Sáng kiến kinh nghiệm Thi đua là đòn xeo nâng cao chất lượng giáo dục

doc 8 trang sangkien 30/08/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thi đua là đòn xeo nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thi_dua_la_don_xeo_nang_cao_chat_luong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thi đua là đòn xeo nâng cao chất lượng giáo dục

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THI ĐUA LÀ ĐÒN XEO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nhiều năm học ta nhận thấy rằng chất lượng học sinh có chiều hướng chạy theo thành tích ít quan tâm đến chất lượng giảng dạy, trình độ học sinh khi lên lớp trên không theo kịp. Ở những năm học trước cũng đã có những phong trào thi đua, nhưng chỉ là làm để chạy theo thành tích ít quan tâm đến chất lượng. Trong năm học nầy ngành giáo dục đã thực hiện chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích nhằm nâng cao chất lượng học sinh trong suốt quá trình học tập của các em, để các em khỏi ngồi nhằm lớp. Muốn chất lượng học sinh được nâng lên phải phụ thuộc vào rất nhiều mặt. Mà giáo viên là một mặt rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Muốn chất lương giáo dục ngày được nâng cao, thì trong nhà trường phải có kế hoạch thi đua cụ thể. Thi đua ở đây là thi đua giữa các giáo viên và giáo viên, thi đua giữa các khối với nhau, đồng thời nhà trường phải có hình thức kiểm tra khao sát nắm bắt chất lượng học sinh cụ thể qua hàng tháng, học kì và cuối năm học về chất lượng học sinh. Thi dua như thế chính là đòn bẩy nâng cao chất lượng học sinh, để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao mà ngành giáo dục nước nhà đang chuyển mình. II / THỰC TRANG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1/ THUẬN LỢI : - Nhìn chung đa số giáo viên trường còn trẻ nhiệt tình, hăng hái và tham gia tham gia các phong trào thi đua mà nhà trường đề ra, nhất là kết quả chất lượng học sinh. - Lãnh đạo Phòng Giáo Dục rất quan tâm về chuyên môn, đề cập và hướng dẫn đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh trong các năm học nhất là năm học 2006- 2007 - Cấp Uỷ, Chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể cũng luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục tại xã nhà và luôn nhắc nhở, động viên giáo viên, học sinh bằng những phần thưởng, quà mà địa phương vận động được danh cho hoạt động giáo dục trường đạt được, chủ yếu nghiên về chất lượng giáo dục cuối Năm học. - Hiệu trưởng rất quan tâm đến chất lượng học sinh, trường đầu năm học đã đề ra chỉ tiêu thi đua và có kế hoạch cụ thể về chất lượng học sinh đạt được cuối năm. 1
  2. 2/ KHÓ KHĂN: -Trong tình hình thực tế xà Bàu Hàm vùng đặt thù là người dân tộc Hoa Nùng sinh sống chiếm tỉ lệ trên 75 % nên việc học tiếng viêt còn gặp nhiều kho khăn. - Đa số người dân ở đây chuyên làm nông lại là người Hoa Nùng họ chỉ làm lụng, họ ít quan tâm đến việc học của con mình, mà giao khoán hết cho nhà trường. Nên chất lượng giáo dục cuối năm rất khó khăn đối với đội ngũ giáo viên Trong nhà trường. - Số lượng học sinh ra mẫu giáo chỉ đạt được 1/ 3 đối với tổng số học sinh hoc ở lớp 1. Nên số học sinh đó phần lớn chưa nói rành tiếng việc. 3/ SỐ LIỆU THỐNG NHỮNG NĂM ĐÃ QUA : Năm học Học sinh trung bình Học sinh trung bình Ghi chú và yếu đàu năm và yếu cuối năm 2005 - 2006 72% 68% 2006 - 2007 68% 58% III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1/CƠ SỞ LÍ LUẬN: Thi đua là đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục nói như thế không phải thi đua là quyết định tất cả, mà nó chính là một yếu tố đẩy mạnh nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, là một yếu tố không thể thiếu vì nó chính là động lực thúc đẩy các hoạt động nhà trường ngày một tốt hơn. Công tác thi đua là một công tác được quy định chung của ngành ở trong trường học. Mỗi tập thể dù lớn hay nhỏ trong từng ngôi trường đều có các phong trào thi đua cho năm học. Trước đây thi đua còn chạy theo thành tích, học sinh cuối năm phải đạt kết quả cao, mà ít nghĩ đến chất lượng. trong năm học nầy ngành giáo dục đã chấn chỉnh và coi chất lượng giáo dục là hàng