Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các hoạt động giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các hoạt động giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_cac_hoat_dong_giao_tiep_trong.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu các hoạt động giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ
- Tìm hiểu các hoạt động giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ A. Đặt vấn đề Trong dạy học ngoại ngữ, việc người học có thể ứng dụng kiến thức đã học của mình,kiến thức thực tế cuộc sốngvào việc thể hiện qua một ngôn ngữ khác vô cùng quan trọng.Điều đó quyết định chính vào thành công của việc dạy và học ngoại ngữ.Trong quá trình dạy học tôi thấy rằng việc tạo điều kiện cho người học có thể giao tiếp với nhau qua các tình huống cụ thể là vô cùng cần thiết.Nó giúp cho người học có thể tự tin hơn, cảm thấy phấn khởi hơn vì đã có thể ứng dụng thứ tiếng mình đã học để htể hiện điều mình muốn nói. Thêm vào đó nó cũng góp phần tạo được môi trường học , giúp mọi học sinh có thể cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các hoạt động giao tiếp,tôi đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu các hạot động giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ” để ngiên cứu và ứng dụng vào việc giảng dạy ngoại ngữ ( Tiếng Anh)của mình. B. Nội dung đề tài I.Đặc điểm của các hoạt động giao tiếp Các hoạt động giao tiếp là những hình thức luyện tập tạo điều kiẹn cho học sinh thực hành giao tiếp tự do gần giống như giao tiếp thật,trong đó có rất ít sự khống chế và kiểm soát của giáo viên về ngôn ngữ và lời nói của học sinh. Các hoạt động giao tiếp có các đặc điểm sau: • Ngôn ngữ được sử dụngmột cách có mục đích. • Tạo được nhu cầu giao tiếp ( qua các thủ thuật tạo các khoảng trống về thông tin, quan điểm vv giữa học sinh với nhau khi thực hiện bài tập) • Khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, đóng gốp ý kiến và thể hiện quan điểm riêng của mình. • Chú trọng vào nội dung ngôn ngữ hơn là sự chuẩn xác ngôn ngữ. • Khuyến khích tính làm việc độc lập của học sinh. • Học sinh tự lựa chọn và quyết định điều mình muốn nói chứ không bị chi phối bởi “mẫu lời nói” như ở các hoạt động luyện tập có kiểm soát khác. Những hoạt động giao tiếp thường được áp dụng rộng rãi dưới dạng hoạt động phỏng vấn, làm phiếu điều tra, các bài tập đóng vai có hướng dẫn, các 1
- trò chơi giao tiếp, các hoạt động có khoảng trống thông tin , thảo luận, làm việc theo cặp, theo nhóm vv Những hoạt động này thường được tiến hành tiếp theo các hoạt động có hướng dẫn; hoặc được tiến hành ở bất cứ giai đoạn học tập nào với mục đích củng cố và luyện tập tự do , hoặc để mở bài,làm tiền đề cho các hoạt động giới thiệu bài mới tiếp theo. II. Các hoạt động giao tiếp sử dụng trong giảng dạy Tiếng Anh. 1. Phỏng vấn - Interview Học sinh làm việc theo cặp, một học sinh đóng vai người phỏng vấn, một học sinh đóng vai người được phỏng vấn, sẽ hỏi đáp theo nội dung cụ thểđược ghi trong yêu cầu và theo sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ : Applying for a Club Membership. A. You want to apply for a membership of the school club / your local pioneer club . The official at the club is going to interview you. Get ready to tell him / her what he or she want to know. B. You are an official at the school club / the local pioneer club. Interview your partnerto fill in the form. Applicant,s Details Name : Age : School : Hobbies / Interests : Abilities : Wish : Để sử dụng cho loại hoạt động phỏng vấn, thầy giáo có thể khai thác một số tình huống tự tạo, có liên quan đến nội dung bài học như: • Holiday Plan Interview • Job Interview • Club Membership Interview • Famous People Interview 2
