Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

doc 19 trang sangkien 13340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tong_ket_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

  1. Phòng gd - đt huyện xuân trường Trường Tiểu học B Xuân Ninh Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tác giả : Phạm Thị Thu Ngân Nghề nghiệp: Giáo viên Chức vụ : Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học B Xuân Ninh-Xuân Trường-Nam Định Ngày 25 tháng 5 năm 2008 1
  2. Phòng gd - đt huyện xuân trường Trường Tiểu học B Xuân Ninh Sáng kiến kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tác giả : Phạm Thị Thu Ngân Nghề nghiệp: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu học Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học B Xuân Ninh Xã Xuân Ninh – Huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định 2
  3. Phần 1: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 1. Cơ sở làm nảy sinh sáng kiến Trong công tác giáo dục, quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Quá trình đó không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thực hiện qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( NGLL) Như vậy hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản lí tất cả các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động NGLL Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo Quyết định số 3257/GD - ĐT ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo đã quy định rõ:" hoạt động NGLL do nhà trường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lí và tổ chức cho tất cả các học sinh bao gồm các hình thức: Sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch; Các hình thức lao động sản xuất, sinh hoạt chính trị xã hội, các hoạt động từ thiện, sinh hoạt hội chữ thập đỏ phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học"(Điều 27, chương 3, trang 20) Nội dung giáo dục Tiểu học bao gồm: Nội dung dạy các môn học và nội dung hoạt động NGLL. Văn bản pháp quy về mục tiêu giáo dục Tiểu học ban hành theo Quyết định số 2957/GD - ĐT ngày 14/11/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo có nêu rõ là phải xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL trong đó có nêu rõ vai trò của giáo dục NGLL là" Góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động"(Điều 27, mục 2, chương 2, Luật Giáo dục) Như vậy hoạt động gíáo dục NGLL có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động "phụ khoá" trong nhà trường Tiểu học. Hoạt động giáo dục NGLL là cầu nối tạo nên mối quan hệ 3
  4. hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch đào tạo, giáo dục của nhà trường được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học. Thông qua hoạt động giáo dục NGLL đã củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản về văn hoá - khoa học kĩ thuật cho học sinh; trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh để học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức; tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường. 2. Những khó khăn trong thực tiễn khi thực hiện nhiệm vụ: Tuy nhiên trong thực tiễn, mặc dù đã tách khỏi nhà trường trung học cơ sở khá lâu song nhà trường và học sinh Tiểu học vẫn còn bỡ ngỡ trong các hoạt động NGLL; việc tổ chức và thực hiện các hoạt động NGLL vẫn còn bất cập. Tổng phụ trách Đội là giáo viên kiêm nhiệm, một bộ phận giáo viên chỉ chú trọng đến hoạt động dạy trên lớp và coi hoạt động giáo dục NGLL là một hoạt động "phụ khoá" trong nhà trường. Từ đó dẫn đến việc khai thác, kết hợp các lực lượng giáo dục; việc tạo ra các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, gặp hiều khó khăn, chưa được phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương quan tâm. 3.Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường 3.1.Đặc điểm tình hình địa phương: Xã Xuân Ninh là xã có diện tích tương đối rộng (9,06 km2), nằm ở phía nam cầu Lạc Quần cách trung tâm huyện Xuân Trường 6km. Xã có tổng số dân là 15.630 người trong đó có 15% dân số (thuộc thôn Xuân Dục) theo đạo thiên chúa. Người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông nên thu nhập thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. 4
  5. Xã có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực lượng Vũ trang trong thời kỳ chống Pháp năm 2003, là một trong 7 xã đầu tiên của huyện tiến hành xuất bản cuốn"Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Ninh thời kì 1945-2000" vào năm 2005. Đời sống kinh tế của người dân tuy còn vất vả nhưng nhận thức về giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Do được Đảng uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong xã và nhân dân quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nên phong trào giáo dục của xã phát triển vào loại khá của huyện 3.2.Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường Tiểu học B Xuân Ninh được xây dựng cách đây 42 năm và được tách khỏi THCS 20 năm. Các phòng học chủ yếu là nhà cấp 4, qua thời gian đã được Đảng uỷ, chính quyền địa phương quan tâm tu sửa. Đặc biệt năm học 2003- 2004 được sự giúp đỡ của Đảng uỷ chính quyền địa phương, các ban ngành và nhân dân trong xã, trường đã được xây dựng mới khu cao tầng gồm 8 phòng học với những phương tiện, điều kiện tương đối đầy đủ. Đặc biệt trường đã được công nhận là trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. *Về cơ sỏ vật chất: Trường có 22 phòng học dành cho 22 lớp. Số phòng học được phân ở hai khu: khu A có 14 phòng; khu B có 8 phòng, trong đó 10 phòng học kiên cố nằm ở khu A, còn lại là phòng học cấp 4. Có 10 phòng học được lát gạch hoa còn lại là nền bê tông Các phòng học đều có đủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên trong đó có 20 phòng đủ bàn ghế hai chỗ ngồi cho học sinh. Trường có 2 phòng BGH đang được xây dựng chuẩn; 1 phòng Hội đồng sư phạm, 1 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện, 1 phòng bảo vệ, 1 phòng Đội và 1 phòng nha. Các phòng chức năng đã được nhà trường trang bị và đã tạo được điều kiện cho giáo viên, học sinh hoạt động bước đầu có hiệu quả song trang thiết bị vẫn còn sơ sài, lạc hậu gây khó khăn cho các hoạt động NGLL Trường chia làm 2 khu cách nhau 2km nên việc tổ chức, triển khai các hoạt động NGLL chưa được đồng loạt. 5
