Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_giao_duc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở
- PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tập thể. 3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Hạnh Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1987 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Công Nghệ. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - kiêm tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, trường THCS Phong Phú Châu. Điện thoại: 0969117383 Email: lamliemhanh@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THCS Phong Phú Châu Địa chỉ: Xã Phú Châu huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu từ năm học 2017 – 2018 1
- 2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Đối tượng áp dụng: Là học sinh trường THCS Phong Phú Châu. - Phạm vi: tại trường - Phương pháp nghiên cứu: + Thu thập thông tin, tư liệu. + Thống kê tỉ lệ phần trăm, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục những năm gần đây đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi vị thành niên. + Quan sát sự thay đổi tâm sinh lý của học sinh, nghiên cứu sự thay đổi thể chất của học sinh trong độ tuổi vị thành niên làm thay đổi tâm sinh lý của các em như thế nào. + Điều tra sự hiểu biết của học sinh về vấn đề giới tính, cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi áp dụng đề tài và so sánh với kết quả khi đã áp dụng đề tài vào thực tế. + Thống kê mức độ tiếp nhận các kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi được nghe tuyên truyền và hướng dẫn cách phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em và được tư vấn và thăm khám miễn phí sức khỏe sinh sản vị thành niên. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Vào cuối tháng 8, tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ án hiếp dâm gây chấn động. Theo thông tin ban đầu, đối tượng Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1974 đã hiếp dâm cô con gái lớn (16 tuổi) và nhiều lần sàm sỡ con gái thứ 2 (10 tuổi). Theo đối tượng này, do thấy con gái lớn là cháu N.T.P. (SN 2000) đang tuổi dậy thì khá phổng phao, nên nhân lúc vợ vắng nhà, Tuấn đã thực hiện hành vi thú tính với chính con gái đẻ của mình. Không dừng lại ở đó, cô con gái thứ 2 là cháu N.T.O (SN 2006) cũng trở thành nạn nhân khi thường xuyên bị bố đẻ sàm sỡ vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Sau khi bị phát hiện, mặc dù Tuấn đã tha thiết xin tha thứ, nhưng 3
- tâm văn hóa, xã hội nên vấn đề tuyên truyền các thông tin, kiến thức đến người dân và các em học sinh đều dễ dàng tiếp cận. - Khó khăn: + Học sinh chưa có hiểu biết về sự thay đổi của cơ thể mình khi đến tuổi dậy thì, chưa biết cách chăm sóc bản thân đặc biệt là cơ quan sinh dục. + Học sinh chưa có kiến thức và kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục. + Trong trường học chưa đặc biệt giáo dục về giới tính và các kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. + Phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục giới tính, giáo dục cách phòng chống xâm hại tình dục cho con em mình. 2. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục + Việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường trung học cơ sở mà chỉ trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học, với thời lượng vô cùng ít ỏi. + Vì là vùng nông thôn nên nhiều học sinh có bố mẹ làm nông nghiệp, những lúc nông nhàn thì làm kinh tế phụ như nhặt chỉ, làm bật lửa, đi xây, phu hồ và một số lớn phụ huynh ngày nay thường đi làm công ty từ sáng đến tối mới về hoặc đi làm ăn kinh tế xa nên có ít thời gian để trao đổi tâm tư tình cảm hay giáo dục các con em mình khi bước vào tuổi dạy thì hoặc giáo dục các kĩ năng về phòng chống xâm hại tình dục. + Nhiều bậc cha mẹ ngại giải thích cho con về những vấn đề liên quan đến giới tính, vẫn còn cho rằng: Giáo dục giới tính là chuyện tế nhị, không nên đưa vào trường học hay phổ biến rộng rãi, đó là hành động “vẽ đường cho hươu chạy”, đến lúc rồi các em sẽ tự biết. Và đó chính là những lí do trẻ em thiếu những hiểu biết, kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính, kĩ năng bảo vệ bản thân nên đã dẫn đến con số thống kê đáng buồn kể trên. Bên cạnh đó một số không nhỏ trẻ vị thành niên đã tự mày mò tìm hiểu trên mạng Internet và vào cả những 5
