Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_mot_vai_net_nghe_thuat_trong.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
- chuyên đề: Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du Phần I: Đặt vấn đề I: Lý do chọn chuyên đề: " Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một ngôi sao sáng chói nhất trong nền văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm được xếp vào một trong những kiệt tác bất hủ của Văn học thế giới. Vị trí đó đã nói lên tất cả giá trị của " Truyện Kiều". Xưa nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu phê bình lớn về " Truyện Kiều" và đã có không ít những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau. Về nội dung tư tưởng còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng về nghệ thuật thì xưa nay ai ai cũng cho là tuyệt diệu. Phải nói nét độc đáo nhất trong nghệ thuật " Truyện Kiều" là bút pháp xây dựng nhân vật. Với tài năng sáng tạo bậc thầy, Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú và sinh động. Thành công của Nguyễn Du đã đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật xây dựng nhân vật của loại hình tự sự trong Văn học Trung đại (đặc biệt là với thể loại Truyện Nôm), đồng thời cũng khẳng định sức sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Du trong quá trình chuyển đổi cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thành tác phẩm của mình. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 9 hiện nay " Truyện Kiều" của Nguyễn Du có một vị trí không nhỏ. Có một bài giành riêng cho giới thiệu tác giả; tóm tắt, nêu giá trị tác phẩm và 5 đoạn trích. Qua thực tế giảng dạy và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp đã từng giảng 1
- "Truyện Kiều", tôi thấy: khi tìm hiểu " Truyện Kiều" các đồng chí đều thiên về phân tích giá trị nội dung của các đoạn trích, còn việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật thì vẫn còn hời hợt chưa thực sự cho đây là một vấn đề quan trọng. Hơn nữa, đối với học sinh thì việc phân tích, tìm hiểu " Truyện Kiều" là một vấn đề tương đối khó, đòi hỏi có một kỹ năng học tập phù hợp, cụ thể với thực tiễn giảng dạy của đặc trưng bộ môn. Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn chuyên đề này. Trước hết là để tìm hiểu sâu sắc thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du trong " Truyện Kiều". Hơn nữa tôi chọn chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về kinh nghiệm giảng dạy " Truyện Kiều", đồng thời giúp học sinh tìm hiểu, phân tích "Truyện Kiều" với cái nhìn toàn diện hơn. II- Đối tượng - phạm vi nghiên cứu. 1- Đối tượng nghiên cứu: Một số nét nghệ thuật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. 2- Phạm vi nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong " Truyện Kiều" và một vài nét sáng tạo về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong " Truyện Kiều". III- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp sau: 1- Phương pháp thống kê. - Bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều chủ yếu tập trung ở đoạn trích"Cảnh ngày xuân", "Kiều ở lầu Ngưng Bích". - Thế giới nhân vật trong Truyện Kiều đa dạng sinh động, đủ các loại người, chia làm hai tuyến nhân vật. + Tuyến nhân vật chính diện: Gia đình Thuý Kiều (Vương Ông, Vương Bà, Vương Quan, Thúy Kiều, Thuý Vân) Thuý Kiều, Từ Hải, sư Giác Duyên 2
- + Tuyến nhân vật phản diện: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh, mụ mối, Hồ Tôn Hiến, Khuyển, Ưng + Nhân vật trung gian: Thúc Ông, Thúc Sinh. 2- Phương pháp phân tích: Tôi tiến hành tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Du sử dụng qua việc khảo sát, phân tích các bức tranh thiên nhiên, các khía cạnh: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, dáng điệu, cử chỉ và nội tâm ở những nhân vật tiêu biểu. 3- Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tôi tiến hành so sánh Truyện Kiều với một số Khúc Ngâm, các truyện Nôm, đặc biệt là so sánh với "Kim Vân Kiều truyện" tác phẩm văn học Trung Quốc mà Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện đó để sáng tạo Truyện Kiều. 4- Phương pháp khái quát hoá. Để có cái nhìn đúng đắn về giá trị nghệ thuật "Truyện Kiều" trong lĩnh vực miêu tả bức tranh thiên nhiên và xây dựng nhân vật, tôi sử dụng phương pháp khái quát hoá, rút ra những kết luận cần thiết từ những biểu hiện cụ thể. Phần II: Giải quyết vấn đề. A- Bút pháp miêu tả thiên nhiên: I- Miêu tả thiên nhiên trực tiếp. Miêu tả là bút pháp khá quen thuộc đối với bất kỳ nhà văn hay nhà thơ nào dù ở nước ngoài hay trong nước. Nhờ bút pháp này mà nó làm cho mỗi bài văn, bài thơ thêm cụ thể hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn, hấp dẫn hơn. Có rất nhiều loại bút pháp miêu tả: Có thể là tả cảnh, có thể là tả người có thể tả trực tiếp, có thể tả gián tiếp (mượn cảnh để tả tình) và 3