đầu chống bệnh thành, chống tiêu cực trong thi cử, để đánh giá chất lượng học sinh một cách trung thực sát với lực học của các em và công tác giảng dạy của giáo viên. Riêng đối với ngành học tiểu học công tác nầy có ý nghĩa thiết thực hơn.Vì ngành học tiểu học là cái móng để xây tiếp giúp các em tiếp tục theo học ở bậc học cao hơn. Đã nhiều năn công tác dạy học và làm công tác quản lí tại hai trường tiểu học ở hai địa phương khác nhau với một tập thể khoảng ba mươi người, điều là nữ chiếm tỉ lệ cao, dù lớn hay nhỏ cũng biểu trưng cho một tập thể trường. Muốn khởi động cho cổ máy quay đều, quay theo định hướng để đạt được mục đích mong muốn, có lẽ nó phải được tự vận hành từ những bộ phận hợp nhất không hư hao trong khi quay và trong thời gian dài lao động. Cái chính ở đây là từng bộ phận một cũng như trong một tập thể giáo viên, nói chung mỗi thành viên điều phải làm 2
  3. tốt công việc của mình và gộp lại thành một lực lượng nồng cốt của nhà trường. Trong thời gian qua mọi người vẫn cố gắng nhiệt tình trong công tác, không chỉ với lòng trách nhiệm mà còn nhờ vào động lực lớn thúc đẩy với những phong trào thi đua sôi nổi, mỗi người đều đứng vững trong cộng đồng hăng say công tác, thể hiện bằng việc làm của mình và được đánh giá đúng mức qua các buổi tổng kết thi đua để đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học. mọi người đều muốn chứng minh năng lực của mình trong các cuộc hội thi, những thang điểm được xếp cao, được phụ huynh nhìn thấy kết quả của bản thân thầy cô giáo với kết quả học tập cao của học sinh đạt được hàng tháng và cuối năm học. Đó cũng chính là cách nâng cao vị trí của mình đối với phụ huynh bằng chính những nổ lực mình. Nhưng nếu phong trào thi không đi đúng hướng, tổ chức thi đua bình bầu sơ sài làm cho có, sẽ trở thành những tác động xấu xem nhẹ thi đua xếp loại nào cũng được, tới tháng vẫn lãnh lương, anh tốt cũng vậy. hoặc tư tưởng cho rằng người phấn đấu lại là mục tiêu dèm pha cho số người tiêu cực hoăc thi trở ganh đua. Như vậy chúng ta thấy làm thế nào để thi đua trở thành một động lực thúc đẩy toàn giáo viên trong nhà trường, nổ lực cũng như phấn đấu trong tinh thần thi đua để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Đó là vấn đề chúng ta cần bàn đến. Về phía bản thân tôi có một số kinh nghiệm trong công tác thi đua để nhằm nâng cao chất giáo dục của học sinh trong nhà trường. 2/ NỘI VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : a/ Nhận thức của cá nhân về thi đua để nâng cao chất lượng giáo dục : Bản thân là hiệu phó phụ trách mảng chuyên môn, tôi luôn có kế hoạch cụ thể và làm thế nào cho mỗi thành viên trong tập thể thấy rằng tôi cùng các bạn tham gia đúng mức phấn đấu của bản thân, tôi không cho phép mình xếp loại B trong mõt tập thể xếp loại A ( ví dụ chất lượng học tháng đó chưa đạt ) Tháng sau sẽ cố gắng vượt lên bất cứ hoàn cảnh nào. Muốn như vậy trong đầu năm Đại Hội CNVC chúng ta cùng với tập thể hội đồng thảo luận những điều khoảng những chỉ tiêu, chỉ tiêu ở đây chú trong chất lượng đặt lên hàng đầu trong việc giáo dục học sinh, những quy định về điểm, tiêu chuẩn thi đua của giáo viên và giáo viên tham gia ý kiến đóng góp thảo luận kế họach thi đua của trường và đề ra kế họach của cá nhân mình, cùng kí vào biên bản cam kết, có sự hiện diện của hội đồng thi đua, các cấp lãnh đạo địa phương và hội cha mẹ học sinh. Qua đó mỗi cá nhân thấy mình có ý thức làm tốt công tác, phấn đấu để đạt được danh hiệu mình đăng kí và làm nổi bật kết quả giáo dục cuối năm thông qua thi đua suốt một năm học. b / Lập kế hoạch cụ thể : Để từng cá nhân có hướng phấn đấu theo chỉ tiêu và chất lượng có hiệu quả. Do đó sau khi cá nhân đăng kí nhà trường lập kế hoạch trong tâm thi đua cho cả năm với danh sách tổng hợp đăng ký thi đua của nhà trường và thành lập bản thi đua gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, chủ tịch công đoàn, các tổ khối trưởng, bí thư chi đoàn, với đủ các ban bệ trong nhà trường cùng nhau họp bàn bạc. ( Sau khi công bố ban thi đua cho hội đồng nhà trường ) đưa ra tiêu chuẩn thi đua của từng 3
