Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 viết tốt văn miêu tả

doc 23 trang sangkien 13941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 viết tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_giup_hoc_sinh_lop.doc
  • docDONYEUCAUSK.doc
  • docTÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ (1).doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 viết tốt văn miêu tả

  1. MỤC LỤC Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. Lí do chọn đề tài: 2 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng nghiên cứu: 2 IV. Đối tượng khảo sát: - Học sinh lớp 4E năm học 2018- 2019 3 V. Phương pháp nghiên cứu: 3 VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: 3 Phần thứ hai : NỘI DUNG 3 I. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 II. Thực trạng vấn đề 4 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5 1. Xác định thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn 5 2. Hình thành cấu trúc bài văn 5 3. Quan sát, lựa chọn từ ngữ và bộc lộ cảm xúc trong văn miêu tả 9 4. Tổ chức dạy học 11 5. Kinh nghiệm cụ thể qua các dạng văn miêu tả 14 IV. Kết quả của sáng kiến. 19 Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 20 I. Kết luận 20 II. Khuyến nghị 20 - 1 -
  2. Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: ` Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học học sinh bắt đầu từ lớp hai, sau khi các em học xong lớp 1 (biết đọc, biết viết). Nội dung, kiến thức được thiết kế theo chương trình đồng tâm, mức độ kiến thức, nội dung được nâng cao và mở rộng khi các em học lên các lớp trên. Ở Tiểu học, nó là môn học có vai trò quan trọng trong các môn học. Nó rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và đòi hỏi học sinh phải vận dụng tất cả các giác quan trong quá trình học. Phân môn Tập làm văn trang bị cho học sinh kiến thức về các thể loại văn như : Kể chuyện, viết thư, miêu tả, đơn từ, làm báo cáo thống kê, trao đổi ý kiến, thuyết trình, tranh luận, Trong chương trình Tập làm văn lớp bốn, văn miêu tả chiếm hơn một nửa thời gian học tập làm văn của các em; là một phân môn khó đối với tất cả các em học sinh Hiện nay phương pháp dạy văn miêu tả còn rập khuôn máy móc, và dựa theo bài bố cục giáo viên đưa ra và bài văn mẫu trong sách tham khảo để học sinh viết bài chứ học sinh chưa có sự nhìn nhận riêng về thế giới khách quan. Một số em còn lúng túng khi diễn đạt và sử dụng từ ngữ hình ảnh chưa sát với sự vật được tả. Các em viết văn chưa phân biệt được cấu trúc 3 phần của bài văn và chưa biết viết câu mở đoạn. Học sinh lớp bốn kĩ năng viết văn các em còn hạn chế, các em dùng từ, viết câu chưa đúng, chưa biết viết câu văn hoàn chỉnh, chưa biết dùng các từ ngữ miêu tả, bài văn mới ở dạng nêu những đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Trong quá trình dạy tập làm văn giáo viên còn chủ quan trong phần nhận xét đánh giá bài làm của học sinh; một số giáo viên còn lúng túng khi diễn đạt lời nhận xét, chủ yếu còn thiên về bắt lỗi chính tả. Học sinh chưa có sự sáng tạo trong bài viết. Chính vì thế, tôi xin đưa ra sáng kiến: “Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 4 viết tốt văn miêu tả.” II. Mục đích nghiên cứu Nhằm tăng cường kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh nói và viết thành câu, viết thành đoạn văn bài văn miêu tả hay hơn, giàu hình ảnh hơn. Viết hoàn chỉnh bài văn dựa trên sơ đồ tư duy lập ra Học sinh có lòng yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. III. Đối tượng nghiên cứu: - Cơ sở lí luận dạy học tiếng Việt ở trường Tiểu Học - 2 -
