Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Hoá học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_trong_mot_tiet.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Hoá học
- Sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết dạy hoá học phần a: thực hiện chuyên đề i. lý do thực hiện: 1. Cơ sở lí luận: Hoá học có vai trò rất to lớn trong sãn xuất, đời sống, trong công cuộc xây dưng và bảo vệ đất nước. Hoá học cũng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Việc xác định mục tiêu đào tạo của môn Hoá học trong nhà trường có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học môn Hoá học. Hoá học là khoa học thực nghiệm. Thực nghiệm hoá học có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nó giúp minh hoạ, kiểm chứng các quy luật lý thuyết, đồng thời giúp dự đoán, phát hiện các quy luật của hóa học, từ đó giúp các em nắm vững kiến thức hoá học. Đồng thời thực nghiệm hoá học còn góp phần rèn luyện cho các em phẩm chất, đạo đức của người làm công tác hoá học. Do đó, chúng ta phải tận dụng các buổi thực hành để củng cố, vận dụng kiến thức đã học, làm quen với công tác cơ bản ở phòng thí nghiệm hoá học để có thể học tập hóa học tốt hơn. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm ở đó mọi tri thức đều được rút ra từ thí nghiệm hoặc dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại lí thuyết. Do vậy việc “Sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Hoá học” là rất quan trọng và rất cần thiết. Hoá học gắn bó rất mật thiết với kĩ thuật. Do đó, trong xu thế phát triển của nền giáo dục hiện đại đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có kĩ năng phân tích, tổng hợp, khả năng nghiên cứu độc lập hay cộng tác với người khác để khám phá kiến thức mới. Chính vì vậy ngay từ khi các em tiếp cận với môn hoá học cần hướng dẫn cho các em làm quen với các thiết bị dạy học, các thí nghiệm hoá học, thông qua đó giúp các em lĩnh hội các kiến thức một cách chủ động, hứng thú hơn. Do vậy người giáo viên phải hiểu rõ nội dung bài học đặc biệt nội dung các thí nghiệm, thực hiện thành thạo các thí nghiệm, còn phải sáng tạo cải tiến các bộ thí nghiệm chưa chính xác, chưa phù hợp đồng thời phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy hết tác dụng của thiết bị dạy học. Thông qua các thiết bị dạy học, các 1
- thí nghiệm thực hành để xây dựng và cũng cố các kiến thức, đồng thời là cơ sở để các em học lên hoặc ra đời nắm bắt tốt hơn khoa học kĩ thuật và công nghệ. Người thầy là người đặt nền móng xây dựng các thế hệ cho tương lai do vậy hiệu quả của việc truyền thụ kiến thức là một việc vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh nắm bắt được kiến thức sâu, rộng hơn để đối mặt với những cơ hội và thách thức đang chờ phía trước. 2. Cơ sở thực tiễn a) Đối với giáo viên. * Thuận lợi: Việc sử dụng thiết bị dạy học nói chung và sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy hoá học nói riêng phải được người giáo viên thực hiện thuần thục, lựa chọn, cải tiến để cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng bài dạy và từng đơn vị, từng địa phương, nếu làm tốt nó sẽ mang lại một số ưu điểm khả quan. - Giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy - Giáo viên có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng mạch lạc và độ tin cây cao. - Sử dụng tốt, thành thạo thiết bị dạy học giúp cho giáo viên tự tin hơn trong tiết dạy. - Sử dụng tốt thiết bị dạy học tạo ra hiệu quả cao trong lớp học. - Gây ấn tượng cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh góp phần tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh trên lớp, các em hứng thú hơn, dễ tiếp cận kiến thức mới, khắc sâu hơn nội dung bài học cho học sinh. * Khó khăn: - Thiết bị dạy học không đồng bộ, thiếu chính xác quá trình sử dụng lâu nên hư hỏng nhiều do đó gặp nhiều khó khăn trong thí nghiệm kiểm chứng. - Chuẩn bị cho một tiết dạy vất vả, mất nhiều thời gian. - Phòng chức năng còn thiếu và chưa đủ điều kiện đảm bảo chuẩn. - Sĩ số lớp học đông gây khó khăn cho các hoạt động - Cán bộ phụ trách thiết bị thiếu, yếu b) Đối với học sinh. 2
- - Kích thích được tính tò mò, giải thích được một số thắc mắc, tìm hiểu hiện tượng và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. - Sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả sẽ gây hứng thú và xây dựng ở học sinh một niềm đam mê đối với bộ môn. - Làm quen với phương pháp làm việc mới, khoa học và chính xác hơn. - Giúp các em phát huy được năng lực cá nhân và hoà đồng trong các hoạt động tập thể. - Bước đầu tạo điều kiện cho các em tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua thực nghiệm. Tuy nhiên trình độ học sinh không đồng đều, khả năng tiếp thu và sự tự giác học của các em thiếu đồng nhất nên còn gây khó khăn cho người dạy. 3. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa hoá học lớp 8, 9. - Sách giáo viên hoá học lớp 8, 9. - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn hoá học. - Hướng dẫn sử dụng dạy học môn hoá học. ii. biện pháp thực hiện: Tại sao cần phát huy việc sử dụng đồ dùng dạy học đối với môn Hoá học – môn Hoá học được đầu tư và trang bị tương đối đầy đủ: đồ dùng, phương tiện và hoá chất dạy học. Nếu sử dụng không đầy đủ trong giảng dạy, sử dụng không hết sẻ rất lãng phí và mất tính hiệu quả trong giảng dạy nhất là việc phục hồi đổi mới phương pháp dạy học. Do vậy, việc sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng dạy học được cấp là một vấn đề bức thiết. Các thiết bị dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ biểu bảng được sử dụng không chỉ minh hoạ kiến thức, lời giải của giáo viên mà chủ yếu là nguồn tri thức, là phương tiện để học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên, để có một tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học thành công thì người giáo viên cần: ❖ Công việc chuẩn bị cho một giờ dạy 3
- - Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy; đặc biệt nghiên cứu thật kĩ và nắm vững nội dung các thí nghiệm qua SGK, SGV và sách hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm. - Chuẩn bị trước các dụng cụ dạy học cần thiết cho từng bài, nếu cần có thể cải tiến bổ sung cho phù hợp. - Trước khi lên lớp phải thao tác nhuần nhuyễn và kiểm chứng độ chính xác của thiết bị để làm chủ được tiết học đặc biệt là đối với các thí nghiệm kiểm chứng. Ví dụ: + Thí nghiệm xác định thành phần không khí : Tiết 42 Lớp 8 + Thí nghiệm điện phân nước: Tiết 54 Lớp 8 - Giáo viên phải làm nhuần nhuyễn các thí nghiệm có trong tiết dạy; bố trí sắp xếp một cách khoa học để học sinh quan sát được (với những thí nghiệm biểu diễn). Ví dụ: + Thí nghiệm Fe tác dụng với S thì tỉ lệ như thế nào ? Tiết 17 Lớp 8 + Thí nghiệm C2H4 làm mất màu dung dịch Br2 thì phải chú ý đến lượng H2SO4 cho vào làm xúc tác khi dùng C2H5OH điều chế C2H4: Tiết 46 Lớp 9 - Hướng dẫn cụ thể cho học sinh thực hiện; nhắc nhỡ các lưu ý khi làm các thí nghiệm có sử dụng những thiết bị dụng cụ nguy hiểm (Ví dụ: Axit, brôm, benzen, ) (Với các thí nghiệm học sinh thực hiện). - Tạo điều kiện để học sinh tự làm thí nghiệm, tự quan sát, tự tìm hiểu thành phần, cách sử dụng và qua