Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_thi_nghiem_doi_chung_trong_gia.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học
- Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn hóa học PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý luËn chung Ho¸ häc lµ bé m«n khoa häc tù nhiªn mµ häc sinh ®îc tiÕp cËn muén nhÊt, nhng nã l¹i cã vai trß quan träng trong nhµ trêng phæ th«ng. M«n ho¸ häc cung cÊp cho häc sinh mét hÖ thèng kiÕn thøc phæ th«ng, c¬ b¶n vµ thiÕt thùc ®Çu tiªn vÒ ho¸ häc, rÌn cho häc sinh ãc t duy s¸ng t¹o vµ kh¶ n¨ng trùc quan nhanh nh¹y. V× vËy gi¸o viªn bé m«n ho¸ häc cÇn h×nh thµnh ë c¸c em mét kü n¨ng c¬ b¶n, thãi quen häc tËp vµ lµm viÖc khoa häc lµm nÒn t¶ng ®Ó c¸c em ph¸t triÓn kh¶ n¨ng nhËn thøc vµ n¨ng lùc hµnh ®éng. H×nh thµnh cho c¸c em nh÷ng phÈm chÊt cÇn thiÕt nh cÈn thËn, kiªn tr×, trung thùc, tØ mØ, chÝnh x¸c, yªu thÝch khoa häc. I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nội dung chương trình hoá THCS đặc biệt là lớp 8 bao gồm hình thành các khái niệm, định luật, rất trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Như vậy để hình thành những khái niệm hoá học có lẽ hiệu quả nhất là qua nghiên cứu các thí nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn. Và hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn . Tuy nhiên, muốn tiến hành được một thí nghiệm nào đó thì phải có sự lựa chọn hoá chất phù hợp. Tại sao vậy? Bởi vì các chất khác nhau mặc dù có thể cùng một loại hợp chất nhưng tính chất hoá học của chúng không giống nhau hoàn toàn. Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích, và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, qui tắc, định luật .Trong chương trình hoá học 8,9 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là sử dụng đồng thời các thí nghiệm đối chứng giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn và sâu sắc hơn. Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực Trần Thị Oanh - Trường THCS Nghi Mỹ 1
- Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn hóa học của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về Hoá học. Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn và cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học” để nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như Ăng ghen đã viết: “ trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ các sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. 1. Vai trò của thí nghiệm có đối chứng trong hóa học ở trường THCS: Hệ thống thí nghiệm trong chương trình trung học phổ thông có vai trò quan trọng như sau: Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác. Ngoài ra, thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò. 2. Phân lọai hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS: • Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên • Thí nghiệm của học sinh: ➢ Thí nghiệm nghiên cứu bài mới. ➢ Thí nghiệm thực hành ➢ Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội. ➢ Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học Trần Thị Oanh - Trường THCS Nghi Mỹ 2
- Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn hóa học PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục, Ban giám hiệu đến việc sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm. Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy và học. Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành. Chương trình hoá lớp 8 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 23 tiết có thí nghiệm với: Thầy biểu diễn: 21 thí nghiệm Trò làm: 15 thí nghiệm (chủ yếu trong các bài thực hành) Chương trình hoá lớp 9 gồm 70 tiết: Trong đó có 7 tiết thực hành chính và 80 thí nghiệm với : phần vô cơ: thầy làm: 13 thí nghiệm trò làm: 39 thí nghiệm phần hữu cơ: thầy làm: 12 thí nghiệm trò làm: 14 thí nghiệm Số thí nghiệm trùng lặp: lớp 8: 7 thí nghiệm lớp 9: 19 thí nghiệm 2. Khó khăn: Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. Diện tích phòng thí nghiệm nhỏ, hẹp ảnh hưởng đến quá trình làm thí nghiệm: khó khăn khi di chuyển, mùi hoá chất Hoá chất sau khi thí nghiệm, chưa có nơi xử lí. Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm. 3. Số liệu thống kê: -Đối tượng nghiên cứu: 91 Học sinh lớp 9A, B, C 54 học sinh lớp 8B, 8C trường THSC Nghi Mỹ. - Độ tuổi : 14 - 16 tuổi. - Thời gian: Tháng 9/ 2010 - Kết quả nghiên cứu: * Điều tra ban đầu về kết quả học tập: Trần Thị Oanh - Trường THCS Nghi Mỹ 3
- Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn hóa học Tổng Giỏi Khá Trung Yếu, số HS bình Kém 145 SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % 0 0 16 11,1 57 39,3 72 49,6 * Kết quả khảo sát việc ham thích học môn Hoá học. Câu hỏi Trả lời Thích Không Sợ SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 1. Em thấy thế nào khi làm 33 22,8 53,1 35 24,1 thí nghiệm hoá học có đối 77 chứng? 2. Em có thích học môn Rất Thích Thích Không thích hoá học không? 16 11,1 56 38,6 73 50,3 B. NỘI DUNG , BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thực trạng: a. Các hình thức tổ chức dạy học thường được áp dụng: - Nghiên cứu nội dung, thí nghiệm trong sách giáo khoa → trả lời câu hỏi - Quan sát các đồ dùng dạy học: hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, mẫu chất. - Quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn - Tự làm thí nghiệm trong giờ thực hành b. Các hình thức tổ chức dạy học sử dụng ít hoặc chưa sử dụng: - Xem băng hình trong giờ học hóa - Xem phim đèn chiếu - Nghe băng ghi âm → nêu và giải quyết vấn đề - Tham khảo sản xuất hóa học hoặc triển lãm về khoa học hóa học, công nghệ hóa học qua băng hình - Tham gia các thí nghiệm vui từ các chuyên đề hội thảo - Tự nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, tại địa phương. c. Giáo viên: Phần lớn giáo viên nắm vững trọng tâm, chương trình giảng dạy, bước đầu thực hiện tốt đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư thực hiện các thí nghiệm và sử dụng thiết bị dạy học. Luôn có ý thức trách nhiệm trong công tác. Trần Thị Oanh - Trường THCS Nghi Mỹ 4
- Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn hóa học 2/ Vận dụng thí nghiệm đối chứng để phát huy tính tích cực của học sinh: a. Những yêu cầu chung khi tiến hành bài dạy có thí nghiệm đối chứng: Đảm bảo an toàn thí nghiệm: Luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời. Không nên quá cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi. Đảm bảo thành công: Sự thành công của thí nghiệm tác động mạnh mẽ đến lòng tin của học sinh vào khoa học. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, lựa chọn thí nghiệm đối chứng dễ thực hiện: tiết kiệm thời gian trên lớp. Giáo viên cần cải tiến các thí nghiệm đối chứng theo hướng dễ thực hiện nhưng vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học. Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên: Lúc này lời gỉang của giáo viên không phải là nguồn thông tin mà là sự hướng dẫn quan sát, chỉ đạo sự suy nghĩ, so sánh, đối chiếu của học sinh để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới. Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành và tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm, so sánh, đối chiếu hiện tượng, trực tiếp làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài tự nhiên. Học sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên cứu thí nghiệm có đối chứng hoặc được giải đáp qua sự giúp đỡ của giáo viên.Từ đó học sinh có thể vận dụng linh họat những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những kiến thức mới và có thể áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống. Nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giờ dạy. Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm có đối chứng, quan sát hiện tượng, so sánh, thảo luận nhóm từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ sao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệm và phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của học sinh. - Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là một trong những phương tiện trực quan có hiệu quả trong dạy học hóa học. Nó được sử dụng trong những trường hợp sau: - Khi cần thực hiện nhanh trong thời gian hạn hẹp của bài lên lớp. - Khi cần làm những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được. - Khi hoàn cảnh cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm. Trần Thị Oanh - Trường THCS Nghi Mỹ 5