- Ngoài ra có thể khai thác các tình huống thật trong lớp, trong trường như: • Phỏng vấn những nhân vật trong lớpvề cuộc sống hay các sự kiện bạn mình vừa trải qua: - a good student in class - someone who is the only child in the family. - the best student in a sport competition. - Someone who has just come back from some interesting holiday resorts - Someone who has been to a karaoke bar for the first time. • Phỏng vấn các dự định kế hoạch của bạn như: - holiday plan - study plan - future plan • Phỏng vấn về sở trường , khả năng , sở thích, thói quen, các hoạt động vui chơi, giải trí vv. 2. Phiếu điều tra – Questionnaire Học sinh được chia thành cặp hoặc nhóm, dựa vào phiếu điều tra do giáo viên chuẩn bị trước, hỏi nhau để tìm hiểu về nội dung nào đấy. Cách tiến hành phiếu điều tra được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Thầy giáo chia học sinh thành các cặp hoặc nhóm. Bước 2 : Thầy giáo yêu cầu, giải thích bài tập học sinh sẽ phải làm. Bước 3 : Thầy giáo phát phiếu điều tra. Bước 4 : Học sinh thực hiện phiếu điều tra. Bước 5 : Thây giáo kiểm tra lại kết quả, hỏi lại những thông tin có được qua điều tra. Có thể phát triển bằng cách cho học sinh làm các bài trình bày nói hoặc viết, hay các hoạt động tiếp theo có liên quan ( follow – up activities ) Nội dung chủ điểm phiếu điều tra có thể xoay quanh các vấn đề gần gũi với các chủ điểm đã học và đời sống của học sinh, từ đơn giản đến phức tạp,tuỳ theo trình đọ lớp học. Ví dụ làm phiếu điều tra về sở thích các món ăn, về các thông tin xoay quanh nhà trườngnhư phương tiện đi lại của học sinh,số học sinh đi học bằng xe đạp,số đi học bằng xe máy và các phương tiện khác; điều tra về vật dụng có trong gia đình các em( các phương tiện nghe nhìn , giải trí,dụng cụ điện, đồ gia dụng , đồ làm bếp vv;điều tra về 3
- sở thích, thói quen,các hoạt động học tập cũng như giải trí; về hiểu biết xã hội,các phương tiện thông tin đại chúng và các kiến thức chung khác. Thầy giáo sẽ chuẩn bị sẵn phiếu điều tra hoặc điều tra cùng với học sinh,hướng dẫn các em làm phiếu điều tra, sau đó thực hiện theo các bước như đã trình bày ở trên. Ví dụ : How hard is your school life? You are making a report on how hardworking school children are nowadays.Aks your partner(s) to fill in the questionnaire. Then give your own comments and conclusions. Questionnaire Name : Class : When does school start ? When does it finish ? How many extra class hoursper week do you have? Do you go to extra classes at week-ends? How much time do you spend on doing your homework? How much time do you spend on doing the house work? How much time do you have daily? What do you usually doin your free time? 3.Xếp thứ hạng – Ranking Giáo viên đưa ra một số quan niệmvề những chuẩn mực cho một vấn đề hoặc danh hiệu nào đó,hướng dẫn học sinh đưa ra quan niệm của các em về các chuẩn mực đó. Ví dụ : Qualities for a best friend. Qualities for a good English teacher. Qualities for a good condition for English learning. Học sinh có nhiệm vụ xếp thứ tự tầm quan trọng hay thứ tự ưu tiên những quan điểm này theo nhận định riêng của cá nhân mình; sau đó đưa ra lớp trao đổi, thảo luận. 4
- Tuỳ theo đối tượng cụ thể của lớp học, giáo viên có thể lựa chọn nội dung chủ đề cho phù hợp.Từ những chủ đề nêu trên, giáo viên có thể khai thác những nội dung tương tự, ví dụ nhhư những chủ đề sau : a. Someone special Thầy giáo đưa ra một danh sách những nhân vật quen thuộc với học sinh, có thể thật, có thể trong văn học. Học sinh sẽ xếp thứ tự sự lựa chọn người mình thích nói chung hoặc người mình thích để cùng làm một việc gì đó ( Ví dụ: cùng đi picnic, cùng chơi thể thao, cùng đi câu lạc bộ, cùng nấu ăn vv ) .Sau đó em giải thích trước lớp tại sao có sự lựa chọn đó. b. Job Prestige Thầy giáo đưa ra một số danh sách các nghề nghiệp khác nhau, học sinh lựa chon, xếp thứ tự