Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9

doc 16 trang sangkien 01/09/2022 11120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_mot_so_ki_nang_song_vao_mon_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp một số kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TÍCH HỢP MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG VÀO MÔN SINH HỌC 8, 9. Người thực hiện: - Nguyễn Thị Phẩm - Dương Tấn Tự Tổ: Hóa – Sinh – Thể dục Trường Trung học cơ sở Chu Văn An Kí hiệu đề tài: SV - THCS Năm học: 2015 - 2016
  2. BẢN PHÂN CÔNG A) Giáo viên Nguyễn Thị Phẩm: - Chịu trách nhiệm viết phần một: Đặt vấn đề và phần ba: Kết luận chung. - Trao đổi, thảo luận và tham gia viết phần hai: Nội dung. - Chịu trách nhiệm tiến hành tích hợp một số kĩ năng sống vào trong tiết học Sinh học 9 tại trường THCS Chu Văn An trong năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 để lấy kết quả cho đề tài. B) Giáo viên Dương Tấn Tự: - Trao đổi, thảo luận và tham gia viết phần hai: Nội dung. - Chịu trách nhiệm tiến hành tích hợp một số kĩ năng sống vào trong tiết học Sinh học 8 tại trường THCS Chu Văn An trong năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 để lấy kết quả cho đề tài. - Chịu trách nhiệm biên tập, trình bày toàn bộ đề tài.
  3. 1. Tên đề tài: TÍCH HỢP MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG VÀO MÔN SINH HỌC 8, 9. 2. Đặt vấn đề: Học sinh THCS sống trong xã hội phát triển như hiện nay cần phải trang bị những kĩ năng sống để hòa nhập cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết với thế hệ trẻ, bởi vì các em là chủ nhân của đất nước. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững. Giáo dục kĩ năng sống còn mang ý nghĩ tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó. Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kĩ năng sống nhất định để tồn tại và phát triển. Bởi giáo dục kĩ năng sống chính là định hướng cho các em con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được kĩ năng sống, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức và thái độ, suy nghĩ thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Để giáo dục học sinh những kĩ năng sống đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động của nhà trường, một hoạt động không thể thiếu là tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học như: GDCD, Ngữ văn, Sinh học, Đối với môn Sinh học lớp 8, lớp 9; Chúng ta có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các bài học lí thuyết cũng như trong các bài thực hành. Môn Sinh học 8, 9 nghiên cứu về: cơ thể người và vệ sinh; di truyền và biến dị; sinh vật và môi trường là những nội dung dễ tích hợp kiến thức các bài với kĩ năng sống thực hành, thực tiễn. Chính vì vậy mà chúng tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: Tích hợp một sô kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9”.
  4. 3. Cơ sở lí luận: - Mục tiêu bộ môn Sinh học THCS là kiến thức, kĩ năng và thái độ; trong đó kĩ năng và thái độ bao hàm giáo dục kĩ năng sống mà chúng tôi nghiên cứu trong đề tài này. - UNESCO đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỉ 21 dựa trên bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống và Học để tự khẳng định mình. Bốn trụ cột của sự học do UNESCO đề xuất chính là sự tương ứng với bốn nhóm kĩ năng sống cơ bản cần phát triển ở lứa tuổi học sinh là: nhóm kĩ năng nhận thức; nhóm kĩ năng thực hành, thực tiễn; nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng nhận thức cá nhân. - Từ cách phân loại kĩ năng sống trên, chúng tôi thấy có thể tích hợp được một số kĩ năng sống gần gũi với kiến thức Sinh học lớp 8, lớp 9 và phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh lớp lớn THCS trong nhóm kĩ năng sống thực hành, thực tiễn gồm: Kĩ năng sống chăm sóc và rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống bảo vệ môi trường, 4. Cơ sở thực tiễn: - Trường THCS Chu Văn An là một trường vùng sâu nên điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông còn hạn chế. Hoạt động ngoại khóa như: văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi, do nhà trường và liên đội tổ chức diễn ra định kì đã tạo được cho học sinh những kĩ năng sống nhất định. Các giáo viên bộ môn: Giáo dục công dân, Ngữ văn đã tích cực tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết dạy, tuy chưa đồng bộ. - Đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học chưa được tập huấn nên các giáo viên phải tự nghiên cứu trên sách báo, học hỏi các đồng nghiệp, trên mạng internet Nhiều giáo viên do chưa có bước chuẩn bị hợp lí nên hiệu quả tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các bài học Sinh học 8, sinh học 9 kết quả chưa cao. - Tích hợp kĩ năng sống phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa nội dung môn học với nội dung của giáo dục kĩ năng sống, tránh khiên cưỡng, gò ép. Mặt khác, nó phải luôn phù hợp và dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân. - Khi chúng tôi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với sự chuẩn bị kĩ, phù hợp với kiến thức và thời lượng từng bài, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh và thực tế đang diễn ra tại địa phương sẽ trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết và còn giúp học sinh hứng thú khi học môn Sinh học, làm cho chất lượng học tập bộ môn của học sinh tăng lên rõ rệt.
