Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ Tập làm văn Lớp 5 - Bành Thị Cảnh

doc 18 trang sangkien 26/08/2022 5880
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ Tập làm văn Lớp 5 - Bành Thị Cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_trong_gio_tap_lam_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói trong giờ Tập làm văn Lớp 5 - Bành Thị Cảnh

  1. 1 A : PHẦN MỞ ĐẦU TÊN SÁNG KIẾN: RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN LỚP 5. NGƯỜI VIẾT : BÀNH THỊ CẢNH CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giaó dục Tiểu học đó là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chũ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ( theo Điều 23 Luật Giaó dục 2009) Để đạt được mục tiêu trên trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng việt chiếm vị trí rất quan trọng. Tiếng việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các bộ môn. Đặc biệt môn Tiếng việt lớp 5 và cụ thể là môn tập làm văn nói. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy kỷ năng nói của HS đang ngày bị xem nhẹ và hình thức kiểm tra chủ yếu hiện nay là kiểm tra viết và giáo viên chỉ tập trung vào các kỹ năng : đọc, viết, tính toán trong nhà trường là việc có thật. Việc rèn luyên kỹ năng nói cho HS trong phân môn Tập làm văn lớp 5 hiện nay chưa làm nổi bật các đặc thù là rèn kỹ năng nói cho học sinh mà chủ yếu mới chỉ tập trung vào lập dàn bài để phục vụ cho giờ văn viết. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng nói lưu loát trong cách diễn đạt cho học sinh là việc làm cần thiết của người giáo viên ở trên lớp, đây là cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực, cố gắng, tìm hiểu và quan tâm đến từng đối tượng học sinh ở trong lớp để có thể có biện pháp giúp đỡ các em có điều kiện luyện tập tùy theo cách nhìn nhận vấn đề của từng học sinh. Do đó việc cải tiến, đổi mới về phương pháp luyện nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là vấn đề cần quan tâm, bởi vì khả năng diễn đạt vấn đề của học sinh hiện nay hầu hết còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Bởi vậy làm thế nào để dạy tốt vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
  2. 2 Từ thực trạng việc diễn đạt vấn đề của học sinh lớp 5, trường tiểu học Xuyên Mộc hiện nay. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi thiết nghĩ cần phải cải tiến và đổi mới về thực trạng hiện nay để nâng cao khả năng diễn đạt, khả năng giao tiếp và nhận biết vấn đề của học sinh.Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến . “Rèn kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn .” 1.Cơ sở lý luận Bước vào thế kỷ 21 giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến rõ rệt. Đất nước ta ngày càng phát triển, đổi mới, việc đào tạo một lớp người mới biết sử dụng thành thạo điêu luyện ngôn ngữ diễn đạt một cách mới mẻ sáng tạo tư duy là vô cùng cần thiết. Cũng bởi Tiếng việt là ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của xã hội hiện nay. Do vậy Tiếng việt được đưa vào dạy học trong tất cả các cấp học với lượng kiến thức và thời gian nhiều. Môn Tiếng việt là một trong những môn học trong trường tiểu học phải được thực hiện theo nguyên tắc dạy và học. Nguyên tắc dạy học Tiếng việt cho học sinh tiểu học cần dựa trên cơ sở những quy luật và nguyên tắc để đề ra những phương pháp dạy học cũng như cách tổ chức quá trình dạy học cụ thể hơn, khoa học hơn .Khắc phục lối truyền thụ một chiều ,rèn luyện lề nết tư duy sáng tạo của người học ,từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học. Do vậy rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh của mỗi giáo viên tiểu học cần phải được chú trọng và quan tâm. 2.Cơ sở thực tiễn Trong tất cả các môn thì Tiếng việt là môt trong những môn học có vị trí đặc biệt,nó chiếm thời lượng tiết học nhiều hơn cả (8/23 tiết/tuần). Sau khi học xong chương trình Tiếng Việt tiểu học các em phải thực hiện tốt 4 kỹ năng nghe, nói , đọc , viết mà chương trình yêu cầu. Đặc biệt là kỹ năng nói thông qua việc diễn đạt các vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc, trọng tâm làm cho người nghe có hứng thú và tiếp cận lời nói môt cách tự nhiên và hiệu quả.
  3. 3 Các yêu cầu của môn Tiếng Việt lớp 5 đối với học sinh vùng thành phố thị xã thì việc thực hiện dễ dàng. Song đối với học sinh lớp 5 trường tiểu học Xuyên Mộc cần phải thực hiện thường xuyên, nhiệt tình để nâng cao chất lượng học tập tốt hơn. Ở đơn vị trường Tiểu học Xuyên Mộc, tỷ lệ học sinh đạt chất lượng cao ở môn Tiếng Việt nói chung và khả năng trình bày bằng lời nói của học sinh nhìn chung còn chưa đồng đều ở các khối, lớp. Trước yêu cầu thực tế của đơn vị là “ Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo” là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở lớp 5A1 trường tiểu học Xuyên Mộc. Xuất phát từ những luận điểm trên và qua thực tế giảng dạy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt và phân môn Tập làm văn theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, đồng thời tạo ra những phương pháp đổi mới ,những biện pháp cần thiết là động lực thúc đẩy cho giáo dục của nhà trường góp phần hoàn thiện các kỹ năng để học sinh có thể tiếp cận với các kiến thức mới dễ dàng và có hiệu quả. II / MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là coi giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nền tảng, là động lực của sự nghiệp Công nghệ hóa – hiện đại hóa Đất nước ,phát huy yếu tố con người phát triển toàn diện là yếu tố cơ bản cho sự phát triển lâu dài và bền vững trong mọi lĩnh vực. Trọng tâm là việc chú trọng đến con người được đào tạo là con người có đầy đủ năng lực ,trí tuệ, có đạo đức thích nghi được với những thay đổi, có kỹ năng hành động, biết “ Học thường xuyên ,bhọc suốt đời” và có ý tưởng “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người ”. Để đáp ứng như cầu của xã hội là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện thì việc dạy học ở trường Tiểu học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân, do đó đòi hỏi phải dạy đúng, dạy đủ các môn học theo quy định nhằm giúp các em có thêm kiến thức sâu rộng để có thể tiếp cận được với nền khoa học tiên tiến hiện nay là “ Nâng cao dân tri , đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ”. Các môn học ở tiểu học cần có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.
