Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy - học tiếng Việt ở trường THCS

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 8320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy - học tiếng Việt ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy - học tiếng Việt ở trường THCS

  1. Sở giáo dục và đào tạo hải dƯơng Kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy - học tiếng việt ở trường THCS môn : ngữ văn khối lớp : 7 & 8 Năm học : 2008-2009
  2. Phòng giáo dục cẩm giàng Trường thcs cẩm sơn @ Số phách: Kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy - học tiếng việt ở trường THCS môn : ngữ văn Tác giả :bùi thị nga đánh giá của trờng ( Nhận xét, xếp loại, ký và đóng dấu )
  3. Số phách: Kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy - học tiếng việt ở trường THCS môn : ngữ văn Khối lớp: 7 & 8 đánh giá của phòng giáo dục ( Nhận xét, xếp loại, ký và đóng dấu ) Tác giả: Đơn vị công tác:
  4. A. Phần đặt vấn đề 1. Cơ sở lý luận Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi người chơi còn cần được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè trong nhóm, tổ Đối với học sinh THCS thì hoạt động chơi không cong đóng vai trò chủ đạo, song cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu và nó giữ một vai trò quan trọng đối với các em. Nếu ta biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lý, khoa học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy trò chơi học tập khi được sử dụng trong giờ học Tiếng Việt - môn Văn ở THCS không chỉ làm thay đổi những hình thức học tập giản đơn, truyền thống không hiệu quả mà qua các trò chơi được tổ chức không khí lớp sẽ trở lên thoải mái, dễ chịu và việc thu nhận kiến thức mới, củng cố và nâng cao kiến thức cũ cũng vì thế tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái hơn. 2. Cơ sở thực tiễn “ Học mà chơi, chơi mà học” thì ai, giáo viên nào cũng biết nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh học - chơi, chơi - học thì không nhiều giáo viên làm được. Thực tế cho thấy có không ít giáo viên khi bước vào dạy bộ môn Ngữ văn dều rất ngại dạy Tiếng Việt họ coi đây là một phân môn khô, khó. Điều đó khiến việc ngại tìm tòi đổi mới phương pháp, hình thức dạy - học môn Tiếng Việt là không tránh khỏi. Cũng vì thế mà giờ học Tiếng việt ở trường THCS thường nhàm chán, đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức ở học sinh bị hạn chế Trước tình hình đó đòi hỏi giáo viên, nhất là giáo viên ở THCS là không chỉ đổi mới về phương pháp dạy học mà còn phải đổi mới cả hình thức tổ chức hoạt động dạy - học dể giờ học Tiếng Việt ở trường THCS ngày càng hấp dẫn và thú vị Qua tham khảo đồng nghiệp và qua giảng dạy tôi xin đưa ra “một số hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt ở THCS” để các đồng nghiệp góp ý và cùng tham khảo. 3. Mục đích việc tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt - Nhằm giải trí và góp phần củng cố tri thức - kĩ năng học tập Tiếng Việt cho học sinh - Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, kĩ năng quan sát, đọc, sử dụng tiếng mẹ đẻ. - Giáo dục cho học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và có thái độ tích cực, tinh thần tập thể, hợp tác nhịp nhàng khi giải quyết một vấn đề trong nhóm, tổ - Tạo không khí phấn khởi cho học sinh THCS - lứa tuổi hiếu động nhưng thích khám phá, tìm tòi và thể hiện 4. Phạm vi nghiên cứu - Do điều kiện bản thân, do thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều nên tôi mới chỉ đưa ra được một vài ví dụ trong chương trình Tiếng Việt 6, 7, 8.