  5. - Do đó, việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh nói chung và đối với giáo dục kĩ năng sống ngày càng khởi sắc. 5. Nội dung nghiên cứu: A. Giải pháp để tiến hành tích hợp kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9. - Đối tượng là học sinh lớp 8, 9 đang trong độ tuổi dậy thì, có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Nếu tổ chức giáo dục kĩ năng sống tốt vào bài học Sinh học 8, 9 thì các em có nhân thức, kĩ năng và thái độ tích cực trong bảo vệ môi trường, tự chăm sóc bản thân từ sớm thì đó là cách giúp các em hoàn thiện nhân cách, bảo vệ sức khỏe đỡ tốn kém nhất và bền vững. I. Sự chuẩn bị để tích hợp kĩ năng sống vào các tiết học Sinh học 8, 9. a) Đối với học sinh: - Trước mỗi tiết học mới, học sinh học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới. Để tích hợp kĩ năng sống, giáo viên nhắc nhở học sinh vận dụng những hiểu biết khoa học giải thích các hiện tương thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể và luôn hướng tới các vấn đề quan trọng đặt ra trong cuộc sống. Từ đó tạo tâm thế tích cực cho học sinh trong tiết học để tiếp thu các kĩ năng sống liên quan. - Giáo viên nên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ các nguồn thông tin khác liên quan đến môn Sinh học. Từ các câu hỏi đó, có nhiều vấn đề liên quan đến kĩ năng sống của các em cần giải thích. b) Đối với giáo viên: - Giáo viên không ngừng trau dồi, học hỏi các kiến thức mới liên quan đến Sinh học, đến phương pháp giảng dạy nhất là kiến thức về kĩ năng sống. - Trong quá trình chuẩn bị bài, giáo viên phải nghiên cứu kĩ về kiến thức, cách thức truyền đạt và thời lượng cho từng mục của bài dạy; để từ đó nghiên cứu tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với nội dung bài dạy, với nhu cầu của học sinh sao cho hiệu quả nhất; làm sao khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống làm tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh, đồng thời giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết, tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học. - Để việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9 đạt hiệu quả cao, tránh ôm đồm ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và kĩ lưỡng. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên dành từ 1 đến 2 phút để dặn dò các em. Khâu soạn giáo án của giáo viên cũng phải được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra những câu hỏi, tạo ra nhiều
  6. tình huống phát huy tính tích cực phù hợp với nhiều đối tượng và thực tế, gần gũi với các em thì giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cao. II. Các bước tích hợp kĩ năng sống trong tiết dạy như sau: *Bước 1: Xác định địa chỉ cụ thể tích hợp: Tích hợp vào tiết học với nội dung bài học cụ thể nào phù hợp với nội dung giáo dục kĩ năng sống nào. Có thể phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và nội dung các bài học trong sách giáo khoa để xác định các bài, các phần cụ thể. *Bước 2: Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống có thể tích hợp nào: Ở đây cần trả lời các vấn đề: nội dung bài học có liên quan như thế nào với nội dung tích hợp kĩ năng sống? Biểu hiện trong thực tế của mối liên hệ đó? Vì sao có khi biết trước hệ quả tiêu cực của việc làm đó nhưng người ta vẫn cứ làm? *Bước 3: Lựa chọn con đườngcó thể tích hợp: Lựa chọn cách thức tích hợp và thời gian, thời điểm nhất định trong tiết dạy có thể tích hợp, đưa nó vào giáo án. Nghĩa là lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào chỗ nào, cách nào trong tiến trình bài dạy? Tạo tình huống như thế nào cho hợp lí, tự nhiên và hiệu quả nhất? Trong khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống trong sách giáo khoa Sinh học 8, 9 nhìn chung có 2 con đường: qui nạp và diễn dịch, tương ứng với việc huy động học sinh xây dựng kiến thức mới và yêu cầu học sinh minh họa cho bài dạy. + Thao tác qui nạp: từ việc đưa ra nội dung giáo dục kĩ năng sống liên quan, thông qua đàm thoại, thảo luận nhóm để xây dựng nội dung bài học. + Thao tác suy diễn: sau khi giới thiệu nội dung học tập, chỉ ra biểu hiện hay tác động của nó đối với kĩ năng sống liên quan. Nói chung, con đường suy diễn thường tiết kiệm thời gian hơn con đường qui nạp và kết quả thường chắc chắn hơn. Qua thực nghiệm, chúng tôi còn nhận thấy có thể tích hợp kĩ năng sống vào tất cả các bước trong tiết dạy: từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, trong triển khai kiến thức mới Tuy nhiên, hiệu quả và dễ thực hiện nhất là phần củng cố: củng cố từng phần hoặc củng cố toàn bài đều dễ thực hiện. Lúc đó, học sinh vừa nắm kiến thức mới muốn liên hệ thực tế bản thân, thực tế cuộc sống địa phương; còn giáo viên thông qua tích hợp kĩ năng sống có thể mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh và còn làm chủ được thời gian trong mục, trong tiết đó.