đó giúp học sinh tự chiến lĩnh kiến thức. Ví dụ: + Thí nghiệm pha chế dung dịch: Tiết 64 - 65 Lớp 8 + Thí nghiệm chứng minh tính axit, tính bazơ tan: Tiết 6 - 12 Lớp 9 + Thí nghiệm quan sát để phát hiện ra tính chất vật lí, để giải thích hiện tượng: Tiết 29 Lớp 9 - Làm nổi bật trọng tâm của thí nghiệm tránh cho học sinh bị phân tán tập trung không cần thiết. Ví dụ: + Thí nghiệm nhận biết muối sunfat: Tiết 7 Lớp 9 + Thí nghiệm nhận biết axit, bazơ tan: Tiết 6 -7 Lớp 9 - Chú ý đặc biệt đến những thí nghiệm khó thành công và mất nhiều thời gian. 4
- Ví dụ: + Thí nghiệm H2 tác dụng với CuO: Tiết 49 Lớp 8 - Định hướng cho học sinh các kĩ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin từ đó hình thành kiến thức mới hay rút ra kết luận cho các hiện tượng (tuỳ theo loại thí nghiệm). - Phân chia thời gian hợp lí. - Những thí nghiệm khó có thể chỉ giáo viên làm biểu diễn tránh làm mất thời gian, bởi vì ngoài thí nghiệm thì bài học còn nhiều nội dung. - Khi thực hiện xong nếu không dùng nữa thì nên thu các thiết bị lại tránh học sinh tò mò, nghịch phá mất tập trung. - Chỉ đưa thiết bị thí nghiệm ra lúc cần thiết. ❖ Muốn sử dụng tốt đồ dùng, phương tiện dạy học - Sử dụng hợp, phù hợp thời lượng, đúng đối tượng, mục tiêu bài học - Sử dung phải kết hợp bố trí sắp xếp khoa học, tiện lợi, tránh mất nhiều thời gian tìm kiếm, chuẩn bị iii. tiến trình thực hiện: 1. Xây dựng kế hoạch. - Nghiên cứu tài các tài liệu; tìm hiểu tài liệu tham khảo. - Dự giờ của các đồng nghiệp. - Thảo luận rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. - Đưa ra tổ thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên trong tổ. - Tiến hành làm thử các thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm kiểm chứng. 2. Viết kinh nghiệm 3. Triển khai chuyên đề. - Hàng tháng cùng tổ - nhóm tổ chức dạy chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học. - Nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm. - Nghiên cứu cải tiến, bổ sung và làm mới các thiết bị để thí nghiệm thành công và thuyết phục hơn. - Yêu cầu cán bộ phụ trách thiết bị cùng tham gia chuẩn bị các thí nghiệm. - Tổ chức dạy các tiết dạy bình thường với các thiết bị có sẵn. 5
- - Tổ chức các tiết dạy sau khi đút rút kinh nghiệm và với các thiết bị có cải tiến, khắc phục. IV. Kết quả nghiên cứu: Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Kết quả khảo sát chuyên đề chuyên đề Kĩ năng sử dụng thiết bị thí 30 38% 60 65% nghiệm Kĩ năng quan sát 55 65% 82 88% Kĩ năng thu thập và xử lí 20 30% 64 77% thông tin Kĩ năng vận dụng của học 35 42% 61 77% sinh Tỉ lệ học sinh hứng thú hơn 70 75% 96 100% với môn học phần b: giáo án minh hoạ V. Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên phải thực hiện thành thạo các thao tác của thí nghiệm. - Giáo viên cần phải suy nghĩ, tìm tòi để có kĩ năng thực hiện các thí nghiệm; Để cải tiến các thiết bị cho phù hợp nội dung bài dạy, có độ chính xác cao. - Giáo viên cần đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ngắn gọn, dễ hiểu, sát với thí nghiệm. - Khai thác tối đa các tính năng của thiết bị và của các thí nghiệm cho phù hợp với nội dung bài học. - Giáo viên cần bao quát quản lí tốt học sinh trong các tiết học. Đặc biệt là khi học sinh tự làm các thí nghiệm. Chú ý nhắc nhở học sinh khâu bảo quản thiét bị. - Cần đưa ra tổ, nhóm thảo luận với các vấn đề phức tạp, các thí nghiệm khó để tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. - Giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, uốn nắn cho học sinh các kĩ năng khi làm việc với thiết bị thí nghiệm. 6