  3. - Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất. IV. Đối tượng khảo sát: - Học sinh lớp 4E năm học 2018- 2019 - Học sinh lớp 4D, 4B năm học 2019- 2020 Thuộc trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. V. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: - Học sinh lớp 4E năm học 2018- 2019 - Học sinh lớp 4D, 4B năm học 2019- 2020 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2020. Phần thứ hai : NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của vấn đề Theo chiến lược con người mà Đảng và nhà nước vạch ra là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Với mục tiêu phát triển toàn diện cho con người, mọi người ra đời đều mạnh dạn giao tiếp, biết nói biết viết, biết cảm nhận cái hay cái đẹp.Văn miêu tả giúp các em mở rộng vốn từ, nhìn nhận thế giới xung quanh một cách đúng đắn hơn, phát triển tư duy, tâm hồn, cảm xúc trong sáng cho các em, hình thành nhân cách cho học sinh làm cho các em thấy yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và tự ý thức được cần mang sức lực, trí tuệ của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Học tốt văn miêu tả giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thiên nhên từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Từ đó, các em sẽ có những cách sống cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Dạy văn miêu tả có hiệu quả là giúp học sinh hiểu được thế nào là miêu tả, biết cách miêu tả sự vật, cảm nhận được cái đẹp của sự vật cần tả từ đó viết được bài văn miêu tả giàu hình ảnh, đầy cảm xúc và mang tính nhân văn sâu sắc. Nó giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể trong cuộc sống. - Sơ đồ tư duy chỉ đơn giản là một sơ đồ được sử dụng để thể hiện trực quan hoặc phác thảo thông tin. Đây là một kĩ thuật đồ họa mạnh mẽ mà chúng ta có thể sử dụng để dịch những gì trong tâm trí của chúng ta thành một hình ảnh trực quan. Vì sơ đồ tư duy hoạt động giống như bộ não, nó cho phép chúng ta tổ chức và hiểu thông tin nhanh hơn và tốt hơn. Đó là các biểu hiện suy ghĩ do đó nó giúp mở khóa tiềm năng của bộ não thiết kế sơ đồ tư duy cho phép bạn dễ dàng - 3 -
  4. sắp xếp thông qua các chi tiết khác nhau và thiết lập mối quan hệ giữa các chi tiết này. Trước khi thiết lập sơ đồ tư duy, chúng ta cần xác định và đặt chủ đề chính ở trung tâm của sơ đồ. Nó sẽ đóng vai trò như hình ảnh trung tâm hoặc tiêu điểm của bản đồ. Thứ hai, chủ đề chính tỏa ra các nhánh từ hình ảnh trung tâm. Đây là lí do tại sao sơ đồ tư duy được biết đến là biểu hiện của một bộ óc suy nghĩ thông tuệ. Thứ ba, các chủ đề cấp 2 sẽ hình thành như các nhánh nhỏ hơn cho sơ đồ tư duy cả chúng ta. Những nhánh này tạo thành một cấu trúc nút thắt kết nối. II. Thực trạng vấn đề Trong văn miêu tả lại được phân ra gồm các phần : Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối và miêu tả con vật. Mặc dù đây là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với cuộc sống đời thường song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được mà quan sát có một vai trò rất quan trọng. Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sát tinh tế của con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. Chương trình tập làm văn từ lớp Ba chuyển sang lớp Bốn có nhiều điểm khác nhau hoàn toàn : Từ trả lời câu hỏi để viết đoạn văn sang quan sát tìm ý và lập dàn bài rồi viết bài văn hoàn chỉnh nên học sinh còn lúng túng khi tự quan sát và viết bài theo cấu trúc các em thường dựa vào bài văn mẫu một cách rập khuôn máy móc. Quy trình quan sát và mô tả sự vật theo sự cảm nhận của mình chưa được tự tin. Một số em xác định thể loại văn còn lúng túng, lạc đề, dùng từ ngữ để miêu tả chưa phù hợp với sự vật cần quan sát, hình ảnh sự vật chưa sinh động. Một số em chưa thể hiện được cảm xúc tình cảm của mình. Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa tự giác trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến chất lượng chưa cao. Sự tương tác trong học tập giữa trò với thầy, giữa trò với trò còn yếu. * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài : Có kĩ năng viết văn tốt, Đúng bố cục, Chưa có bố Năm học, Tổng đúng thể loại, đúng bố từ ngữ chính cục, dùng lớp số học cục cấu trúc chặt chẽ có xác, chưa sử từ ngữ chưa sinh cảm xúc, giàu hình ảnh, dụng hình ảnh chính xác, từ ngữ chính xác, nghệ thuật lạc đề 2018 - 2019 5 em 17 5 em 27em (Lớp 4E) 18,5% 62,7% 18,5 % - 4 -
