Sáng kiến kinh nghiệm Cách khắc phục những lỗi phổ biến trên bài tập Ngữ văn của học sinh

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách khắc phục những lỗi phổ biến trên bài tập Ngữ văn của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_khac_phuc_nhung_loi_pho_bien_tren.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cách khắc phục những lỗi phổ biến trên bài tập Ngữ văn của học sinh

  1. SKKN" Khắc phục những lỗi sai phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh THCS LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm của những người giáo viên chúng ta. Bằng thực tế giảng dạy tại trường THCS và kinh nghiệm tích luỹ của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài khoa hoc “ Cách khắc phục những lỗi phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh”. Ở đề tài này, tôi sẽ trình bày một số lỗi cơ bản mà số đông học sinh thường mắc: Lỗi về chính tả, lỗi dùng từ thừa, từ lặp, lỗi dùng sai dấu câu Tôi mong rằng từ bài báo cáo này với một số đóng góp nhỏ bé của mình, các em học sinh sẽ khắc phục được những nhược điểm trên để học tập tốt hơn cũng như việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Trong quá trình viết bản báo cáo này, do trình độ còn có hạn nên có thể còn nhiều những thiếu sót, bất cập vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo này của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trường THCS Thiện Phiến 1 Giáo viên: Phan Thị Bình
  2. SKKN" Khắc phục những lỗi sai phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh THCS Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ A – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, môn văn – TV, ngữ văn, là một trong những bộ môn vô cùng quan trọng, chiếm vị trí hàng đầu ở các trường phổ thông. Có thể nói môn văn - tiếng việt, ngữ văn quyết định một phần lớn con đường dẫn đến sự thành công của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà trong mọi kỳ thi tốt nghiệp và đại học dù ở chuyên ngành nào môn học nào cũng có mặt và được coi trọng. Ngược lại thời gian, chúng ta không thể không công nhận sự thành công trong việc sử dụng câu, ngôn từ của Nguyễn Trãi trong “ Quân trung từ mạnh tập” chính từ tác phẩm ấy của Nguyễn Trãi được đánh giá là “Sức mạnh hơn mười vận quân” và hơn bốn thế kỷ sau “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thuyết phục được cả nhân loại bằng lối hành văn và sử dụng câu, từ ngữ chuẩn xác của tác giả. Xem xét hiện nay ở các trường THCS, việc học tập và rèn luyện tiếng việt đang là nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc học lý thuyết, vấn đề vận dụng vào thực hành, vào bài viết là một thực tế vô cùng khó khăn đối với học sinh THCS. Để viết đúng và sử dụng đúng ngôn ngữ Tiếng Việt cần phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngữ pháp, phong cách. Thực trạng ở các trường THCS học sinh chưa để ý đến lời giảng của giáo viên, chưa yêu thích bộ môn này hoặc do giáo viên chưa khơi nguồn hứng thú cho các em. Tình trạng này phổ biến hầu hết ở các trường THCS làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và kết quả học tập không chỉ ở bộ môn văn mà ở tất cả các môn học khác. Đặc biệt trong sinh hoạt hàng ngày học sinh sẽ không lường được rằng: một lá thư viết đi, một lời nói phát ngôn sẽ khiến người đối thoại phải khó chịu bởi trong đó chứa đựng những lời vô nghĩa, những từ sai chính tả, dùng từ không đúng nghĩa, viết hoa một cách tuỳ tiện . Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ nhu cầu thực tiễn nhận thức được tầm quan trọng và nguy cơ của nó trong quá trình giảng dạy tại trường. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc giúp các emhọc sinh ở trường THCS có thể tự rèn chính tả cho mình để có được kết quả học tập tốt hơn. Trường THCS Thiện Phiến 2 Giáo viên: Phan Thị Bình
