Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật ở trường THPT DTNT Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật ở trường THPT DTNT Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_cau_lac_bo_nghe_thua.docx
- Trần Đình Huy, Nguyễn Thị Kiều Hoa, Nguyễn Dũng Minh-THPTDTNT Tỉnh-Quản lí.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật ở trường THPT DTNT Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TÊN ĐỀ TÀI “KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG THPT DTNT NGHỆ AN” TP VINH, THÁNG 4 NĂM 2022
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông DTNT Dân tộc nội trú THPT DTNT Trung học phổ thông Dân tộc nội trú SGD Sở giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CLB Câu lạc bộ DTTS Dân tộc thiểu số BGH Ban giám hiệu HS Học sinh GV Giáo viên UBND Ủy ban nhân dân VHDT Văn hóa dân tộc 3
- 2.3.3 Kết quả đạt được 27 2.4 Hoạt động trình diễn, diễn xướng nghệ thuật tại các sự kiện giáo dục, văn hóa trong và ngoài nhà trường 27 2.4.1 Mục đích 27 2.4.2 Cách thức thực hiện 28 2.4.3 Kết quả đạt được 30 2.5 Công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển mô hình Câu lạc bộ 30 2.5.1 Mục đích 30 2.5.2 Cách thức thực hiện 30 2.5.3 Kết quả đạt được 31 2.6 Công tác tuyên dương, khen thưởng 32 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM 32 3.1 Kết quả đạt được 32 3.1.1 Kết quả định lượng 32 3.1.2 Kết quả định tính 35 3.2 Bài học kinh nghiệm 36 3.2.1 Tạo được sự hứng thú, hứng khởi cho học sinh, phát huy sở trường, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong câu lạc bộ 36 3.2.2 Chủ nhiệm CLB đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của CLB 36 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 4.1 Quá trình nghiên cứu 37 4.1.1 Các nguồn tư liệu 37 4.1.2 Quy trình nghiên cứu 37 4.1.3 Đối tượng hợp tác, cộng sự 37 4.2 Ý nghĩa của đề tài 37 4.3 Kiến nghị 37 4.3.1 Đối với học sinh 38 4.3.2 Đối với các cấp, các ngành 38 4.3.3. Đối với nhà trường 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 1 P1 PHỤ LỤC 2 P2 PHỤ LỤC 3 P3 PHỤ LỤC 4 P4 PHỤ LỤC 5 P5 5
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Việt Nam. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay, là kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên bản sắc riêng, đặc trưng của mỗi một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Chính vì vậy chủ trương của Đảng, Nhà nước là xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời vẫn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta phải “hòa nhập, nhưng không hòa tan”. Cuộc sống đang phát triển theo hướng hiện đại, theo đó, có không ít giá trị văn hóa đang bị mai một dần theo thời gian, thậm chí có nguy cơ không còn tồn tại. Vì vậy, việc bảo tồn bản sắc văn hóa là trách nhiệm của mỗi công dân nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An là một ngôi trường đặc thù, nơi học tập và rèn luyện của con em đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ Đu tạo nguồn cán bộ cho các huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An. Là một ngôi trường trọng điểm của ngành Giáo dục, ngoài việc truyền thụ tri thức văn hóa phổ thông thì có thể nói, việc xây dựng các câu lạc bộ để hướng tới đào tạo học sinh phát triển toàn diện là nội dung mà nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Xuất phát từ tính chất đặc thù của một trường DTNT cho nên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc là một trong những nội dung giáo dục hàng đầu của nhà trường. Sau một quá trình ra đời, đi vào hoạt động và thu được những thành tựu đáng khích lệ, đến nay, Câu lạc bộ Nghệ thuật dân tộc đã trở thành một mô hình hoạt động được đánh giá cao về nhiều mặt. Từ thực tế đó, với tư cách là những người chịu trách nhiệm chính dẫn tới sự hình thành và phát triển của Câu lạc bộ, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Câu lạc bộ 7
- PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Các văn bản chỉ đạo thực hiện Ngày 16-7-1998 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) ra nghị quyết số 03-NQ/TW về việc Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” Ngày 22-12-2021 Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch ra Quyết định số 3404/QĐ- BVHTTDL về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030”. Ngày 09-12-2021- kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và nghệ sĩ đang làm việc tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An. Kế hoạch số 130 ngày 14/9/2019 của trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An về việc triển khai thí điểm trường trọng điểm chất lượng cao. 1.1.2. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Nghệ An và vấn đề bảo tồn văn hóa các dân tộc Tỉnh Nghệ An là nơi có sự đa dạng về văn hóa dân tộc, gồm các dân tộc thiểu số sinh sống như: Thái, Thổ, H’Mông, Khơ Mú, Ơ đu. Đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người (chiếm 14,76% dân số trên địa bàn toàn tỉnh), mỗi dân tộc có nét đặc sắc văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán riêng tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu. Đặc biệt tỉnh Nghệ An có dân tộc Ơ Đu là một trong những dân tộc ít người nhất cả nước, với dân số gần hơn 600 người, trú tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ngày nay, khi thời đại công nghệ số 4.0 phát triển, mọi người thường ít quan tâm tới bản sắc văn hóa các dân tộc, lâu dần sẽ bị mai một, thất truyền. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc là yêu cầu hết sức cần thiết vì gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, 9