trên vào giấy quỳ). * Kết quả: - Chén sứ chứa dung dịch axit HCl → Màu đỏ ( PH thuộc khoảng: 2→ 4) - Chén sứ chứa dung dịch NaOH → Màu xanh ( PH thuộc khoảng: 8→ 12) - Chén sứ chứa nước cất → Màu tím tím. - Chén sứ chứa nước chanh → Màu đỏ ( PH thuộc khoảng: 2→ 4) IV. ĐÁNH GIÁ. 1. Ưu điểm. - Phương pháp tiến hành đơn giản, dễ làm. - Tỷ lệ thành công cao, khoảng từ 97- 99 % so với giấy quỳ tím mua về. - Màu sắc của mẩu quỳ tím vừa làm giống hệt quỳ tím mua về. - Riêng trường hợp khi tôi thử trong môi trường axit thì màu đỏ tươi đậm và đẹp hơn so với quỳ tím thật. - Rất nhạy cảm với môi trường axit, bazơ, và trung tính. - Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc mua giấy quỳ tím. 2. Tồn tại. Khi khử mẩu giấy quỳ tím vào môi trường axit hay trung tính thì không có vấn đề gì, nhưng khi tôi thử vào môi trường bazơ thì sau khoảng thời gian ngắn (1-5 phút) thì giấy quỳ tím bắt đầu nhạt dần.   CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU VỚI “CÂY BẮP SÚ MÀU TÍM”. Giáo Viên: Phạm Văn HIếu 8 Trường THCS Dray Bhăng