- không phải tác giả nào cũng thành công ở tất cả các loại bút pháp như vậy, nhưng riêng Nguyễn Du miêu tả là một thiên tài bậc thầy của nền văn học dân tộc. Trong chương trình Ngữ Văn 9 bậc Trung học cơ sở, những nét sáng tạo nghệ thuật độc dáo của Nguyễn Du được thể hiện cụ thể qua mỗi đoạn trích trong "Truyện Kiều". - ở phần đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân" Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp miêu tả thiên nhiên trực tiếp. "Ngày xuân con én đưa, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Bốn câu thơ đầu Nguyễn Du đã mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu tình, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mênh mông là những cánh én bay qua, bay lại như "thoi đưa". Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ "đưa thoi" rất gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ miêu tả cánh én như con thoi vút qua, vút lại chao liệng như muốn nói thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh, ngày vui trôi rất nhanh. Sau cánh én "đưa thoi" là ánh xuân, là "thiều quang" của mùa xuân khi "chín chục đã ngoài 60". Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi nhân xưa nay thật là hay và ý vị. Nào là "xuân hướng lão" (ức Trai), nào cảnh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi, còn là "xuân hồng" (Xuân Diệu), "Mùa Xuân chín" (Hàn Mạc Tử) với Nguyễn Du là mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba, "thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi". Hai chữ "thiều quang" gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao là của đất trời. 4
- Nếu hai câu thơ trên là thời gian, là không gian xuân thoáng đạt, thì 2 câu dưới là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. "Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: "Phương thảo liên thiên bích - lê chi sổ điểm hoa": Hai chữ "Trắng điểm" là nhân tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa; bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: Thảm cỏ xanh non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hoà đến tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi giầu sức sống. Như vậy, bằng vài nét chấm phá, miêu tả bậc thầy "Cảnh ngày xuân" trở thành bức tranh xuân hoa lệ, là vần thơ tuyệt bút mà Nguyễn Du trao tặng cho đời, điểm tô cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Phải chăng thi sĩ Chế Lan Viên đã học tập Tố Như để viết nên vần thơ xuân tuyệt đẹp này: "Tháng giêng hai xanh mướt cỏ đồi, Tháng giêng hai vút trời bay cánh én " ("ý nghĩ mùa xuân") Đó là bức tranh xuân được Nguyễn Du cảm nhận vào buổi sáng, còn bức tranh xuân trong buổi chiều thì sao? II- Tả cảnh ngụ tình: Thi nhân xưa thường hay mượn cảnh để tả tình, nhìn cảnh mà thấy được tình. Trong bức tranh "Cảnh ngày xuân" cũng vậy: "Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay về. 5
- Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang." Bức tranh ở đây không còn tươi rói, tinh khôi nữa mà dường như đã nhuốm màu tâm trạng. Nguyễn Du thật khéo khi miêu tả thiên nhiên, vẫn là cây cầu nhỏ, khe nước nhỏ, vẫn là cái thanh, cái dịu của mùa xuân, nhưng ông đã tả chúng dưới một góc nhìn khác, một thời điểm khác, nên giữa cảnh và tình có sự giao hoà đồng điệu với nhau. (Trong cái "nao nao" của dòng nước như có cả cái nao nao của lòng Kiều vì sự linh cảm). Nguyễn Du dùng hàng loạt từ láy để tả sắc thái cảnh vật và tâm trạng của nhân vật: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, ta như thấy được cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân. Bút pháp tả cảnh ngụ tình ta không chỉ gặp trong "cảnh ngày xuân" mà ta còn thấy trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia." Bức tranh lầu Ngưng Bích có những cồn cát nhấp nhô, bát ngát, những bụi sắc đỏ thổi bốc lên và xa xa là những dãy núi non trùng điệp và có cả ánh trăng. Cảnh thiên nhiên mêng mông, vắng lặng, trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn, niềm cô đơn buồn tủi của nàng Kiều. Có thể nói bức tranh trước lầu Ngưng Bích không còn đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà là bức tranh "tâm cảnh" - Trong cảnh có tình, 6
- trong tình có cảnh. Thi nhân xưa đã từng nói: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Kiều đang trong tâm trạng buồn cô đơn tê tái nên nàng nhìn đâu cũng thấy buồn. Tám câu cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Nguyễn Du tả khung cảnh thiên nhiên xung quanh lầu Ngưng Bích là để tả tâm trạng Thuý Kiều. Đây là một bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Nổi bật trong đoạn thơ là tâm trạng đau buồn da diết của Thuý Kiều: "Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?" Cánh buồn thấp thoáng xa xa trên mặt biển trong buổi chiều tà gợi lên ở nàng nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách hay là trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến nhưng vô vọng. "Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?" Phải chăng một cánh hoa trôi giữa dòng nước mênh mông là buồn về số phận "hoa trôi bèo dạt" của nàng? "Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh." Cảnh tượng cánh đồng cỏ úa tàn, chân mây mặt đất mờ mịt, xanh xanh phải chăng là nỗi buồn thương vô vọng của nàng? "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi." Gió cuốn mặt duềnh làm cho sóng vỗ ầm ầm Cảnh tượng ấy "kêu quanh ghế ngồi" là tâm cảnh, nàng cảm thấy như sóng vỗ dưới chân mình. Đây là tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước những tai hoạ đang rình rập ập xuống đầu nàng. 7