SKKN Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

doc 13 trang sangkien 29/08/2022 3400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ky_nang_noi_va_doc_cho_hoc_sinh_thcs_tren_dia.doc

Nội dung text: SKKN Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình dạy học ngoài kiến thức, phương pháp thì kĩ năng đọc nói là một khâu quan trọng trong kĩ năng “nói” và “đọc” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một tiết học. Đặc biệt là trong một tiết học văn (môn dạy của tôi); để dẫn dắt học sinh cảm thụ các tác phẩm văn học, dẫn dắt học sinh không ngừng lớn thêm về tâm hồn trí tuệ qua việc học tập môn văn. Khi học sinh đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của bài văn thì chính là lúc giáo viên đã bồi dưỡng được tâm hồn, phẩm chất cho học sinh, phát triển được các năng lực trí tuệ cho học sinh. Bởi thế nên tôi thiết nghĩ tiến trình giảng văn là phải kết hợp nhuần nhuyễn từ văn đến ý. Nói một cách khác muốn giảng bài văn được tốt, có chất lượng phải nắm vững và thể hiện một cách đầy đủ cơ bản của bộ môn giảng văn.Việc bình giảng văn học vốn là một công việc rất nghệ thuật. Giờ giảng văn vốn là một giờ học rất hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bằng cái đẹp của ngôn ngữ, nghệ thuật của thơ - văn, của trí tưởng tượng tình cảm. Muốn thể hiện được tiến trình giảng văn kết hợp từ văn đến ý, thì quá trình giảng dạy của giáo viên, của học trò cần đến kĩ năng “đọc” và “nói”. Để học một tiết giảng văn phải đi từ khâu đọc bài văn, đọc đoạn văn, đọc câu văn mà giáo viên và học sinh sẽ phân tích. Để phân tích bài văn thì phải có quá trình trao đổi giữa giáo viên và học sinh là cần phải nói (khâu nói). ở khâu này, giáo viên mà làm tốt được về ngôn từ, âm lượng học sinh trả lời lưu loát rõ ràng thì sẽ đem lại hiệu quả cho bài học. Nhờ vậy đọc và nói, có mối quan hệ mật thiết trong một tiết học văn. Đọc văn, đoạn văn là thể hiện yêu cầu bám sát bài văn trong quá trình giảng văn, tạo điều kiện cho học sinh căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài văn mà nắm được nội sung hiện thực và nội dung tư tưởng của bài văn. Rèn luyện kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Mặt khác, muốn cho học sinh thưởng thức cảm thụ cái hay cái đẹp của bài văn hoặc bài thơ về các mặt ngữ âm, cú pháp, tiết tấu, nhịp điệu thì việc đọc bài văn, bài thơ lên với cách diễn cảm cần thiết là điều không thể thiếu được. Đọc tốt bài văn nhằm lôi cuốn học sinh, truyền cảm cho học sinh ở giai đoạn cảm tính là một việc hết sức quan trọng, có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh trong cả tiết học để đạt kết quả tốt hiệu suất cao. Với những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Rèn luyện kỹ năng nói và đọc cho học sinh THCS trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh”. Việc thì khó, năng lực có hạn nhưng với lòng mong muốn giờ dạy của mình có hiệu quả hơn. Tôi đã thử nghiệm nghiên cứu của tôi từ thực tế ở trường trong thời gian qua, nay tôi mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình về việc rèn luyện một số kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh THCS. II. Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy thực trạng ở các tiết học để đưa ra một số biện pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi để rèn luyện kỹ năng đọc và nói cho học sinh THCS. III. Mục đích của việc nghiên cứu. Từ nghiên cứu thực tế ở các giờ dạy - học của thầy và trò trường tôi, tôi đã đưa ra một số giải pháp hữu hiệu có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của giờ dạy văn trong trường THCS. IV. Đối tượng nghiên cứu - Tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài. - Thể nghiệm trong các giờ dạy - Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương ở - Trao đổi với đồng nghiệp trong đơn vị trong địa bàn - Tham khảo các bài viết ở các tạp chí - So sánh từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân VI. Phạm vị nghiên cứu Đề tài đưa ra một số biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng đọc - nói ở lớp 6, 7, 8,9 (THCS). Rèn luyện kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm B. Nội dung chính Đối với môn văn, muốn học tốt phải đọc tốt, muốn đọc tốt phải nói tốt. Vì vậy tôi đã rèn luyện cho học sinh thực hiện tốt phát âm đúng, ngắt hơi đúng, đọc đúng thanh điệu, đọc đúng từ. Để đạt hiệu quả tôi luyện cho học sinh phải nói đúng rồi đến phải đọc đúng. I. Rèn luyện kỹ năng nói. Trong khi nói học sinh thường biểu hiện nhiều nhược điểm. Tôi rút ra được một số nhược điểm của các em học sinh như: nói ngọng, nói nhỏ, nói sai ngữ pháp, nói ngập ngừng, ngượng ngựu Từ những nhược điểm mà tôi đã nhận thấy từ thực tế các giờ giảng tôi băn khoăn, trăn trở tìm cách chữa cho các em như sau: 1. Chữa phát âm sai: (Có thể gọi là chữa nói ngọng). ở tỉnh hà Tĩnh ta, ít có hiện tượng phổ biến nhầm lẫn giữa chữ “n” với “l” nhưng không phải là hoàn toàn không, mà ở một số lớp vẫn có (gọi là nói đớt). Nhưng tôi cho đây là một nhược điểm cần chữa nhất, cần chữa cho học sinh nói đúng để các em khỏi mặc cảm trong các tiết học, để mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Ngoài hiện tượng đã nói trên, thì còn có hiện tượng phát âm không phân biệt giữa “gi” – “r” – ‘d”; ‘s” – “x”; thanh hỏi (?), thanh ngã ( ) Trong các lỗi kể trên thì lỗi phổ biến nhất là khi phát âm không phân biệt được giữa thanh hỏi (?) và thanh ngã ( ). Ví dụ: Nguyễn Hữu Dũng, thì học sinh đọc: Nguyễn Hữu Dụng. Tôi đã chữa cho học sinh, học sinh đã có tiến bộ hơn, nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn và hơn nữa tôi đã nghĩ ở trong lớp các em đều có điểm chung đó nên nó chưa gây tác hại bằng sự nhầm lẫn giữa “n” và “l”, “gi - d”, “s- x” vì lỗi này chỉ có một số ít nên khi em nào bị mắc lỗi này khi nói làm em đó ngượng ngập còn cả lớp thì quan tâm vào đó hơn là quan tâm bài học. Để tránh phát âm nhầm lẫn giữa “n” và “l”, “n” thành “l” tôi đã thực hiện biện pháp sau: Rèn luyện kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 3 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Tôi ghi tên những em bị mắc lỗi này lại, trao đổi lại với các giáo viên bộ môn dạy ở lớp đó và nhờ họ khi học sinh nói ngọng, viết sai thì dành thời gian ít phút để chữa giúp. Liên tục bị nhắc nhở như vậy, học sinh đó phải cố gắng để sữa chữa. Tôi vào lớp gây dư luận ở lớp, không tán thành người nói ngọng, là người nói ngọng không được tự ái mà phải hiểu là các bạn đang giúp đỡ mình. Tôi tìm hình ảnh chỉ dẫn cách phát âm “l” và “n” treo ở các lớp có học sinh nói ngọng và ghi chú thích rõ ở dưới hình. * Phụ âm “L”: Là một phụ âm khi phát âm cần phải uốn lưỡi và đặt đầu lưỡi vào mặt bên trong của lợi thuộc hàm trên khi phát âm. Khi phát âm, hơi cũng bị đẩy rất nhanh qua đầu lưỡi mà thoát ra khỏi miệng. * Phụ âm “n”: Là phụ âm tắc ở đầu lưỡi, khi phát âm hơi bật qua cả mũi và mồm. Muốn phát âm cần phải đặt đầu lưỡi vào lợi thuộc hàm trên cho chân răng rồi mới phát âm. Để chữa sai nhầm lẫn giữa dấu nặng và dấu ngã, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách đọc cụ thể và bắt học sinh đọc. Ví dụ: Nặng trĩu, ngày giỗ, lỗ mỏng, cổ lỗ, giục giã, dữ dội, nói mãi lỗi vẫn lỗi 2. Chữa nói nhỏ: Lỗi này dễ chữa, nhưng nó cũng rất quan trọng nên cần phải chữa. Đối với những em nói nhỏ, tôi thường cho các em học sinh trong lớp phản ứng lại: Ví dụ: Khi em nói nhỏ, nói xong tôi hỏi cả lớp? - ở dưới, các em có nghe bạn nói không? Cả lớp trả lời: - Không ạ! Tôi bảo em đó: - Em nhắc lại cho các bạn nghe! Rèn luyện kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 4 -
