Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh Lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh Lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_tap_doc_cho_hoc_sinh_l.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh Lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm
- ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học có đặc trưng cơ bản vừa là môn học cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của bậc tiểu học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác cho học sinh. Trẻ em muốn nắm vững nội dung học tập, hình thành kỹ năng học tập cũng như các phẩm chất nhân cách, trước hết cần học tập và nắm vững tiếng mẹ đẻ – chìa khóa của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn. Vốn Tiếng Việt cần thiết cho mọi trẻ em bước vào cuộc sống, điều đó chứng minh vai trò trung tâm của môn Tiếng Việt nói chung và phânmôn Tập Đọc trong chương trình dạy học tiểu học nói riêng. Hiện nay nhiều trường tiểu học đang thực hiển đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như riêng phân môn Tập đọc lớp 5 theo hướng dạy đọc hiểu. Đây là một hướng đi cần thiết vì đọc hiểu là một trong những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà học sinh cần có để các em tiếp tục học trung học cơ sở, trung học phổ thông thuận lợi, đồng thời các em có thể tiếp thu những thành tựu khoa học của nhân loại nhầm nâng cao chất lượng cuộc sống. Có một thực trạng là ở địa phương vùng sâu vùng xa, việc dạy học Tập đọc lớp 5 chưa đạt được kết quả cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó phải thừa nhận một nguyên nhân cơ bản là trong giờ học tập đọc, học sinh chưa tích cực hóa học tập, chưa được luyện đọc thành tiếng, luyện đọc hiểu một cách chủ động tích cực. Ý thức tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cả về lý luận lẫn thực tiễn và tự nâng cao trình độ sư phạm cho bản thân, tôi mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến “ Tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 5 theo hình thức hoạt động nhóm.” II. Thực tiễn dạy Tập đọc hiện nay Hoạt động dạy và học luôn được xem là hoạt động then chốt của nhà trường. Qua kinh nghiệm dạy học, tôi có một số nhận xét về thực tiễn dạy học như sau: 1. Về chất lượng dạy đọc 1.1. Ưu điểm Đội ngủ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, một số đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh. Xác nhận dạy đọc là một yêu cầu quan trọng hàng đầu nên giáo viên luôn cố gắng sao cho học sinh không chỉ đọc hay mà trước tiên là phải hiểu kỹ bài học. Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 5, tôi đã thống kê các bài kiểm tra, bài thi học kỳ của các em. Theo đó, số học sinh có điểm dưới trung bình rất ít em. Khi dạy đọc cho học sinh, giáo viên đã có ý thức khắc phục tối đa sự chi phối không tích cực của phương ngữ Nam Bộ. Nhiều em khi giao tiếp ngoài lớp vẫn nói theo giọng địa phương bình thường nhưng khi vào học đã biết đọc theo đúng sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên đã tăng cường đặt câu hỏi, cho các em trao đổi theo cặp, nhóm để các em có thể hiểu thấu đáo nội dung bài học. 1.2. Hạn chế - 1 -
- Chất lượng dạy Tập đọc lớp 5 ở trường tôi mặc dù có sự cải thiện, tiến bộ so với trước đây song về cơ bản mặt bằng chất lượng của học sinh vẫn nằm ở mức có phần hạn chế. Địa hình sông nước đi lại khó khăn, đời sống nhân dân đại đa số là nghèo là một khó khăn không nhỏ trong dạy và học của trường tôi, trong đó có dạy Tập đọc. Nếu xét trên điểm số thì chất lượng đọc của học sinh là tương đối ổn. Tuy vậy, khi dạy và chấm bài các em, tôi thấy số học sinh đọc giỏi khá rất khiêm tốn, nhiều em còn chậm, yếu ở kỹ năng đọc hiểu. Có thể các em vẫn đạt điểm trung bình nhưng điểm số đó chủ yếu là nhờ phần đọc thành tiếng. Tóm lại, chất lượng dạy Tập đọc lớp 5 ở trường tôi dù đã có cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Yêu cầu đó đặt ra cho những người giáo viên là phải làm sao suy nghĩ, tìm tòi cách làm tốt nhất để dạy học có hiệu quả cao. 2. Về cách thức, phương pháp dạy học Tập đọc 2.1 Ưu điểm Giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn cũng như giờ giấc lên lớp, tăng cường đầu tư cho chuyên môn. Mạnh dạn xây dựng chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học tập đọc. Một ưu điểm nữa là ban giám hiệu nhà trường cũng rất quan tâm đến việc dạy tập đọc của giáo viên. Trường thường xuyên tổ chức cho chúng tôi dự giờ, động viên, trao đổi cách thức, phương pháp dạy học Tập đọc theo hướng hoạt động nhóm. Sau mỗi giờ như vậy, chúng tôi sẽ đúc rút, học hỏi thêm nhiều điều để dạy đọc hiểu theo cách chia nhóm cho học sinh. 2.2 Hạn chế Hiện trường chúng tôi đang từng bước áp dụng dạy tập đọc cho các khối lớp theo hình thức hoạt động nhóm mang tính uy mô, bài bản. Một vài giáo viên trước đây cũng đã cho học sinh học theo nhóm theo thực chất cách làm còn mang tính hình thức nên học sinh ít có cơ hội suy nghĩ trao đổi, hợp tác chia sẻ để tìm hiểu bài đọc. Nói chung, đa số giáo viên dạy Tập đọc là căn cứ vào quy trình hướng dẫn trong sách giáo viên. Chúng tôi cho rằng dạy học theo hướng dẫn của Sách giáo viên là đúng và cần thiết nhưng nếu giáo viên vận dụng không linh hoạt thì dẫn đến giờ học trở nên đơn điệu, cứng nhắc. Vấn đề đặt ra là phải có sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng. Một hạn chế nữa cần phải thừa nhận là đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình Tập đọc hiện hành có tiến bộ hơn so với chương trình cũ nhưng nhìn chung vẫn còn ít, chủ yếu là tranh, nhưng đôi khi tranh cũng không thể hiện được hết nội dung của bài. Điều này cũng đã gây khó khăn nhất định cho giáo viên khi dạy. Qua việc tìm hiểu thực trạng dạy học Tập đọc, tôi thấy việc nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc theo hình thức hoạt động nhóm là một vấn đề quan trọng, cần thiết và cẩn phải được nghiên cứu nhiều hơn. Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, làm cho học sinh có hứng thú học tập không chỉ là một sự cần thiết mà là một yêu cầu cấp bách để có thể đạt được mục tiêu giáo dục là dạy tiếng mẹ đẻ như một công cụ giao tiếp cho học sinh. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - 2 -
