Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong một số bài môn Hóa học 9

doc 26 trang sangkien 31/08/2022 9040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong một số bài môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_mot_so_bai.doc
  • docbia SKKN.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong một số bài môn Hóa học 9

  1. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong ngành giáo dục. Đối với bộ môn hoá học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy học, quan trọng hơn phải hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác và vận dụng kiến thức đã học có hiệu quả. Theo cách dạy học hóa học truyền thống những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng . thường được giáo viên và học sinh trình bày dưới dạng tuần tự các đề mục như trong sách giáo khoa theo một khuôn khổ quy định sẵn, lặp đi lặp lại đôi khi làm cho học sinh thấy nhàm chán, học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, chưa gây được hứng thú và niềm say mê cho học sinh. Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi vận dụng để giải các bài tập thì các em còn gặp nhiều khó khăn, lung túng. Nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học ở trường trung học cơ sở tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học, sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới PPDH “Dạy và học tích cực” do ngành giáo dục tổ chức, tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới, trong đó tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học là rất hợp lý, dễ vận dụng và trường THCS nào cũng có đủ cơ sở vật chất để tiến hành. Hình thành kỹ năng vẽ bản đồ tư duy có hiệu quả giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Trên thế giới, nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ công cụ Bản đồ Tư duy trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy và học. Ở Việt Nam vài năm gần đây Bản đồ Tư duy cũng đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên chưa phát triển mạnh. Đặc biệt với các trường THCS việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy và học còn hạn chế, sử dụng phần mềm vẽ Bản đồ Tư duy vẫn chưa phổ biến. Vì vậy việc thực hiện đề tài “ Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học hoá học 9” là rất cần thiết. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 1
  2. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm II. Mục đích của đề tài Tìm hiểu về Bản đồ Tư duy và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học môn hóa học 9. III. Nhiệm vụ của đề tài Tìm hiểu vai trò của Bản đồ Tư duy Thiết kế một số Bản đồ Tư duy trong dạy học một số tiết môn hóa học 9. IV. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 1 Đối tượng nghiên cứu: Bản đồ Tư duy 2 Khách thể nghiên cứu: Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THCS Lê Thế Hiếu , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, là đơn vị mà tôi đang công tác và có nhiều điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. * Về học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về :Thành phần, tỉ lệ giới tính, tôn giáo, năng lực nhận thức được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1 Lớp Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh 9A 30 16 14 30 9B 30 15 15 30 * Về ý thức học tập: - Ưu điểm : Là những học sinh ở nông thôn, các em đều yêu thích môn học. Đa số các em có ý thức học tập tốt, trên lớp chú ý nghe giảng, về nhà có học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới đầy đủ. - Hạn chế : Một số HS có các kĩ năng đọc, nói, viết, trình bày một vấn đề chưa tốt, hoặc chưa mạnh dạn trước thầy cô và bạn bè; còn có một số học sinh còn lười học. V. Phương pháp nghiên cứu Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 2
  3. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về lý thuyết Bản đồ Tư duy, qua đó nghiên cứu được vai trò và cách thiết kế Bản đồ Tư duy. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong giảng dạy một số bài hóa học 9. B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: I. Cơ sở lí luận: Bản đồ tư duy( BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy . là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. Kỹ thuật tạo ra loại Bản đồ Tư duy được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Bản đồ Tư duy hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới trong đó có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing, Các tổ chức giáo dục, giáo viên và học sinh, sinh viên các nước cũng sử dụng Bản đồ Tư duy trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Bản đồ Tư duy được phát triển ở Việt Nam trong một vài năm gần đây. Năm 2010, Bộ Giáo dục và đào triển khai dư án phát triển trung học cơ sở có nội dung: ‘ Sử dụng Bản đồ Tư duy góp phần dạy học tích cực và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường’ đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn cho cán bộ giáo viên trung học cơ sở về Bản đồ Tư duy và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học. * Tác dụng của bản đồ tư duy: Sử dụng BĐTD giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 3