  4. tháng, học kì và cả năm học cho từng chức năng cho mỗi giáo viên, để đẩy mạnh đưa vào trong tâm chất lượng. Chúng tôi lấy điểm chuyên môn, trọng tâm chất lượng học sinh là chính với tổng số điểm hàng tháng 20 điểm, với móc xếp loại * Từ 16 điểm đến 20 điểm - loại A * Từ 12 điểm đến 15 điểm - loại B * Từ 10 điểm đến 11 điểm - loại C * Từ 10 điểm xuống - không xếp loại - Trong đó điểm chấm về chất lượng học sinh của mỗi lóp 8 điểm. Trong trường hợp ở học kì hay một năm học có loại B không được xét tốt hặoc khá. Mà chất lượng học sinh lớp đó so với lớp khác kết quả ngang bằng hay so với đầu năm học có tiến bộ nhiều, thì chúng tôi đưa ra hội đồng thi đua xét duyệt nâng lên một bậc. * Bảng điểm xếp loại hàng tháng : Qua thống nhất bàn bạc trong ban thi đua nhà trường đả cói biểu điểm như sau như sau với tổng số điểm tói đa 20 điểm NHIỆM VỤ NGÀY SỔ CHUYÊN CÁC MẶT CÔNG SÁCH MÔN KHÁC Ban giám hiệu 4đ 3 đ 10 đ 3 đ Giáo viên 4 đ 3 đ 10 đ 3 đ Công nhân viên 4 đ 3 đ 10 đ 3 đ Qua bản điểm chúng tôi quy định rõ chức năng, trách nhiệm từng bộ phận, từy khâu rõ ràng, cách xét thi đua cho từng cá nhận. * Ngày giờ công (theo quy đinh chung ) : Nghỉ một ngày có phép trừ 1 điểm 1 ngày không phép trừ 3 điểm, có lý do chính đáng được giảm ½ số điểm đã quy định có phép. trể 1 lần trong tháng không tính điểm trừ, 2 lần trên tháng trừ 1 điểm, cứ đi trể 4 lần trở lên trừ 2 điểm, cứ tăng theo số ngày trễ. * Sổ sách ( theo quy định ): Nộp đúng thời gian quy định, nội dung đủ trình bày sạch đẹp phong phú Phương pháp giảng dạy đa dạng có đầu tư. * Chuyên môn : - Lên lớp có giáo án, có sử dụng đồ trong giảng dạy - Bảo quản tài sản tốt, không mất mát, sữa chữa kịp thời những đồ dùng hư hỏng nhẹ, thực hiện đúng quy chế chuyên môn. - Tiết dạy đạt kết quả, học sinh hiểu bài và làm bài được. * Các mặt khác ( theo quy định chung ) : - Về tư cách, phẩm chất, nội quy cơ quan bên cạnh những tiêu chuẩn quy định được tiêu biểu chuẩn hoá cụ thể trọng tân qua hai học kì và qua từng tháng 4
  5. được công bố thi đua tháng vào đầu mỗi tháng, nhất là chất lượng học sinh đạt được.Và để đẩy mạnh phong trào mũi nhọn nâng cao chất lượng học sinh chúng tôi xếp loại riêng từng phong trào, từng mặt để tổng kết cuối năm. Nhưng làm thế nào để các giáo viên tham gia các phong trào mũi nhọn 100% với tinh thần hăng hái trong thi đua, nhiều năm liền tôi suy nghĩ và đưa ra biện pháp cho năm nay đạt được kết quả tương đối cao. c/ Phương pháp kiểm tra đánh giá : Để đánh giá chính xác công việc làm của từng thành viên, ban giám hiệu chúng tôi lên lịch phân công lẫn nhau, dư giờ thăm lớp, kiểm tra các khâu,các mặt trong hoạt động chuyên môn, kiểm tra toàn diện và thanh tra chuyên môn tối thỉu một giáo viên là dự giờ 3 tiết, then chốt là khảo sát chất lượng sau tiết vừa dự để nắm bắt chất lượng học sinh vừa tiếp thu. * Về phân công dự giờ trong BGH : - Kiểm tra hàng tháng và khảo sát chất lượng : Hiệu trưởng dự khối 1 và 5 Hiệu phó dự khối 2, 3 và 4 - Sau từng tháng khảo sát chất lượng tất cả các khối lớp (trong đợt kiểm tra chung ) để do nhà trường và tổ khối thống nhất và lấy kết quả của từng lớp xét thi đua cho tháng đó. Cuối thàng rút kinh nghiệm những mặt thiếu sót đề ra giải pháp giải quyết. Trong quá trình dự giờ lẫn nhau còn thiếu sót gì khối tự đề ra kế hoach và lên chuyên đề trong khối dự. Sau đó góp ý đế ra nnhững phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy giúp các em hiểu bài làm bài được tạo cho chất lượng hàng tháng được nâng lên. * Duyệt hồ sơ sổ sách : Hiệu trưởng phân công duyệt sở sách theo từng khâu với trách nhiệm của mỗi người ( duyệt theo hàng tháng ) - Hiệu phó duyệt : Hồ sơ khối trưởng và giáo viên - Hiệu Trưởng duyệt : Các bộ phận còn lại trong nhà trường - Khối trưởng tháng duyệt giáo viên trong tháng - Ngoài ra còn kiểm tra hồ sơ đột xuất ( mọi hồ sơ hiện có ) - Quan trong nhất là giáo trong các giờ lên lớp. * Về lịch kiểm tra : - Nhà trường duyệt tháng 1 lần vào cuối tháng ( kể cả khối trưởng ) - Khối trưởng tháng duyệt khối hai lần vào 15 và 30 hàng tháng. Ngoài ra nhà trường còn dự giờ kiểm tra đột xuất và khảo sát chất lượng học sinh và nắm 5