Sáng kiến kinh nghiệm Tiến trình bài nghe theo phương pháp dạy học tích cực

doc 8 trang sangkien 29/08/2022 11120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiến trình bài nghe theo phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tien_trinh_bai_nghe_theo_phuong_phap_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiến trình bài nghe theo phương pháp dạy học tích cực

  1. Chuyên đề tiếng anh. Tiến trình bài nghe theo phương pháp dạy học tích cực A.Đặt vấn đề. I/ Tầm quan trọng của hoạt động dạy- thực hành kỹ năng nghe. - Kỹ năng nghe kỹ năng tiếp nhận( receitive skill) là một trong bốn kỹ năg thực hành quan trọng Nghe –Nói -Đọc- Viết trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ . Để hoạtnđộng dạy – học ngoại ngữ đạt kết quả giao tiếp, chúng ta không thể tách rời bốn kỹ năng này. - Là kỹ năng khửi đầu cho 4 kỹ năng thực hành tiếng, kỹ năng nghe đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tiếp theo , nó ảnh hưởng trực tiếp tứi kỹ năng nói- kỹ năng sản sinh ( productive skill). Hoạt động ngoại ngữ có đạt hiệu quả như mong muốn hay không, phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dạy – thực hành kỹ năng nghe – nói, những kỹ năng khởi đầu thúc đẩy động lực của người học. - II/ Thực trạng. Với tầm quan trọng nêu trên,việc dạy nghe trong hoạt động dạy học không phải là mới . Song trong thực tế , cả người dạy lẫn người học gặp rất nhiều khó khăn trong dạy – học nghe. Đặc biệt là đối với học sinh trung học cơ sở, với yêu cầu của đổi mới chương trình sách giáo khoa trong điều kiện trang thiết bị còn thiếu, Giáo viên – học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm thì những khó khăn trong dạy – học nghe được nhân lên gấp bội, việc dạy nghe nhiều khi bị bỏ bẵng khiến yêu cầu được dạy ,học nghe đối với học sinh
  2. THCS nói chung,học sinh lớp 9 nói riêng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. III/ Giaỉ pháp. Để thoả mãn bốn kỹ năng của chương trình tiếng anh THCS hiện nay học sinh phải thành thạo bốn kỹ năng Nghe –Nói -Đọc – Viết khi kết thúc bậc học. Việc dạy học nghe phảI được tiến hành thường xuyên theo chương trình sách giáo khoa ở tất cr các khối lớp. Muốn vậy - Nhà trường : Trang bị đầy đủ thiết bị ( Đài , băng , đĩa .) - Giáo viên : Thành thạo các kỹ năng dạy nghe , chuẩn bị kỹ càng trang thiết bị , chọn những kỹ năng phù hợp với bài dạy, với đối tượng học sinh trứoc khi lên lớp. - B- Tiến trình bài dạy Một tiết dạy nghe có thể tiến hành theo các bước sau: I/ Warm up. ( khởi động ) 5 phút. Bước khởi động bắt đầu giờ học này rất quan trọng, tiết học có trở lên sinh động ,hào hứng hay không ,học sinh có tham gia nhiệt tình vào bài học hay không, tiết học có đạt hiệu quả mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này của tiến trình bài dạy . Giáo viên có thể áp dụng những kỹ năng như : Brainstorming, discussion, slap the board ,matching them chí có thể cho học sinh nghe một đoạn nhạc v.v Bước khởi động được coi là thành công khi thoả mãn hai yêu cầu : gây hứng thu cho học sinh và có sự gắn kết với bài mới . II/ Pre- listening ( trước khi nghe )- khoảng 10 phút. Đây là bước chuẩn bị cho học sinh nghe sao cho thật hiệu quả , sau khi kết thúc phần này , học sinh sẽ biết phải làm gì và làm như thế nào theo yêu cầu của bài học . Giáo viên có thể thực hiên phần pre- listening thoe các bước sau:
  3. 1. Pre- teaching new words. ( dạy trước từ mới ) Trong mỗi phần bài học đều có một số từ và mẫu câu mới, giáo viên phảI nhặt những từ này ra trước , cho học sinh luyện tập trước khi nghe . Những kỹ năng có thể áp dụng cho bước dạy này – luyện từ mới : eliciting, using real objects , pictures, situations, translation ,matching , rub out and remember , what and where .etc . ( Tuỳ tong bài dạy cụ thể , đối tượng học sinh cụ thể giáo viên có thể lựa chọn kỹ năng phù hợp .) 2. Set the scence (giới thiệu ngữ cảnh ) Bằng ngôn ngữ hay hình ảnh, với cách ngắn gọn nhất , rõ ràng nhất và hiệu quả nhất người giáo viên giới thiệu ,giúp học sinh nắm bắt dược yêu cầu của bài học : sẽ nghe gì , sẽ phải làm gì . 3. Prediction (đoán trước) + guiding questions (câu hỏi gợi mở ) Dựa vào phần giới thiệu ngữ cảnh trước đó, học sinh được yêu cầu đoán trước những thông tin sẽ được nghe hoặc dự kiến câu trả lời cho guiding questions. Nếu được thực hiện tốt, bước này sẽ giúp học sinh tập trung nghe tìm những thông tin chính trong bài. III/ While – listening ( sau khi nghe ) khoảng 10 đến 12 phút. Sauk hi hoàn tất công việc chuẩn bị ,giáo viên bật băng cho học sinh nghe ( từ hai đến ba lần) ,học sinh hoàn thành yêu cầu bài học ( có thể theo cặp pairworks, theo nhóm groupworks hay tong cá nhân individually, tuỳ theo yêu cầu của bài học ).Sau đó học sinh yêu cầu được kiểm tra ,chữa lại phần đã đoán trước hoặc trả lời những câu hỏi gợi mở( Giving feedback, checking prediction, answering guiding questions .) IV/ Post – listening ( sau khi nghe)khoảng 10 đến12 phút . Đây chính là bước dành cho học sinh thực hành sâu kĩ hơn với nội dung bài thực hành nghe. Tuỳ theo nội dung tong bài, giáo viên có thể cho học sinh thực hành nói viết theo từng cặp ,từng nhóm hoặc
  4. từng cá nhân ( pairworks, groupworks, or individually ). Có liên hệ thực tế. V/ Consolidation and Homework ( Củng cố , dặn dò) khoảng 3 đến 5 phút. Củng cố lại nội dung kiến thức vừa mới thực hành, khắc sâu kiến thức trọng tâm, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà là yêu cầu của bước này trong tiến trình bài dạy. C- Bài dạy minh hoạ (bài soạn kèm theo) D- Kết luận Là một giao viên trẻ ,kinh nghiệm chưa nhiều, chuyên đề này của chung tôi không tránh khỏi những sai sót, rấy mong các thầy giáo ,cô giao giau kinh nghiệm trong nhà trường đóng góp ý kiến ,giúp chung tôi thực hiện thành công chuyên đề và nâng cao trình độ chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô! Tráng Việt,ngày tháng . năm 2010 Người viết Vũ Hùng Quang
  5. Phòng giáo dục huyện mê linh Trường :THCS Tráng Việt Chuyên đề tiếng anh Tiến trình bài dạy nghe theo phương pháp dạy học tích cực Seminar Teaching- practicing listening English in the active method Written by: Vũ Hùng Quang Năm học : 2009 - 2010