Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực

doc 55 trang sangkien 26/08/2022 8100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tiep_can_day_hoc_tich_hop_theo_huong_p.doc
  • doc1. Bia de tai.doc
  • doc4. Muc luc.doc
  • doc5. Quyet dinh phan cong nhiem vu De tai (1).doc
  • doc8. Noi dung de cuong de tai.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực

  1. Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 12/4/2017, Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Tổng chủ biên chương trình chủ trì họp báo. Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Về Phương pháp xây dựng chương trình, với định hướng tiếp cận năng lực (thay vì định hướng tiếp cận nội dung), dự thảo chương trình GDPT tổng thể áp dụng phương pháp Sơ đồ ngược (Back - Mapping) và Phương pháp Đánh giá tác động của chính sách. Nội dung chính của dự thảo chương trình tổng thể hướng đến xây dựng "Chân dung" người học sinh mới. Theo đó, dự thảo chương trình nêu lên 6 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển. Đồng thời, hướng học sinh đạt được 10 năng lực cốt lõi. Cụ thể là, chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT Hệ thống các môn học của chương trình GDPT mới được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc; cụ thể như sau: Tiểu học sẽ học các môn bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ. Các môn học bắt buộc có phân hóa gồm: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên). Trung học cơ sở: học sinh học các môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Các 1
  2. môn học bắt buộc có phân hóa gồm: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp: Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Ngoại ngữ 1, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Lớp 11 và lớp 12 là các lớp phân hoá sâu của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học bắt buộc có phân hoá: Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Các môn học tự chọn bắt buộc: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập. Học sinh tự chọn tối thiểu 3 môn học và 1 chuyên đề học tập. Như vậy, Theo đó Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và dạy học tích hợp sẽ là những nội dung cốt lõi của chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là: Dạy học tiếp cận năng lực đã triển khai nhưng chưa đồng bộ, nội dung kiến thức phần nào còn quá tải đối với học sinh và dư luận xã hội, công tác tích hợp đã triển khai nhưng chưa cụ thể. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Trong khuôn khổ về đề tài và do đặc thù tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình còn nhiều khó khăn, chúng tôi chủ yếu bước đầu tiếp cận việc dạy học tích hợp và phát triển năng lực cho học sinh THPT vùng khó khăn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc và các thầy cô giáo. 2
  3. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về dạy học tích hợp và phát triển năng lực tại trường THPT. Đề xuất các giải pháp dạy học tích hợp và phát triển năng lực học sinh THPT trong điều kiện thực tiễn. Thực nghiệm sư phạm nhằm đưa ra các đánh giá, kết luận, đề xuất về vấn đề nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận. * Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. * Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn. * Phương pháp mô hình hóa Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng. * Phương pháp giả thuyết Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng. * Phương pháp lịch sử Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng 3
  4. 3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng. * Phương pháp quan sát khoa học Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián ti * Phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng. * Phương pháp thực nghiệm khoa học Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình. * Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. * Phương pháp chuyên gia Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. 4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016-2017 + Từ tháng 6 đến tháng 9: Xây dựng đề cương, Sưu tầm tài liệu, viết tổng quan, phân công nhiệm vụ + Từ tháng 9 đến tháng 12: Nghiên cứu thực tiễn, xây dựng các bài toán liên môn, tích hợp từ thực tế phát triển năng lực, + Từ tháng 1 đến tháng 5: Thực nghiệm sư phạm + Tháng 6: Viết, hoàn thiện đề tài - Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT 19/5; trường THPT Bắc Sơn và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 4
  5. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng được sử dụng trong các hoạt động giáo dục tích hợp và phát triển năng lực Đóng góp vào hoạt động khảo nghiệm đánh giá tính thực tế của “Đề án đổi mới căn bản, toàn diện” giáo dục Việt Nam theo tinh thần nghị quyết TW8 của BCH Trung ương Đảng. Là căn cứ để Bộ GD&ĐT tham khảo khi triển khai đề án đổi mới toàn diện Giáo dục Việt Nam từ năm 2018. 5
  6. Phần II: NỘI DUNG Chương I: Cở sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bản tóm tắt một số nội dung cơ bản của Nghị quyết dưới đây của PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn tinh thần Nghị quyết. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng. Đã có nhiều Nghị quyết, chỉ thị về GD&ĐT quan trọng được ban hành và đi vào cuộc sống. Đáng chú ý là Nghị quyết Trung ương 4 (NQTW) (khóa VII), NQTW 2 (khóa VII), Thông báo Kết luận số 242 của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 15/9/2009. Đảng đã khẳng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; giáo dục phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ; đa dạng hóa các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục Hiện nay trào lưu đổi mới, cải cách giáo dục có tính chất thời đại đang trở thành phổ biến, nổi bật hiện nay trên thế giới, nên Việt Nam phải nhanh chóng hội nhập. Thực chất cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia hiện nay trên thế giới là cạnh tranh giáo dục. Giáo dục phát triển, kinh tế sẽ mạnh. Do vậy, hầu hết các quốc gia dù là chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển đều tiến hành canh tân, đổi mới hoặc cải cách giáo dục. Đây là xu thế mang tính toàn cầu, với những mức độ khác nhau tùy theo từng khu vực và từng quốc gia. Nếu tính từ 6
  7. thế kỷ trước, về tổng thể đã diễn ra 4 cao trào chính. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. Căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, yêu cầu phát triển giáo dục, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”(2). Tháng 10/2013, Hội nghị Trung ương 8 đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục, xin nêu tóm tắt một số nội dung cơ bản của Nghị quyết. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “”Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp”. Nhiệm vụ, giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân .Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học 7