- I. Những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc tổ chức dạy Tập đọc theo hình thức hoạt động nhóm 1. Yêu cầu đọc đúng đọc hay Thế nào là đọc? Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lới nói có âm thanh và thông hiểu nó( ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh( ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “ đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như các kí hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Trên thực tế nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiều chổ, người ta chỉ nói tới đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ – âm, còn chuyễn từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mức. Tập đọc là môn học có vị trí quan trọng ở tiểu học. Tập đọc là môn học khởi đầu( được học sớm nhất ở tiểu học, nối tiếp với học vần, âm). Tập đọc giúp học sinh có một công cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, để chiếm lĩnh kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại được tàng trữ trong sách vở. Thế nào là đọc đúng, đọc hay? Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài học một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Với những học sinh ngườu dân tộc thì lưu ý không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng Việt. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh( đúng các vị âm), nghỉ ngắt hơi đúng chổ( đọc đúng ngữ điệu). Thực chất đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc hay. Đọc hay là một yêu cầu thường đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc hay thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Một điều rất quan trọng cần chú ý là đọc hay chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc hay yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc hay, phải làm chủ được chổ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ đọc( đọc nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp đọc), làm chủ cường độ đọc( đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Ở tiểu học, khi nói đến đọc hay, người ta thường nói về một số kỹ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu. 2. Yêu cầu dạy đọc hiểu ở tiểu học 2.1 Thế nào là đọc hiểu? - 3 -
- Hiệu quả của việc đọc( nhất là hình thức đọc thầm) được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc phải gắn với đọc có ý thức, đọc hiểu: hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Do vậy, giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ của tiếng mẹ đẻ vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ giải thích cho thích hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu. Như tâm lý – ngôn ngữ học đã chỉ ra, để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu nội dung của bài. Trong những bài văn chương, đó là những từ dùng “ đắt”, tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh đến việc phát triển ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu lên ý chung của bài. Với các bài khóa văn chương, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Cũng cần phải nói thêm về việc “ hiểu” ( nhiều tác giả gọi là cảm thụ) tác phẩm văn chương. Đó là sự thông hiểu ở một tầng bậc khác, đó không chỉ là hiểu nghĩa của ngôn từ mà còn là những gì đằng sau nó, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ở tiểu học cũng phải dạy nghĩa bóng của từ, sự chuyễn nghĩa trong văn chương, những cách nói bất thường dù ở mức độ thấp. Hiện nay giáo viên tiểu học đang tăng cường dạy đọc hiểu, điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc, giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà là tăng cường chất lượng đọc. 2.2. Các dạng bài đọc hiểu Kĩ năng đọc và hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh. Có nhiều cách phân loại hệ thống bài tập: - Phân loại các bước lên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập cũng cố, bài tập kiểm tra đánh giá. - Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết ( tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm khách quan. - Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh, tức là xét đặc điểm hoạt động của học sinh khi giải bài tập, nhất là xét tính độc lập làm việc, ta thấy có những bài tập chỉ yêu cầu học sinh tái hiện chi tiết, có bài tập yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa, có bài tập yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu ý kiến chủ quan, sự đánh giá của mình, đòi hỏi học sinh phải làm việc sáng tạo. Theo cách chia này có thể gọi tên các bài tập: bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi ( sáng tạo). - Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: có bài tập cho cả lớp làm chung, có bài tập cho nhóm học sinh, có bài tập dành cho cá nhân, có bài tập cho học sinh đại trà, có bài tập cho học sinh yếu, có bài tập cho học sinh khá, giỏi. Các dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung: Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu và cách thức hoạt động của học sinh khi giải bài tập, ta có thể phân loại các bài tập - 4 -