  5. B. Giải quyết vấn đề I. Kinh nghiệm khi tổ chức trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt 1. Lựa chọn hình thức chơi - Đối với trò chơi học tập đì hỏi giáo viên phải tư duy, sáng tạo lựa chọn hình thức chơi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng bài tập, từng tiết học, rừng đối tượng sao cho đạt được kết qua hoạt động cao nhất 2. Luật chơi trò chơi học tập - Phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc hướng dẫn, huấn luyện 3. Đối tượng tham gia trò chơi - Trò chơi phải hướng tới học sinh đảm bảo tất cả học sinh trong lớp học đều được tham gia. Tuy nhiên đối với những em học sinh học còn yếu, nhút nhát giáo viên chỉ nên chỉ định tham gia vào những trò chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hình thành được nhiệm vụ của mình, từ đó có thể khích lệ tinh thần học tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập - Giáo viên phải định hướng, hướng dẫn nhằm đạt được mục đích, ý đồ bài học 4. Chuẩn bị - Tuỳ nội dung bài mà chuẩn bị ở nhà hay trên lớp. Dùng bảng phụ , phiếu học tập hay tự làm phương tiện dạy học. - Bố trí chia lớp phù hợp II. Cách thức tổ chức một số trò chơi trong dạy học Tiếng Việt ở trường THCS 1. Hình thức: Ai nhanh, ai giỏi • Phạm vi sử dụng cho một số bài Tên bài Lớp Danh từ 6 - Tập 1 Từ trái nghĩa 7 - Tập 1 Cấp độ khái quát nghĩa của từ 8 - Tập 2 Hoán dụ 7 - Tập 1 Từ Hán Việt 6 - Tập 1 • Mục đích trò chơi: Giúp học sinh - Hình thành được yêu cầu về kiến thức SGK - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng các thành viên trong nhóm - Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập thể. • Chuẩn bị: - Lớp đọc kĩ và xác định yêu cầu bài tập - Chia học sinh thành 2 - 4 nhóm tuy vào từng bài, đặc điểm lớp học - Chia bảng, phấn, phiếu học tập cho nhóm - Quy định thời gian chơi • Tiến hành: - Giáo viên hô hiệu lệnh, các nhóm cung làm theo kiểu tiếp sức • Một số ví dụ cho hình thức
  6. a. Sắp xếp từ ngữ theo nhóm (Danh từ - Lớp 6, tập 1) Sắp xếp từ vào nhóm theo thứ tự cao - thấp (ví dụ: Bác sĩ - y sĩ - y tá) Y tá Thám hoa Tỉnh Cao học Y sĩ Trạng nguyên Quốc gia Trạm xá Bác sĩ Bảng nhãn Phòng Bệnh viện Thạc sĩ Thôn Sở Tổ Tiến sĩ Xóm Bộ Lớp Tú tài Xã Trung học Trường Cử nhân Huyện Đại học b. Vẽ đường biểu thị quan hệ trái nghĩa từ cột A với cột B A B bắt đầu khép yêu bán nhớ xây dựng mở kéo đẩy ghét mua Quên thức kết thúc phá huỷ nghỉ ngơi làm việc ngủ tích cực tiêu cực lấy nhiệt tình thờ ơ đưa c. Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm đã cho (Bài: “Cấp độ khái quát nghĩa của từ” - Lớp 8) a, Xăng, dầu hoả, ga, ma dút, củi, than b, Hội họa, âm nhac, văn học, điêu khắc, điện ảnh c, Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán d, Sách, bút, thước, mực e, Súng, đại bác, bom, mìn Nhóm 1 Nhóm 2 Từ ngữ nghĩa rộng a a a Chất đốt b b b Nghệ thuật c c c Thức ăn d d d Đồ dùng học tập e e e Vũ khí d. Trò chơi đổi chỗ ( Bài: “Hoán dụ” - lớp 6) Chia những người tham gia thành 2 đội: + Đội A là những người sẽ chuyển thành chữ đã được sắp xếp theo thứ tự a, b, c sang vị trí những thanh chữ có nghĩa tương ứng được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3 + đội B sẽ chuyển thanh chữ có thứ tự a, b, c (tức là chuyển về vị trí vốn có của nó trong các câu văn, thơ) Đội nào nhanh hơn, đúng sẽ thắng