  5. 2019- 2020 14 em 39 em 12 em ( Lớp 4D + 65em 21,5 % 60 % 18,5% 4 B) III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Xác định thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn Hướng dẫn học sinh xác định thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Bốn Muốn vậy trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được khái niệm về văn miêu tả : “Miêu tả là vẽ lại sự vật bằng ngôn ngữ sao cho người đọc hình dung ra được sự vật đó. Bên cạnh đó trong khi viết bài văn miêu tả cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật như là so sánh, nhân hóa, dùng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm để thể hiện được tình cảm của người viết.” Vậy giáo viên cần phải làm thế nào ? Với học sinh tiểu học phương pháp trực quan luôn là phương pháp giúp học sinh dễ nhận ra nhất. Phân tích đoạn văn mẫu để học sinh hiểu khái niệm miêu tả : Ví dụ : Giáo viên đưa ra hai đoạn văn: Đoạn 1: Con chó có bộ lông màu vàng, thân to và nặng chừng 25 ki-lô- gam. Nó có bốn cái chân, đầu như quả bưởi. Cái đuôi dài. Đoạn 2 : Con chó khoác lên mình chiếc áo màu vàng tuyệt đẹp. Thân to dài như cái thùng nước. Cái đầu to như quả bưởi. Cái đuôi dài thướt tha trông rất duyên dáng. Bốn chân thon dài bước đi nhẹ nhàng trên mặt đất. Yêu cầu học sinh so sánh hai đoạn văn và chỉ ra được cái hay trong đoạn văn 2. Từ cách so sánh hai đoạn văn trên, học sinh chỉ ra cái hay, những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn 2. Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cái hay đó. Em có thể thay các thình ảnh đó bằng từ khác mà em thích không ? Em hãy thêm các từ ngữ, hình ảnh vào đoạn văn 1 để đoạn văn hay hơn. Từ cách phân tích đó giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm về văn miêu tả. 2. Hình thành cấu trúc bài văn Để học sinh nắm cấu trúc bài văn giáo viên cần phân tích kĩ cấu trúc các bài văn xuôi trong các giờ tập đọc để sang giờ tập làm văn các em tìm ra được điểm chung về cấu trúc của một bài văn nói chung và văn miêu tả nói riêng - 5 -
  6. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo bài văn mẫu. Từ bài văn mẫu học sinh nhận ra được cấu trúc bài văn miêu tả Ví dụ : phân tích đoạn văn ‘‘Cái cối tân’’1, tr.144-145, Yêu cầu học sinh đọc bài văn, chia đoạn bài văn (4 đoạn). Nêu nội dung mỗi đoạn. Yêu cầu học sinh tìm phần mở bài, kết bài của đoạn văn, phần mở bài, kết bài nói lên điều gì ? Các phần mở bài kết bài đó giống với cách mở bài kết bài nào đã học ? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ? Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích, thảo luận thì yêu cầu học sinh tự rút ra cấu trúc bài văn miêu tả đồ vật gồm có ba phần là mở bài, thân bài và kết bài. Có thể mở theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Trong phần mở bài cần thể hiện được sự vật cần tả sao cho nó xuất hiện sự vật một cách tự nhiên và giàu cảm xúc. Trong phần thân bài, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. Trong phần kết bài cần phải bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết. Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra cấu trúc bài văn miêu tả cây cối, con vật. Tuy cấu trúc mỗi bài văn miêu tả đều có ba phần nhưng với mỗi loại lại có những điểm khác nhau rõ ràng và riêng biệt, nó còn phụ thuộc vào quá trình quan sát sự vật. Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý và lập dàn ý : Khi sắp xếp ý, cần hướng dẫn học sinh : + Sắp xếp theo trình tự thời gian : Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì xảy ra sau thì tả sau. + Sắp xếp theo trình tự không gian : Tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận Đây chính là bước các em sẽ lựa chọn để xây dựng vào dàn ý. Ở bước này giáo viên đã hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy dưới dạng hình ảnh của sự vật được tả, sau đó các em sẽ chọn ghi các chi tiết, bộ phận cần miêu tả bằng từ ngữ cô đọng nhất theo các bước: - Bước 1: tưởng tượng và kết hợp với những gì đã học ở môn Mĩ thuật vẽ lại đối tượng miêu tả dưới dạng kí họa. - 6 -