Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_tro.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Sinh học 10
- MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 2 1.Lý do chọn SKKN 3 3 2.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN 4 4 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 5 1. Cơ sở lí luận 5 6 2.Một số vấn đề chung của phương pháp đạy học theo nhóm 6 7 3. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào 10 dạy Sinh học ở trường THPT hiện nay 8 4. Ứng dụng dạy học thảo luận nhóm vào thiết kế phiếu học tập 12 trong dạy học Sinh học 10 9 5. Thực nghiệm giảng dạy 15 10 6. Kết quả áp dụng của sáng kiến 23 11 KẾT LUẬN 24 12 1. Ý nghĩa của SKKN 24 13 2. Bài học kinh nghiệm 24 14 3. Kiến nghị 24 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 2
- Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do lựa chọn SKKN Sự phát triển của xã hội ở cuối thế kỉ thứ XX và đầu thế kỉ thứ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực làm việc thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác năng lực thích ứng Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và của cá nhân, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn. Theo quan điểm tâm lí học lịch sử, L. X. Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lí bậc cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy theo ông trong một lớp học cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Ông bà ta đã dạy rằng: ‘ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.’’ Nhưng làm sao tổ chức được một giờ dạy sinh học tốt khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm? Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp này giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Với cách dạy học này, học sinh có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm”. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học Sinh Học 10 cũng là tìm đến một phương pháp dạy học mới 3
- để giờ học Sinh Học đạt hiệu quả phát huy tính chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Trên đây là những lý do khiến tôi quyết định nghiên cứu Sáng Kiến: ‘Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học sinh học 10.’’ 2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN Sáng kiến được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. 4
- Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rẳng: Trong khi tương tác cùng nhau , mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người, Các cuộc tranh luận được diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong quá trình dó những lí lẽ lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Như vậy học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó con người luôn đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức. Hay như PGS. TS Nguyễn Hữu Châu đã khái quát học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác với những cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có, Từ quan niệm về việc học, quan niệm về hoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi. Hoạt động dạy học là hoạt động cuả giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học, để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức xã hội văn hoá,liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các tổ chức đa dạng như: Tác động nhận thức cá nhân( Tự phát hiện tìm tòi,tự lĩnh hội) tác động xã hội, văn hoá( như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể với bối cảnh văn hoá xã hội, thời đại), phải tạo ra tác động tâm lí( Sự hợp tác gắn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích). Trong số phương pháp dạy học đang được sử dụng, phương pháp dạy học nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay. Hơn nữa triết lý dạy học của phương pháp dạy học nhóm xuất phát từ những quan niệm mới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học tập nói riêng. Một học giả đã nói:( Nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng). Tuy nhiên bên cạch việc đề cao sự hợp tác phối hợp trong học tập thì phương pháp học tập nhóm lại đề cao thực chất học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích 5
- cực cao những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận được thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ và hợp tác. Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực để học. Còn sự cạnh tranh đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lí của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy phương pháp dạy học nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học. Mặt khác lại chú trọng sự phối hợp hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lự hợp tác ở người học. Để sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm. Xây dựng vị thế của mỗi người học trong nhóm, và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh. 2.Một số vấn đề chung của phương pháp dạy học theo nhóm. 2.1 Khái niệm Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” (Group dynanies) - một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên phương pháp thảo luận trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.” [1, 98]. Tác giả Phan Trọng Ngọ cũng cho rằng: “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong 6
- lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.” [6, 223]. Thống nhất với các quan điểm trên, Nguyễn Trọng Sửu trong công trình “Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học tập, trong đó học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp.”[7, 21]. Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm.Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của giáo viên. 2.2 Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình. Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình. Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc phải những sai lầm. 7
- Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống. Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ khích thích học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức. 2.3 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm a.Nhiệm vụ của giáo viên: Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên trước hết cần chuẩn bị vấn đề thảo luận. Vấn đề phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề có tính chất tranh luận. Một vấn đề có tính tranh luận là vấn đề có nhiều cách lí giải, suy tưởng, đôi khi có mâu thuẫn. Sự thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa ra được các vấn đề thú vị, thách thức học sinh trả lời, buộc học sinh cùng nhau hợp tác để tìm ra câu trả lời. Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận. Tài liệu bao gồm sách giáo khoa và các tài liệu khác sách tham khảo, phim ảnh Sau cùng, giáo viên tiến hành phân nhóm. Việc thành lập nhóm (số lượng nhóm và thành viên trong nhóm) dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học. Số lượng thành viên trong nhóm tối ưu là từ 4 đến 7 người. Cách chia nhóm có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên. Khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh các nhóm, im lặng quan sát các nhóm làm việc. Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc hay tranh luận ngoài đề, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc hoặc quay lại vấn đề đang thảo luận. Hướng dẫn ở đây là đưa ra vài chi tiết liên quan đến giải pháp, đặt lại câu hỏi cho sáng rõ hơn chứ không đưa ra giải pháp. Nếu nhóm im lặng quá lâu do hết ý hay không ai có ý kiến, giáo viên tìm hiểu lí do và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Trường hợp trong 8