Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào - Sinh học 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_tu_danh_gia_va_danh.docx
- ĐẶNG THỊ HIỀN - NGUYỄN PHÚ HÒA - HOÀNG THỊ PHƯƠNG - NL2,NL4, NL5 - SINH HỌC.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào - Sinh học 10
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10” Thuộc bộ môn: Sinh học Tháng 4/2022
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 7. Phương pháp nghiên cứu 2 8. Dự kiến đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1. Một số khái niệm 4 1.1. Khái niệm “Tự đánh giá” 4 1.2. Khái niệm “Kĩ năng tự đánh giá” 4 1.3. Khái niệm “Đánh giá đồng đẳng” 5 1.4. Khái niệm “Kĩ năng đánh giá đồng đẳng” 5 2. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh 6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 1. Các văn bản chỉ đạo 7 2. Thực trạng sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học 10 ở trường THPT 8 2.1. Muc đị́ch nghiên cứu thực trạng 8 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 8 2.2.1. Đối với giáo viên 8
- 4. Phân tích kết quả thực nghiệm 40 4.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm 40 4.1.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm 40 4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm 42 4.1.3. So sánh kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN 43 4.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm 45 4.3. Kết luận chung về thực nghiệm 45 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 1. Kết luận 46 2. Kiến nghị 46 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá: Chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất người học. Theo Nghị quyết 29 TW8, đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐT là “đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở Giáo dục - Đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Thực hiện đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới giáo dục THPT hiện nay là vấn đề nổi lên hàng đầu nhằm từng bước củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, Bộ GD & ĐT đã và đang có những chuẩn bị kỹ lưỡng về thay đổi chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá Trong đó, theo chúng tôi việc thay đổi về khâu đánh giá là cực kỳ quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công của công cuộc đổi mới này. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu căn bản và then chốt của quá trình dạy học. Vì thế, có thể xem đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là bánh lái điều khiển quá trình dạy học, đóng vai trò kiểm chứng kết quả đổi mới nội dung, phương pháp theo mục tiêu môn học đã đề ra trong những thời điểm nhất định; giúp cho việc định hướng, điều chỉnh kế hoạch dạy học tiếp theo tiến hành phù hợp và có hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tiễn dạy học: Hiện nay, sĩ số của mỗi lớp học đông (>= 40 em), GV gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đánh giá từng HS sau mỗi hoạt động học trong quá trình dạy học. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho phép học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và đánh giá, chia sẻ với GV gánh nặng trong đánh giá, để làm được việc này GV cần hướng dẫn, rèn luyện cho HS kĩ năng TĐG và ĐGĐĐ; và khi có kết quả TĐG và ĐGĐĐ GV sẽ đánh giá HS một cách chính xác hơn. Khi HS tham gia TĐG và ĐGĐĐ, HS không chỉ cung cấp những thông tin về kết quả học tập của bản thân sau khi tự đánh giá và được đánh giá, mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trung thực và sáng tạo, sự linh hoạt và đồng cảm tạo thêm động lực cho HS trong quá trình học tập, khích lệ lòng ham học và nhu cầu khẳng định của HS. Trong dạy học, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng là một trong những hình thức đánh giá tích cực và phát huy nhiều ưu điểm. Tự đánh giá (TĐG) và đánh giá đồng đẳng (ĐGĐĐ) giúp cho học sinh (HS) xác nhận kết quả học tập của bản thân và bạn học đạt được mục tiêu học tập về kiến thức, kĩ năng, thái độ thuộc lĩnh vực nào đó hay không, từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu; xem xét năng lực của bản thân HS, năng lực của bạn học; đưa ra thông tin phản hồi phù hợp, kịp thời và rút kinh nghiệm cho bản thân người đánh giá; điều chỉnh và nâng cao chất lượng học tập. Do vậy, giáo viên (GV) cần tổ chức rèn luyện kĩ năng tự đánh giá (KNTĐG) 1
- - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8. Dự kiến đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn về tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong đánh giá quá trình dạy học. - Xây dựng qui trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng cho HS. - Thiết kế và sử dụng bộ tiêu chí tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. 3