Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh viết văn biểu cảm

doc 15 trang sangkien 31/08/2022 5520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh viết văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_viet_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh viết văn biểu cảm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH THÙY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH VIẾT VĂN BIỂU CẢM Người thực hiện: Đỗ Thị Phương Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Thùy SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH THÙY, NĂM 2015 1
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Phần I. Đặt vấn đề 2 I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích ngiên cứu III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu Phần II. Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 3 II. Thực trạng của vấn đề 3 III.Các giải pháp và tổ chức thực hiện 3 1. Củng cố những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần nắm vững 3 khi làm văn biểu cảm 1.1. Giúp học sinh nắm được khái niệm văn biểu cảm 1.2. Giúp học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm 1.3. Giúp học sinh nắm được cách lập ý trong văn biểu cảm: 1.4. Giúp học sinh đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm 1.5. Giúp học sinh nắm được cách biểu cảm về tác phẩm văn học 2. Luyện tập về văn biểu cảm 7 Bài làm của học sinh về văn biểu cảm 11 Kiểm nghiệm 12 Kết luận và đề xuất 13 Tài liệu tham khảo 14 2
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Về mặt lí luận. “Văn học là nhân học” (M. Gorki). Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triến tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu và vô tận của đời sống tâm linh tính cách của con người. Chất nhân văn đó là sự hiểu biết tinh tế, hiểu mình, hiểu người, dạy con người rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, đem đến cho họ sự sáng suốt trong tinh thần và sự phong phú trong tâm hồn. Văn học dạy con người biết nhận thức bản thân mình, dạy con người biết yêu cuộc sống, biết tận hưởng cuộc sống và biết sống. Sống như thế nào? Suy nghĩ ra sao? Phương hướng hành động? của mỗi học sinh được tập trung thể hiên nhiều nhất trong bài tập làm văn. Phân môn tập làm văn liên kết tự nhiên và chặt chẽ các phân môn khác của môn Ngữ văn nhằm giúp các em có năng lực tự tạo lập văn bản bằng hình thức ngôn ngữ. Phân môn tập làm văn là khâu trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ giúp học sinh có khả năng bộc lộ vốn hiểu biết và cảm xúc cá nhân một cách trong sáng, chân thực. Mỗi bài tập làm văn của các em là sản phẩm sáng tạo thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của bản thân. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ ,chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói.” ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28. 11/1973). 2. Về mặt thực tiễn Năm học 2012 – 2013 và 2014 – 2015, tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7, qua thực tế dạy, tôi nhận thấy kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của nhiều học sinh chưa cao; học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Tạ đức Hiền). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại. Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS? Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để trao đổi cùng đồng nghiệp trong đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy làm văn biểu cảm”, để cùng tìm ra giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng làm văn biểu cảm cho học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khi đặt ra vấn đề : Một số kinh nghiệm dạy làm văn biểu cảm lớp 7, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh bộc lộ tình cảm, 3
  4. cảm xúc một cách hạn chế; chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội. . . Từ đó góp phần tích cực vào việc đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh thành thục về kĩ năng mà còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS: bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con người Việt nam mới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu quê hương , đất nước, thái độ lao động mới và những đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, tinh thần nhân văn, ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống và khát vọng vươn tới những giá tri của Chân - Thiện - Mĩ. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tôi áp dụng với học sinh lớp 7 của trường THCS Thanh Thùy trong hai năm học: 2012 – 2013 và 2014 – 2015. - Phạm vi nghiên cứu: Chương trình văn biểu cảm Học kì I lớp 7. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp thống kê, phân loại. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trẻ em rất giàu khả năng sáng tạo vì trí tưởng tượng của các em hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh, không bị ràng buộc bởi những luật lệ định kiến Mọi trẻ em đều có khả năng sáng tạo ở những mức độ khác nhau trong lĩnh vực khác nhau,bởi bản chất tư duy là sáng tạo. Vì vậy, việc khơi dậy và đánh thức tiềm năng trí tuệ, tình cảm của học sinh là điều trăn trở của nhiều giáo viên là trách nhiệm của mọi người thầy là tính nhân văn của nghề giáo. Đặc biệt với học sinh lớp 7, các em đã tích luỹ được vốn kiến thức từ những năm học ở bậc Tiểu học, cùng với những vốn sống trong cuộc đời. Các em có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nhưng thể hiên cảm xúc như thế nào? Diễn đạt ra làm sao? Đó là vấn đề các em gặp phải nhưng cũng chính là những câu hỏi đặt ra với những ngừơi giáo viên dạy văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là gì? “Văn biểu cảm là loại văn trữ tình, được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh đồng thời khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc”(Tạ Đức Hiền -Tư liệu bồi dưỡng thường xuyên ,quyển II). Như vậy có thể nói, văn biểu cảm là tiếng nói tình cảm hết sức phong phú của con người. Đối tượng của phương thức biểu đạt này không phải là phong cảnh, đồ vật hay bức tranh về cuộc sống con người như ở văn miêu tả, cũng không phải là những số phận, những cảnh đời, những sự việc như ở văn tự sự mà là thế giới tinh thần muôn hình, muôn vẻ với những tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người trước cuộc đời. Vì vậy, ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không có ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm cho học sinh 4
  5. lớp 7 nói riêng, ngoài việc nắm vững kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả ,tác phẩm. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. Qua thực tế dạy chương trình Ngữ văn 7, tôi nhận thấy kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của nhiều học sinh chưa cao. Các em cảm nhận và viết văn như nghĩa vụ, làm qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm. Một số em có sách tham khảo thì lại phụ thuộc vào văn mẫu, bắt chước một cách thụ đông mà không có sự sáng tạo. Trong năm học 2012 - 2013, khi viết bài tập làm văn số 2 (Tiết 31 – 32) với đề bài “Loài cây em yêu”, học sinh đã học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm nhưng nhiều em không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái độ, tình cảm của mình đối với một loại cây cụ thể mà tả về loài cây đó. Chẳng hạn: “ Em rất yêu cây tre Việt Nam. Cây tre dáng thẳng đứng, cao tầm 30m - 40m. Lá tre xanh nhưng cũng có nhiều lá đỏ gạch. Thân tre chia làm nhiều đốt, có đốt ở phần thân dài, còn đốt ở phần gốc thì ngắn Hoặc viết bài tập làm văn số 3 (Tiết 51- 52) đề yêu cầu “Cảm nghĩ về người thân của em”, học sinh sa vào kể lại người thân. Chẳng hạn: “ Em rất yêu mẹ của em. Hàng ngày, mẹ em đều thức dậy từ rất sớm, sớm nhất nhà và đi ngủ thì muôn nhất nhà. Em hỏi sao mẹ dậy thì sớm mà đi ngủ thì muộn thế? Mẹ bảo: Mẹ phải làm nhiều việc để nuôi chị em con nên mới như vậy Mặc dù biết rằng trong văn biểu cảm có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự. Song miêu tả và tự sự chỉ nhằm bộc lộ cảm xúc, chứ không phải phương thức biểu đạt chính. Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên ngại dạy môn tập làm văn vì nó khô, khó, học sinh không hứng thú trong những giờ học này, nên rất ít người đầu tư thời gian và trí tuệ thích đáng để giúp các em vượt khó khăn của môn học. Mặt khác khi dạy các em phần tập làm văn, giáo viên mới chú ý nhiều đến vấn đề lí thuyết: Trong một tiết học, thời gian dành cho phần học lí thuyết thì nhiều hơn là phần thực hành, chưa chú trọng phần luyện tập nhất là phần luyện tập ở nhà. Giáo viên chưa vận dụng triệt để biện pháp tích hợp (Văn - Tiếng - Tập làm văn) trong giờ làm văn nói chung và trong bài làm văn biểu cảm nói riêng. Qua thực tế dạy chương trình Ngữ văn 7, tôi nhận thấy kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của nhiều học sinh chưa cao. Trong những năm trước, khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “ Loài cây em yêu”, học sinh đã học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm nhưng nhiều em không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái độ, tình cảm của mình đối với một loại cây cụ thể mà tả về loài cây đó. Hoặc viết bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “ Cảm nghĩ về người thân của em”, học sinh sa vào kể lại 5