  4. 4 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vị trí rất đăc biệt quan trọng, nó chiếm thời lượng nhiều hơn cả so với các môn học khác. Phương tiện chủ yếu của môn Tiếng Việt là ngôn ngữ, là công cụ không thể thiếu để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và là phương tiện để học sinh có thể tiếp cận và học tốt được các môn học khác. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển. Môn Tiếng Việt còn giúp cho các em cảm nhận, khám phá ra những nét đẹp tâm hồn, sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Môn Tiếng Việt là cơ sở, là chỗ dựa cho học tốt các môn học khác.Vì muốn học môn nào cũng cần sử dụng kỹ năng nói, đọc, viết mà môn Tiếng Việt là môn bước đầu hình thành kỹ năng này. Trong Tiếng Việt thì phân môn: Tập làm văn lai là môn tổng hợp các kỹ năng và kiến thức của các phân môn: Luyện từ và câu, Chính tả, kể chuyện. Vì thế, Bậc Tiểu học cần rèn luyện cho các em có kỹ năng học tốt phân môn Tập làm văn để giúp các em nắm bắt được cái hay, cái đẹp, biết cảm thụ văn học và có tình yêu quê hương, đất nước và con người . Như ta đã biết dạy Tập làm văn là nhằm phát triển và hoàn thiện năng lực văn học cho học sinh trên bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, trong đó kỹ năng nói có vai trò quan trọng trong đời sống học sinh, nó giúp các em hình thành các kỹ năng học tập khác. Vì thế mục đích cao nhất của bài Tập làm văn là rèn kỹ năng nói cho học sinh giúp các em sử dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả trong hoc tập và giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội, tôi cũng mong muốn sẽ có môt bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn dạy môn tập làm văn nói cho học sinh trong trường. Đối với học sinh lớp 5, các em đã có một số vốn kỹ năng nhất định ,đã biết môi quan hệ giữa người với người trong những mối quan hê khác nhau, để có thể sáng tạo bằng ngôn từ một cái gì đó của mình và thể hiện những khía cạnh của đời sống. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ gợi đươc cảm xúc trực tiếp, người nói, người nghe có thể nắm bắt được những nội dung cần trao đổi và để đạt được mục đích của giao tiếp. Qua ngôn ngữ nói ta dễ nhận thấy trí tuệ, tâm hồn của người nói bởi lời nói luôn mang phong cách riêng của mỗi người. Trong lời nói cần thể hiện tư duy, nếu tư duy tốt lời nói sẽ dễ dàng, gọn gàng, hấp dẫn được người nghe, ngược lại nếu nói
  5. 5 ấp úng, không rõ ràng sẽ không thuyết phục được người nghe và đôi khi còn hiểu sai ý mình muốn nói. Vì thế mục đích của giao tiếp sẽ khó được thực hiện hoàn chỉnh. Để có những lời nói đẹp mỗi người cần phải rèn luyện trong một quá trình lâu dài. Những giờ Tập làm văn chính là giờ học hình thành cho học sinh những kỹ năng nói đầu tiên, ở lứa tuổi này các em đã có một sự thay đổi đáng kể đặc điểm tâm sinh lý. Các em đã tự thay đổi trong quá trình nhận thức, việc sử dụng các công cụ trực quan đã giảm bớt so với ở các lớp học trước và thay vào đó là học sinh có thể dùng lời để chứng minh một vấn đề. Vì vậy, lời nói cho phép diễn đạt dể dàng hơn rất nhiều về những vấn đề phức tạp hơn những tính chất bên trong những sự vận động lo-gic. Ở lớp 5 hoạt động yêu thích của trẻ em là sáng tạo văn học, nếu được học văn theo một chương trình đúng và có một phương pháp truyền thụ tốt thì trẻ em ở tuổi này rất thích học văn, dễ nói hết ra những điều mình suy nghĩ , đó là diều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho từng học sinh, nhận ra những chỗ khiếm khuyết của từng học sinh để uốn nắn kịp thời . Theo quan điểm dạy học hiện nay, cần phải rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt mỗi vấn đề cụ thể một cách rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy giờ Tập làm văn còn rèn cho học sinh kỹ năng nói, dạy các em biết tổng hợp kiến thức từ các phân môn như : Luyện từ và câu, Tập đọc và các kinh nghiệm cuộc sống mà học sinh có được . Cùng một vấn đề nhưng không phải học sinh nào cũng nói như nhau, do đó giáo viên phải luôn quan tâm tới đặc điểm riêng của từng học sinh để rèn luyện kỹ năng nói cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. III / GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI : Nhằm đi sâu vào một vấn đề nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài luyện nói cho học sinh lớp 5 với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai đoạn mới . V/ CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU - Để thực hiện giải pháp trong việc nâng cao kỹ năng trình bày bằng lời nói trong giờ Tập làm văn ở lớp 5, bản thân tôi có dự kiến ban đầu về công viêc cần làm như sau :