  7. Đội A Đội B Chồng em (a) nghèo khổ em thương (1) ăn cơm đứng Chồng người (b) giàu sang phú quý mặc người (2) ăn cơm nằm Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu (3) những nạn đói, những con đê vỡ (c) Tình cảm lầm chỗ để trên (d) lý trí (4) các màu vàng 5T, 7T Nhận của quá khứ những (e) sự tàn phá kiệt (5) áo rách quệ , ta đã làm nên (f) cuộc sống ấm no (6) áo gấm xông hương (7) đầu (g) ít miệng thì kín, (h) nhiều miệng thì hở (8) trái tim Ra thế! To gan hơn béo bụng (9) chín Anh hùng đâu cứ phải (i)đàn ông (10) một Làm ruộng (k) rất dễ dàng (11) mày râu Nuôi tằm (l) rất khó đã thực hiện phép tu từ gì? Vì sao? e. Cho biết thành ngữ nào đúng hoặc đúng hơn? Giải thích nghĩa thành ngữ đó ( dùng cho bài: “Thành ngữ”, Tiếng Việt 7, tập 1) - Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm giải một dãy thành ngữ (A hoặc B, C, D) theo cách bốc thăm. Mỗi em phải trả lời ít nhất một lần - Giáo viên chấm điểm theo quy định. A B a1) ướt như chuột lội a1) Mặt búng ra nước a2) ướt như chuột lột a2) Mặt búng ra sữa b1) Đi guốc trong bụng b1) Bẻ sợi tóc làm tư b2) Đi dép trong bụng b2) Chẻ sợi tóc làm tư c1) Đổ mồ hôi sôi nước mắt c1) Gắp lửa bỏ tay người c2) Đổ mồ hôi rơi nước mắt c2) Bốc lửa bỏ tay người d1) Thùng bể kêu to d1) Mèo mù vớ cá rán d2) Thùng rỗng kêu to d2) Mèo què vớ cá rán e1) Nước đổ lá khoai e1) Khẩu phật tâm xà e2) Nước chảy lá khoai e2) Khẩu phật tâm tà C D a1) Cò bay thẳng cánh a1) Mật ngọt chết người a2) Cò bày mỏi cánh a2) Mật ngọt chết ruồi b1) ăn trên ngồi trốc b1) Chọc gậy bánh xe b2) Ăn trên ngồi dưới b2) Cản gậy bánh xe c1) Thả hổ về nhà c1) Chim sa ca lặn c2) Thả hổ về rừng c2) Chim bay cá lặn d1) Cua mò cò xơi d1) Khỉ ho gà gáy d2) Cốc mò cò xơi d2) Khỉ ho cò gáy e1) Đơn phương độc mã e1) Bán trời không giấy e2) Đơn thương độc mã e2) Bán trời không văn tự - Thi nhóm giỏi hơn - Sau khi làm đúng phần trước, mỗi nhóm chọn 5 thành ngữ trong số các thành ngữ của nhóm mình để đặt 5 câu văn có sưr dụng thành ngữ (Câu đúng, hay được 3 điểm)
  8. f. Biến đổi vui về câu (Từ 1 số từ, câu hạn chế biến đổi thành những câu khác nhau) - Ghép từ đã cho trong hình thành nhiều câu khác nhau (các câu trong hình a phải đủ 4 từ, hình b phải đủ 5 từ, có thể thêm dấu câu cần thiết) bảo thầy chưa giáo nó sao đèn tắt đến không (a) (b) - Thi ai sắp xếp được nhiều câu hơn Từ khổ thơ của nữ sĩ Anh Thơ trong bài: “ Chiều xuân” ghép từ ngữ đã được phân cách bởi dấu gạch chéo trong mỗi câu thành nhiều câu khác nhau mà vẫn giữ nguyên được ý thơ cơ bản Mưa/ đổ bụi/ êm êm/ trên bến vắng Đò/ biếng lười/ nằm mặc/ nước sông trôi Quán tranh/ đứng/ im lìm/ trong vắng lặng Bên/ chòm xoan/ hoa tím/ rụng tơi bời Ví dụ: Câu 1 +) Mưa êm đổ bụi trên bên bến vắng +) Mưa trên bến vắng êm êm đổ bụi 2. Hình thức: Giải ô chữ • Mục đích: Giúp học sinh: - Củng cố, khắc sâu kiến thức của tuần học, tháng học - Rèn luyện kĩ năng nhớ, vận dụng kiến thức của các loại văn bản vào giải ô chữ để thực hiện yêu cầu của bài tập Tiếng Việt - Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh. • Chuẩn bị - Bảng ô chữ - Câu hỏi, đáp án • Thực hiện: Giáo viên hoặc cán sự bộ môn đọc lần lượt từng câu hỏi để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu tra lời đúng thì ghi dòng chữ đó lên bảng a, Ô chữ dùng cho bài học: “ Cấp độ khái quát của từ”. 1 T H A Y 2 T R O 3 B U T T H U O C 4 L O P 5 N V O 6 B A N G H E 7 S A C H V O 8 Đ I H O C 9 O N G Đ O C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ô chữ hàng ngang là những từ đã được nhà văn Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản : “ Tôi đi học” (ngữ văn 8, tập 1)