  3. SKKN" Khắc phục những lỗi sai phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh THCS B - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nghiên cứu để thấy được thực trạng của học sinh trong lớp, trường được khảo sát qua những bài viết văn, một số vở ghi, vở soạn văn, vở bài tập về nhà từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa Sau khi tìm ra nguyên nhân, thực trạng của học sinh, tôi xin đề ra một số biện pháp và cáh khắc phục cho học sinh nhằm nâng cao thành tích học tập của các em, giúp các em đạt được kết quả tốt trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời với bản thân tôi, tôi cũng bổ khuyết thêm trong nhận thức của bản thân. C - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI Với khuôn khổ của một bản báo cáo khoa học, đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các bài viết văn của học sinh ở một số khối lớp mà tôi từng giảng dạy D – CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra qua bài kiểm tra vở ghi chép của học sinh PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN A - Những kiến thức khoa học giáo dục có liên quan đến đề tài. Bậc học THCS là bậc học rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Nó là khâu trung gian nối giữa bậc học tiểu học với bậc THPT, là giai đoạn các em tích luỹ tri thức để đủ sức chuyển lên một bậc học cao hơn là THPT. Song do đặc điểm lứa tuổi trong giai đoạn này các em chưa biết tự ý học tập, mặt khác gia đình các em chưa thật để tâm đến con cái trong giai đoạn này nên một só em đã để hổng kiến thức khá dày, đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng việt và học tập môn học này vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo học kiến thức ở các lớp trên. Điều này dẫn tới tình trạng bỏ học và lười trau rồi vốn từ ngữ của mình thậm trí dẫn tới tình trạng bỏ học ở một số em. Đây chính là vấn đề cơ bản có liên quan đến vấn đến môn tiếng việt. Bởi vì học sinh có thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập này không, có tiếp nhận được các thông tin này không, trước hết rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng việt bởi vì nó là chia khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ. B. Vị trí nhiệm vụ của việc dạy học trong nhà trường THCS 1. Vị trí môn tiếng việt: Trường THCS Thiện Phiến 3 Giáo viên: Phan Thị Bình
  4. SKKN" Khắc phục những lỗi sai phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh THCS Để xác định vị trí của môn tiếng việt, chúng ta phải làm rõ bản chất của môn học này với tư cáh là một ngành khoa học vì mối quan hệ của nó với môn học khác a) Tiếng việc với tư cách môn học độc lập Trong chương trình cải cáh giáo dục cũng như trong chương trình thí điểm chuyên ban , tiếng việt được khẳng định là một môn học độc lập với tư cách đó tiếng việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác tiếng việt là một công cụ giao tiếp và tư duy nên môn học này còn đảm nhậ thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp, để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Với những nhận thức trên, chúng ta thấy môn tiếng việt là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong các môn khoa học xã hội nhân văn, có vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. Chất lượng giảng dạy Tiếng Việt ở phổ thông có liên quan trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của các thế hệ nối tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của các thế hệ nối tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến Tiếng Việt - vận mệnh văn hoá của Việt Nam b) Quan hệ Tiếng Việt với các môn khác. Lâu nay khi bàn đến quan hệ của Tiếng Việt, người ta thường bàn đến quan hệ giữa môn này với môn kia (môn văn). Điều đó là đúng song chưa đủ, cần phải thấy môn tiếng việt không chỉ có quan hệ với môn văn mà còn có quan hệ với tất cả các môn học khác trong nhà trường Với các môn học khác trong nhà trường phổ thông trung học. Môn tiếng việt như trên đã nói, giữ vai trò “môn học công cụ” giúp học sinh tiếp nhận và diễn đạt tốt các thông tin khoa học được giảng dạy trong nhà trường. Thiếu quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện năng lực Tiếng Việt học sinh không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ học tập của các môn khác. Trong số các môn học, môn Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với môn văn, những năm gần đây người ta đã nhập Tiếng Việt – văn - tập làm văn thành một môn với tên chung là ngữ văn chính vì vậy ở đề tài này, khi xét các lỗi về Tiếng việt của học sinh, xét chúng ở cách viết câu, các dấu câu và các lỗi chính tả trong các bài làm văn của các em. Trường THCS Thiện Phiến 4 Giáo viên: Phan Thị Bình