  6. Sân chơi, bãi tập: Hai khu của nhà trường đều có sân chơi có cây xanh bóng mát rộng rãi, một sân chơi bóng rổ, một sân chơi cầu lông, 2 sân bóng đá mi ni đáp ứng yêu cầu vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cho học sinh. Có một vườn trường phục vụ việc học tập, tìm hiểu của học sinh. Tuy những cơ sở vật chất trên mới được xây dựng, mua sắm, bổ sung song đã góp phần tăng cường thúc đẩy chất lượng hoạt động giáo dục NGLL một cách thiết thực cà có tiến bộ rõ rệt. * Về học sinh: Năm học 2007 - 2008 trường có 22 lớp với 684 học sinh, trong đó: - Khối 1 có 4 lớp với 135 học sinh - Khối 2 có 5 lớp với 140 học sinh - Khối 3 có 4 lớp với 130 học sinh - Khối 4 có 5 lớp với 142 học sinh - Khối 5 có 4 lớp với 137 học sinh. Phần lớn học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức vươn lên trong học tập, ưa hoạt động và thích được hoạt động * Về giáo viên: Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên trong trường có 35 đồng chí trong đó có 4 giáo viên nam và 28 giáo viên nữ; 100% các đồng chí giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn: có 9 đồng chí có trình độ Đại học, 12 đồng chí có trình độ Cao đẳng. Đặc biệt có 1 giáo viên dạy Thể dục, 2 giáo viên dạy Mĩ thuật, 1 giáo viên dạy Âm nhạc, 1 giáo viên dạy Tiếng Anh. Đội ngũ giáo viên đều trẻ khoẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực hoạt động. Bên cạnh đó một số ít giáo viên đứng lớp tuổi đã cao, ngại hoạt động làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động NGLL, hạn chế hứng thú hoạt động của học sinh. * Về các lực lượng giáo dục trong nhà trường: - Chi bộ nhà trường: gồm 15 đồng chí đều là những Đảng viên gương mẫu, nhiệt tình luôn đi đầu trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, các hoạt động của nhà trường. 6
  7. - Công đoàn nhà trường: Nhiều năm liền được công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tập thể sư phạm nhà trường thực sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, là tổ ấm thứ hai cho mọi thành viên. - Chi đoàn thanh niên: có 14 đồng chí đều trẻ khoẻ, năng động, hăng say hoạt động, luôn tiên phong đi đầu trong các hoạt động của nhà trường. Là Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách hoạt động ngoài giờ, đứng trước tình hình đó của nhà trường và thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục NGLL, tôi thấy cần có một định hướng đúng đắn, một kế hoạch khả thi để chỉ đạo giáo viên và học sinh trường mình về hoạt động giáo dục NGLL. Và tôI đã chủ động đưa vấn đề này ra bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường, với Hội đồng sư phạm nhà trường để quyết tâm triển khai hoạt động này và tìm các biện pháp, cách thức, con đường nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL. Qua mấy năm tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục NGLL trong trường trường tiểu học B Xuân Ninh – huyện Xuân Trường, công tác giáo dục NGLL của trường tôi đã thu được một số thành công và tôi cũng đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về chỉ đạo hoạt động NGLL và viết thành sáng kiến kinh nghiệm : “ Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học B Xuân Ninh – Xuân Trường của người Phó hiệu trưởng” 7
  8. Phần 2: GiảI pháp thực hiện 1. Những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về hoạt động NGLL Là người Phó hiệu trưởng trong nhà trường tôi luôn trăn trở: mình phải làm gì , làm như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL nói chung và hoạt động giữa giờ, hoạt động thể thao nói riêng? Muốn nâng cao chất lượng hoạt động NGLL thì trước hết phải có những tác động làm cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ vai trò vị trí của hoạt động NGLL để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác định như vậy nên ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới, tôi đã cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường suy nghĩ, tìm mọi biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục NGLL.Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất đề ra những yêu cầu trong công tác chỉ đạo. Đó là: - Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, hiệu trưởng lên kế hoạch và lịch hoạt động trong toàn trường. Trong kế hoạch phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động. Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền để mọi người hiểu rõ: Chất lượng dạy học là một quá trình toàn diện, nó không chỉ đánh giá xếp loại về mặt trí dục mà còn được đánh giá xếp loại căn cứ vào hoạt động giáo dục NGLL - Các chỉ tiêu, biện pháp và yêu cầu của hoạt động giáo dục NGLL được thông qua toàn thể cán bộ, giáo viên để tập thể bàn bạc, thống nhất; qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên thấy được trách nhiệm, vai trò của từng tổ khối, từng thành viên trong nhà trường với việc rèn luyện và tổ chức vui chơi lành mạnh cho học sinh - Yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ thể dục chính khoá và việc tập luyện thể dục thể thao ở buổi 2. Qua việc học tập rèn luyện đó, giáo viên và học sinh thấy được việc học tập rèn luyện đã có tác dụng xúc tiến quá trình phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể; nâng cao năng lực hoạt động: nhanh nhẹn, khéo léo, nâng dần khả năng thích ứng của cơ thể góp phần tăng 8