Sáng kiến kinh nghiệm Tiện ích chia sẻ dữ liệu trong trường học

docx 31 trang sangkien 10900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiện ích chia sẻ dữ liệu trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tien_ich_chia_se_du_lieu_trong_truong.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiện ích chia sẻ dữ liệu trong trường học

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề: 1 1.1.Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng khảo xác, thực nghiệm 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG 5 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 5 2.1.1. Nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục: 5 2.1.2 Khái quát về mạng LAN 6 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 8 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp 8 2.3.1. Chuẩn bị trước khi chia sẻ tập tin, thư mục 8 2.3.2. Chia sẻ dữ liệu trong mạng lan 13 2.3.3. Cách vào máy tính trong mạng lan 15 2.3.4. Một số lỗi có thể gặp trong quá trình chia sẻ tập tin 16 2.3.5. Thực nghiệm giải pháp 17 2.4. Kết quả thực hiện: 20 2.4.1 Kết quả khảo sát đối với giáo viên 20 2.4.2. Kết quả khảo sát học sinh 21 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 3.1. Kết luận 23 3.2. Các đề xuất, khuyến nghị. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHỤ LỤC 26 1. Phụ lục 1: 26 2. Phụ lục 2: 26 Lời cảm ơn 28 Lời cam đoan 28 i
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin. CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Ổ USB: thiết bị lưu trữ di động tích hợp với giao tiếp USB, thường được gọi là USB. ii
  3. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: 1.1.Lý do chọn đề tài: 1.1.1 Cơ sở lý luận: Với mọi quốc gia, mọi xã hội, giáo dục luôn là công cụ mạnh nhất để đào tạo ra những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực nắm bắt và giải quyết những vấn đề thực tế, là nguồn nhân lực cho việc phát triển quốc gia.Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Sự phát triển của ngành Giáo dục cũng là một chỉ tiêu đánh giá cho sự phát triển của quốc gia đó. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự toàn cầu hóa thông tin, Việt Nam không thể tự tách mình ra khỏi nhịp phát triển chung đó mà phải biết vươn mình để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Sự đổi mới, hội nhập phải được quan tâm và bắt đầu ngay từ ngành Giáo dục, nơi mà những sản phẩm của tương lai được rèn giũa, được đào tạo để đưa đất nước đi lên. Trong đó, ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy là vấn đề cấp thiết giúp hiệu quả chất lượng giáo dục được nâng cao, tạo sự hứng khởi và nhạy bén với CNTT, tạo cho các em niềm đam mê và hứng thú khám phá kho kiến thức vô tận của nhân loại ngay từ lứa tuổi học sinh. Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định rõ CNTT và truyền thông cũng như những đẩy mạnh của ứng dụng CNTT vào giáo dục có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, mở cửa và hội nhập. Nhận thức rõ vai trò to lớn đó, từ năm 2004 – 2005, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai thí điểm dự án đưa CNTT vào giảng dạy. Năm 2008 – 2009, Bộ quyết định chọn chủ đề năm học là: “Năm ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bộ cũng đã có công văn số 4622/BGDĐT–CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016-2017 vào ngày 20/09/2016 và Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (6200/QĐ-BGDĐT) vào ngày 30/12/2016. Ban hành văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2017-2018 đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tại phần 2, Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá; c)Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường. Ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”(117/QĐ-TTg). 1
  4. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn tham gia giảng dạy trong Nhà trường của bản thân tôi, cũng như trong văn bản số 4116/BGDĐT ra ngày 08 tháng 09 năm 2017đều cho thấy việc kết nối các thông tin, dữ liệu trong trường học là rất quan trọng. Cần phải có sự chia sẻ tài liệu, kết nối giữa các giáo viên, nhân viên và BGH nhà trường tạo nên một môi trường năng động, thân thiện, chia sẻ, học hỏi, bồi dưỡng và tự nâng cao trong Nhà trường. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc ứng dụng và kết nối thông tin dữ liệu của giáo viên trong các Nhà trường hiện nay còn khá đơn giản, chưa tận dụng tối đa tiềm năng của thiết bị và sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Các công cụ kết nối phổ biến hiện nay như cổng thông tin điện tử “Trường học kết nối”, hay dịch vụ lưu trữ, chia sẽ trực tuyến như Google Drive, OneDrive là cách chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet nên đối với những tập tin có dung lượng lớn như đoạn phim các bài dạy mẫu, thao giảng, những hình ảnh hoạt động của trường v.v tốn rất nhiều thời gian, tốn phí, thao tác còn phức tạp. Vậy làm thế nào để xây dựng được một thư viện điện tử, kết nối dữ liệu giữa cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ nhà trường một cách đơn giản và nhanh chóng mà không tốn thêm kinh phí, thao tác đơn giản hơn để mọi người cùng thực hiện dễ dàng. Dựa trên nghiên cứu, tìm hiểu và kiến thức chuyên môn, tôi quyết định chọn giải pháp chia sẻ dữ liệu thông qua mạng Lan. Ưu điểm của mạng Lan khi dùng để chia sẻ các tập tin với tốc độ truyền tải cực kỳ nhanh lên đến ít nhất 100Mpbs (tốc độ truyền tải của card mạng tích hợp sẵn trên mainboard), hoặc chúng ta có thể truyền với tốc độ cao 1 Gbps khi sử dụng card mạng rời tức nhanh hơn nhiều lần so với các phần mềm, dịch vụ chia sẻ dữ liệu qua Internet. Cách chia sẻ dữ liệu này còn có thể được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích chia sẻ dữ liệu nội bộ khác nhau. Trong giờ thực hành tin học, giáo viên thường phải chuẩn bị trước các tập tin mẫu cho học sinh sử dụng thực hành trên các máy tính bằng cách sao chép tập tin từ USB hoặc gửi các tập tin mẫu bằng phần mềm thứ ba như Netop School. Khi học sinh thực hành thường tắt và lưu kết quả chèn lên tập tin mẫu nên giáo viên phải chuẩn bị lại tập tin mẫu cho các lớp sau thực hành, làm tốn nhiều thời gian. Cũng như khi học sinh thi cuối học kì giáo viên phải đi sao chép các bài làm của học sinh từng máy rồi lưu kết quả vào máy tính của giáo viên cũng làm tốn rất nhiều thời gian. Ứng dụng chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan sẽ giúp ta có thể gửi các tập tin mẫu từ máy giáo viên đến các máy học sinh, cấp quyền để học sinh chỉ có thể mở tập tin để đọc chứ không thể lưu chèn lên tập tin mẫu. Đồng thời học sinh vẫn có thể lưu được kết quả từ máy học sinh vào máy giáo viên một cách đơn giản như lưu trên máy tính của mình, giúp giáo viên kiểm soát, quản lý và hệ thống được kết quả bài làm của học sinh trên máy tính của mình . 2
  5. Đối với thư viện trường học, việc tìm sách, tài liệu tham khảo hiện nay phải tìm trong các hộp theo chữ cái đầu rất lâu và không biết được tình trạng sách trong kho, nội dung của sách có đúng, sát với mục đích tìm hiểu của mình không. Các vấn đề đó làm khó khăn cho giáo viên khi mượn tài liệu tham khảo, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho công tác thư viện hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vấn đề đặt ra là cần tiết kiệm thời gian tìm kiếm, giới thiệu được nội dung tóm tắt sơ lược của mỗi đầu sách, tình trạng sách trong kho để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện. Ứng dụng chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan sẽ là một hướng giải quyết vấn đề hiệu quả. Xuất phát từ thực tế và các vấn đề nêu trên, để nâng cao hiệu quả và tính ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và giảng dạy, bản thân tôi đã tìm hiểu và thực nghiệm sáng kiến: “Tiện ích chia sẻ dữ liệu trong trường học”. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Đề tài được tôi thực hiện nhằm mục đích: - Ứng dụng cho tiết thực hành tin học trong cấp tập tin mẫu cho học sinh thực hành, lưu kết quả thực hành của học sinh vào máy giáo viên nhanh chóng. - Xây dựng thư viện điện tử trong nội bộ Nhà trường tạo môi trường làm việc thân thiện. chia sẻ, cùng nhau trau dồi và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - Ứng dụng trong công tác thư viện: quản lý đầu sách, nắm được tình trạng sách trong kho, hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm và nắm được nội dung tóm tắt của đầu sách. - Đáp ứng niềm say mê nghiên cứu CNTT phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý trong Nhà trường. - Trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp về ứng dụng CNTT trong dạy học. Đề tài nhằm rút ra được những kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của bản thân và của đồng nghiệp để vận dụng trong quá trình công tác và trong giảng dạy để đảm bảo việc đổi mới phương pháp dạy học được dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình giáo dục và đào tạo, chất lượng tổ chức và quản lý giáo dục trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các máy tính chạy hệ điều hành Windows 7 được kết nối mạng Lan với nhau. 1.4. Đối tượng khảo xác, thực nghiệm Học sinh, giáo viên và nhân viên Trường tiểu học số 2 Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 3
  6. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến chia sẻ dữ liệu làm cơ sở chọn lọc phương thức chia sẻ dữ liệu phù hợp để đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề gặp phải trong tiết dạy thực hành tin học, xây dựng và chia sẻ dữ liệu qua thư viện điện tử nội bộ cũng như nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong Nhà trường. 1.5.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Kinh nghiệm trong quá trình học tập và công tác của bản thân, cũng như của các đồng nghiệp được tổng hợp để xác định các vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên, nhân viên trong quá trình công tác. Từ đó đề xuất, tìm tòi biện pháp ứng dụng CNTT giải quyết vấn đề. 1.5.3 Phương pháp thực nghiệm Ứng dụng phương pháp chia sẻ dữ liệu qua mạng Lan để giao các tập tin mẫu của bài thực hành tin học cho học sinh, và cho học sinh tự lưu kết quả thực hành trên máy tính giáo viên bằng máy tính của mình. Từ đó, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng Sáng kiến vào trong các giờ thực hành tin học. Các bước chia sẻ dữ liệu qua mạng nội bộ được triển khai và hướng dẫn thực hiện nhằm đánh giá tính ứng dụng của Sáng kiến. 1.5.4Phương pháp khảo sát điều tra: Phiếu điều tra, khảo sát được thực hiện trên đối tượng khảo sát. 1.5.5 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu Kết quả điều tra, khảo sát được thống kê và phân tích để xác định được hiệu quả ứng dụng của Sáng kiến, có những chuẩn bị phù hợp để xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra, đồng thời xác định hướng phát triển tiếp theo cho đề tài. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Đây là mảng đề tài lớn, lần đầu tiên viết và vận dụng đề tài nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, làm cơ sở cho phạm vi rộng hơn ở các đề tài tiếp theo. Trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã kết nối hết tất cả các máy tính ở nhà trường để xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đồng nhất. * Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 đến 02/2018. 4