  5. SKKN" Khắc phục những lỗi sai phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh THCS 2. Nhiệm vụ của môn tiếng việt trong trường THCS Tích cực nâng cao, hoàn chỉnh hoá cho học sinh trí thức về tiếng việt, về ngữ nghĩa. Nâng cao hoàn chỉnh hoá cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ, các kỹ năng mà học sinh học từ bậc tiểu học đã hình thành. Học sinh cần có năng lực tạo lập tốt các loại ngôn bản bao hàm năng lực nói và viết đúng chuẩn mực Tiếng việt. Biết làm cho ngôn bản của mình thích hợp với mục đích hoàn cảnh giao tiếp. Biết tự đánh giá, điều chỉnh cách viết, cách nói của mình phù hợp với ngôn ngữ. Cần tạo cho học sinh năng lực thưởng thức thẩm định giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương, phong cách của nhà văn để xây dựng phong cách của mình. Góp phần hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đẹp như: Lòng yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn, ý thức trách nhiệm với cuộc sống, lòng yêu quý và ý thức giữ gìn bản sắc giàu đẹp của Tiếng việt, một thứ của cải “ vô cùng phong phú, vô cùng lâu đời” của dân tộc như Hồ Chủ Tịch từng dạy. CHƯƠNG II: CÁC LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG I. CÁC LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC 1. Các lỗi chính tả về âm vị đoạn trích và siêu đoạn * Khái niệm: +Âm vị đoạn trích là âm vị có thể chia tách ra được trên trục hình tuyến gồm các phụ âm và nguyên âm. +Âm vị siêu đoạn trích là âm vị không chia tách ra được trên trục hình tuyến gồm sáu thanh điệu ( ngang, huyền, hỏi, nặng, ngã, sắc) a) Lỗi về âm vị đoạn trích Ví dụ 1: Bà huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Vĩ dụ 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh hải viết vào thời kì đất nước ta đang trong giai đoạn tiến lên xây dựng đất nước. Ví dụ 3: Chị Dậu rất thương con nhưng vẫn buộc phải bán con nhà cụ nghị bởi chị không còn cách nào khác. Ví dụ 4: Sứ Huế mộng và mơ là nguồn cảm hứng để Thanh Hải viết “Mùa xuân nho nhỏ” * Nhận xét: Các từ gạch chân ở vị trí trên đều sai về lỗi chính tả, các cặp phụ âm bị lẫn lộn ở đây là tr/ch; r/d; n/l . Trường THCS Thiện Phiến 5 Giáo viên: Phan Thị Bình
  6. SKKN" Khắc phục những lỗi sai phổ biến trên bài tập ngữ văn của học sinh THCS b) Lỗi về âm vị siêu đoạn trích. VD1: Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. VD2: Dù chỉ được đứng bên Bác vài phút, song thời gian ngắn ngủi mà vô cùng quý giá ấy sẽ trở thành không thể nào quên trong suốt cuộc đời của nhà thơ * Nhận xét: Các thanh: Thanh “ngã” viết thành thanh “sắc”, thanh “sắc” viết thành thanh ‘huyền”. Đây là lỗi về thanh điệu. 2. Lỗi về dùng từ thừa, từ lặp, từ không đúng nghĩa, đúng âm. a) Dùng từ thừa, từ lặp. Ví dụ 1: Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ đó là giọng điệu thành kính, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, thiêng liêng nơi Bác yên nghỉ. VD1: “Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác” là lời thông báo kể giản dị như một câu văn. Ví dụ 2: Viễn Phương là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt nam giai đoạn miền nam hoàn toàn giải phóng đất nước. * Nhận xét: Phần gạch chân ở vị trí trên đều là từ thừa, từ lặp dẫn đến câu văn, đoạn văn lủng củng, tối nghĩa. b) Dùng từ không đúng nghĩa, đúng âm. Ví dụ 1: Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào Nam Bộ đối với Bác Ví dụ 2: Cây tre đã trở thành biểu tượng quen thuộc của nông dân Việt nam Ví dụ 3: từ láy “ngày ngày” đã góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá hiện tượng Bác Hồ *Nhận xét: Dùng từ không đúng nghĩa, câu văn không có sức thuyết phục. 3. Lỗi về câu. VD1: Trong nền văn học Việt nam có rất nhiều bài viết về Bác Hồ Nhận xét: Câu sai do thiếu chủ ngữ, vị ngữ Trường THCS Thiện Phiến 6 Giáo viên: Phan Thị Bình