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Tất nhiên lần này em đó phải nói to hơn trước, cũng có khi em nói nhỏ – vừa nói xong tôi hỏi luôn em khác: - Em hãy nhận xét ý kiến của bạn. Em mới được gọi lên nhận xét sẽ trả lời : Bạn đó nói nhỏ quá em không nghe thấy gì cả ạ! Tôi gợi ý luôn: - Em nói lại cho bạn nghe đi. Ngoài thủ thuật đó, tôi dùng biện pháp giáo dục trực tiếp cho các em nói nhỏ. Nói là trình bày tư tưởng tình cảm, là báo cáo kết quả thu lượm được về kiến thức của mình trước thầy, trước bạn, trước mọi người. Nếu nói lý nhí thì người ta làm sao hiểu ích. Vậy khi nói phải nói cho to, cho rõ, cho đúng mực thế mới là tôn trọng người nghe. 3. Chữa nói sai ngữ pháp: Khi các em phát biểu, tôi theo dõi ý kiến của các em một cách chăm chú (tuyệt đối không tranh thủ lúc học sinh nói để xóa bảng hoặc ghi bảng). Nghe các em nói thiếu vị ngữ tôi hỏi nhỏ: Làm sao?, thế nào?, có khi tôi còn chêm vào câu nói của các em những liên từ, giới thiệu từ để các em chuyển ý, nối ý cho mạch lạc và cung cấp những từ các em còn lúng túng tìm tòi. Tôi không bao giờ gắt giảng học sinh nói sai ngữ pháp mà dùng giọng nói nhỏ nhẹ, tác phong điềm đạm làm cho học sinh thấy mình được thật tình giúp đỡ nên có hứng khởi phát biểu. Tôi đề ra một số yêu cầu để giúp các em nói đúng ngữ pháp. Chẳng hạn tôi yêu cầu là khi trả lời các em phải nhắc lại câu hỏi, không thể trả lời theo kiểu câu nghi vấn, nghĩa là các em không được dùng những từ “ rằng, thì, là, mà” chồng chất trong câu văn. 4. Chữa tư thế ngọng ngịu khi nói: Lỗi này lớp nào cũng có, tôi tìm ra một số lý do cắt nghĩa tại sao các em lại hay ngượng ngựu khi nói. Đó là do các em không hiểu bài, không hiểu câu hỏi. Đó còn là do các em lớn quá phải đứng trên lớp mãi rất ngượng, hoặc vì các Rèn luyện kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 5 -
  6. Sáng kiến kinh nghiệm em không quen nói nên sinh ra nhút nhát và cuối cùng là do các em thiếu vốn từ để diễn đạt ý kiến của mình. Đối với những em không hiểu bài, không thuộc bài tôi ghép vào nhóm những em giỏi văn. Yêu cầu những em giỏi này phải giúp đỡ bạn cho đúng mực về việc chuẩn bị bài, giảng lại những chỗ bạn chưa tiếp xúc được, nghe bạn đọc thuộc bài trước khi đến lớp. Học sinh giỏi không phải chỉ được đánh giá ở khả năng đọc, nói, viết của mình mà còn được đánh giá ở chỗ phát huy tác dụng trong lớp. Các em ít hiểu bài, ít thuộc bài được trả lời những câu hỏi thật hợp với trình độ, có gợi ý từng phần và đòi hỏi chỉ nhắc được bài đã học. Đối với các em lớn tôi phải làm công tác tư tưởng, động viên là chính nên vài trò gương mẫu của học sinh trong lớp là rấtt quan trọng. Tôi nhờ giáo viên dạy ở lớp đó luôn luôn giữ uy tín cho các em. Những giáo viên thấp nhỏ, trẻ tuổi khi yêu cầu các em lên bảng trả lời thì càng phải giữ gìn tư thế đàng hoàng, đúng mực của người giáo viên (cách ngồi, cử chỉ, lời nói), nếu không sẽ dẫn đến một sự so sánh bất lợi giữa thầy và trò làm cho học sinh lớn đã ngượng lại ngượng thêm và ý thức của học sinh đối với thầy sẽ có chỗ lệch lạc. Đối với các em nhút nhát, tôi xếp các em tham gia vào các tổ chức của lớp, của đoàn thể trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa. Vì phải luôn luôn tiếp xúc với công việc, với các thầy các bạnủtên thực tế các em mạnh dạn dần. Tôi quy ước với các em khi nói không được quay lưng lại, không được cúi đầu, chớp mắt, ngoẹo cổ, thè lưỡi, gãi đầu, gãi tai, hoặc xoay mắc ngón chân xuống đất vì đó là những động tác thừa làm giảm tác dụng của câu nói và thiếu lịch sự. Còn những em còn thiếu vốn từ nên nói năng lúng túng, tư thế trở nên ngượng ngựu, tôi đòi hỏi các em phải chịu khó nghe nhiều, xem nhiều đi vào thực tế nhiều và phải tập nói nhiều. Phải nắm vững phương pháp tích lũy vốn từ lựa chọn vốn từ. Mặt khác, tôi rất chủ động đến việc cho điểm khi học sinh phát biểu. Tiêu chuẩn cho điểm tôi ấn đinh như sau: - Phát biểu nhiều lần trong một tiết, có nhiều ý đúng và gần đúng, cuối giờ cho điểm 7 – 8. Rèn luyện kỹ năng “nói” và “đọc” cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - 6 -