- + Cách chăm sóc sức khỏe tuổi vị thành niên đặc biệt là cơ quan sinh dục, cách vệ sinh đúng cách khi đến chu kì kinh nguyệt( đối với đội viên nữ). + Cách phòng tránh xâm hại tình dục. + Sự thay đổi tâm sinh lý khi đến tuổi dậy thì. Kết quả được thống kê như sau: Tổng số Nhận biết sự thay đổi Biết cách chăm sóc Biết cách phòng đội về tâm, sinh lý khi đến sức khỏe tuổi dậy thì chống xâm hại tình viên. tuổi dậy thì trên cơ thể dục của mình. Số lượng % Số lượng % Số lượng % Khối 6 61 34,8 46 26,7 12 6,9 172 Khối 7 74 49,6 84 56,4 27 18 149 Khối 8 123 85,4 127 88,2 56 38,8 144 Khối 9 130 90,3 135 93,75 63 43,75 144 Qua kết quả thống kê điều tra ban đầu cho thấy đa số học sinh chưa thực sự hiểu sự thay đổi bên trong cơ thể mình, sự thay đổi cơ quan sinh dục, tâm sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì. Học sinh có kiến thức về chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì còn hạn chế chủ yếu là bạn bè nói chuyện với nhau hỏi kinh nghiệm của nhau, một số ít học sinh thổ lộ với mẹ, cô giáo. Nhiều học sinh nữ lúng túng khi đến chu kì kinh nguyệt có những em còn để máu kinh vương ra quần, ghế trong 7
- Học sinh tham dự giờ học ngoại khóa về giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường THCS Phong Phú Châu. 9
- Khai mạc hội nghị truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại hội trường xã Phú Châu năm 2017. 11
- Học sinh tham dự Hội nghị nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên năm 2018 13
- Học sinh đọc tài liệu, xếp hàng đợi vào nghe tư vấn và thăm khám sức khỏe sinh sản vị thành niên 15
- chống lây nhiễm các bệnh phụ khoa. Hiểu được sự thay đổi tâm sinh lý của mình và đặc biệt là nắm vững các kiến thức và kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục, biết cách tuyên truyền các kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản và phòng chống xâm hại tình dục tới bạn bè, người thân. - Kết quả thống kê sau khi áp dụng dự án vào trong trường học thì 100% các bạn vị thành niên đã có những kiến thức cơ bản để nhận biết sự thay đổi về tâm sinh lý của cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì, biết chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì, và nắm chắc kĩ năng tự bảo vệ tránh xâm hại tình dục và cảm thấy rất hào hứng tham gia tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa mà tôi đề ra. - Tạo thành một cuộc truyền thông không chỉ trong phạm vi nhà trường mà có thể nhân rộng hơn để các bạn vị thành niên trong địa bàn huyện Đông Hưng nói riêng các bạn trong độ tuổi vị thành niên nói chung có thêm nhiều kiến thức, thêm nhiều kĩ năng sống để không chỉ bảo vệ mình mà còn bảo vệ cho những người xung quanh mình. 2. Những kiến nghị đề xuất và phương hướng phát triển đề tài - Tăng cường lồng ghép các kiến thức về giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, các kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa của Liên đội, đoàn thanh niên và tổ chức các buổi truyền thông. - Tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục giới tính cho con em mình. - Đăng các bài tuyên tuyền trên loa nhà trường hoặc truyền thanh xã. - Nhân rộng đề tài, áp dụng triển khai trên toàn bộ các trường trong toàn huyện, toàn tỉnh và trên cả nước. 3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi thông qua quá trình tự nghiên cứu, trau dồi và không ngừng học hỏi, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp áp dụng trên phạm vi trường trung học cơ sở Phong Phú Châu nơi mình đang công tác. Do 17