  4. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD để tổng kết nội dung đã học, học sinh có thể vẽ thêm các nhánh mới ( phát triển ý tưởng mới) theo cách hiểu của mình. Như vậy, vẽ BĐTD để tổng kết bài học bước đầu tập nghiên cứu khoa học. BĐTD giúp giáo viên và học sinh dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua một bản đồ thể hiện liên kết chặt chẽ của tri thức. Nhờ sự liên kết các nét vẽ với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người , vì vậy vẽ BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, tăng tính độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh. Sử dụng BĐTD trong dạy học phù hợp với tâm lý học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ truyền thống bằng cách ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức, có thể vận dụng bất kỳ điều kiện nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất. II. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, viếc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Hóa học có vài trò rất quan trọng đối với đời sống chúng ta, bộ môn hóa học cung cấp cho học sinh những kiến thức về các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Đó là những kiến thức khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn khác, việc học tập hóa học đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Trong thực tế có những học sinh khi học bài mặc dù ghi được rất nhiều nhưng khi học vẫn không đầy đủ kiến thức hoặc không thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao. Sau đây là bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2011 – 2012 của 2 lớp 9A và 9B như sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 4
  5. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 0- <3 3- < 5 5- < 6,5 6,5- < 8 8- 10 9A 3 4 14 6 3 9B 3 4 15 5 3 Từ bảng thống kê ta thấy: Điểm kiểm tra chất lượng học kỳ II của 2 lớp khá tương đương nhau. Tổng số học sinh đạt điểm khá, giỏi chưa cao. Vậy làm thế nào để học sinh nắm bắt kiến thức vận dụng một cách có hiệu quả hơn? Muốn học sinh học tập tích cực thì giáo viên phải có những phương pháp dạy học tích cực, thay vì học sinh lệ thuộc vào giáo viên, sách giáo khoa và học tập một cách thụ động, có một công cụ hiệu quả hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội, hệ thống hóa kiến thức – day học dùng bản đồ tư duy kết hợp các phương pháp khác như: Thí nghiệm, nêu vấn đề, hoạt động nhóm Việc sử dụng BĐTD rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập khả năng học tập chủ động của học sinh. Đây là cách làm khả thi có thể góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học đọc chép mà bộ GD – ĐT đã chỉ đạo khắc phục. III. Các giải pháp thực hiện: 1. Thiết kế bản đồ tư duy: * Bước 1. Chọn từ trung tâm Từ trung tâm thường là tên của một bài, một chương, một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác. Từ trung tâm nên gắn với hình ảnh của chủ đề. Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn. Vi dụ: Lập bản đồ tư duy cho bài tính chất hóa học của kim loại thì từ trung tâm là tính chất hóa học của kim loại. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 5
  6. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm * Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1 Từ trung tâm của BĐTD vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện mỗi nội dung chính của chủ đề ( Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ nội dung bài học) Ví dụ: Nhánh cấp 1 của BĐTD là 3 mục lớn của bài * Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2,3, và hoàn thiện Bản đồ Tư duy. Các nhánh con cấp 2, 3, 4, là nhánh con của các nhánh trước đó là các ý triển khai của nhánh trước đó. Ví dụ: Nhánh cấp 2 của tính chất hóa học của kim loại là ý của từng mục 2. Một số chú ý khi vẽ Bản đồ Tư duy Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 6
  7. Trường THCS Lê Thế Hiếu Sáng kiến kinh nghiệm 1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. 2. Nối các nhánh cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, bằng các đường kẻ, đường cong khác nhau. 3. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong. 5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc, ) 6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng 7. Có thể chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho đẹp, rõ ràng, 8. Một số điều cần tránh khi vẽ Bản đồ Tư duy - Tránh ghi lại cả đoạn văn dài - Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết - Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 3. Tổ chức dạy học bằng bản đồ tư duy: Có thể tổ chức dạy học bằng Bản đồ Tư duy với các mức độ sau: * Mức 1: Làm quen với Bản đồ Tư duy Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu một số “bản đồ” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em nhận biết. Tập “đọc hiểu” Bản đồ Tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào Bản đồ Tư duy học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. Hướng cho học sinh thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên Bản đồ Tư duy. Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn. Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn Các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít” các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong. * Mức 2: Thực hành vẽ Bản đồ Tư duy Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân 7