các nghề từ cao xuống thấp theo mức lương, mức độ được trọng vọng trong xã hội. Sau đó lại xếp một danh sách kháctheo thứ tự những nghề mình thích trong tương lai; rồi một danh sách các nghề cần phải được quan tâm, xem xét để điều chỉnh theo thứ tự mức độ cấp bách. Học sinh lúc đầu làm việc cá nhân, sau đó làm việc theo cặp hoặc nhóm, rồi cả lớp thảo luận, lí giải cho sự lựa chọn của mình. 4.Giải quyết vấn đề – Problem solving Với hoạt động này học sinh phải cùng nhau tìm ra giải pháp hay hướng giải quyết cho một vấn đề nào đấy do thầy giáo hay chính học sinh đặt ra. Cũng tương tự như hoạt đông trên,đầu tiên học sinh làm việc cá nhân , sau đó theo cặp hoặc nhóm, rồi đứng trước lớp để trao đổi và so sánh các giải pháp.Có thể tiến hành theo các cách sau: • Từng nhóm nêu ý kiến của mình. • Lớp thảo luận các ý kiến của nhóm • Thầy giáo nhận xét, góp ý kiến,giúp đỡ tìm cách diễn đạt ngôn ngữ. • Quyết định ý kiến cuối cùng của cả lớp. Nội dung các vấn đề thường đa dạng , có thể là các vấn đề khúc mắc hàng ngày thường xảy ra trong cuộc sống của học sinh, có thể do giáo viên hoặc học sinh tự tạo.Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn các thẻ nêu vấn 5
- đề(problem cards) để phát cho học sinh thực hiện.Sau đây là một số ví dụ về các tình huống cho hoạt động này. • I have a flat tyre. How could I get home now? • I have a toothache. What should I do? • I only have three days off. Where should I go? • I like listening to loud music,but my parents can’t stand it.What should I do? Những tình huống phức tạp hơn: Its Lans birthday in two days. What should we do for her? Her favourite: chocolate, peanuts, plums, Coca- Cola, dancing, English songs, English books Học sinh sẽ nêu nên mua gì , làm gì, tổ chức cá hoạt động gì, lí do Những tình huống tương tự : • We are going to have a party.What should we do ? • A foreign visitor is coming to our school next week.( What should we do / Who is doing what) • We are going to have a two- day trip to Huong Pagoda. What should we bring along? • The class have won one million dong in the sport competition.Decide what is the best way for the class to spend the money. • The environment in your town / city is heavily polluted.Decide necessary actions people have to take to protect it. • Children have no space to play nowadays. If you were the decision maker, what measure should you take? 5.Đóng vai - Role play ở hoạt động này học sinh đóng vai của chính mình hoặc vai của một người khác trong một tình huống cụ thể.Mục đích của các hoạt động đóng vai là tạo ra các tình huống giống như thật trong môi trường lớp học,giúp học sinh làm quen và tập sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống sẽ gặp trong cuộc sống thật. Các hoạt động đóng vai luôn được thực hiệntheo cặp hoặc nhóm. Sau đó đưa ra lớp có nhận xét, góp ý của giáo viên. 6
- Về thực chất, nhiều hoạt động giao tiếp như interview, problem - solving, information - gap vv cũng đã là các hoạt động đóng vai. Các tình huống và các vai nhân vật được sử dung trong luyện tập thường dựa vào những bài học học sinh vừa học, có mở rộng hoặc biến đổi với các chi tiết mới ; có thể đi từ dễ đến khó; từ luyện tập máy móc, có hướng dẫn đến phát triển tự do, đòi hỏi nhiều sáng tạo hơn.Sau đây là một số ví dụ về các hình thức hoạt động đóng vai. a. Mẫu hội thoại và gợi ý cho sẵn: Ví dụ 1 : Helping Mum Daughter : Shall I (1) ? Mum : No, you’d better leave that to me. Daughter : What shall I do then? Mum : Oh! Why don’t you (2) ? Prompts (1) (2) - sweep the floor - open the windows - dust the ceiling - empty the dust bin - rearrange the room - wash the dishes - boil the water - clean the tea cups Ví dụ 2 : At the buffet Waiter : Yes, ? You : , please. Waiter : dong, please. You : Pardon ? much? Waiter : Prompts 7