Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4

doc 14 trang sangkien 13003
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_4.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 4

  1. MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu 1 I. Lí do chọn đề tài .1 II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 1 III. Cơ sở và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm 1 IV. Phạm vi thực hiện .2 B. Nội dung 2 I. Quá trình thực hiện .2 II. Những biện pháp và giải quyết vấn đề 2 C. Kết quả và kiến nghị 12 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập . Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời . Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh . Phân môn Tập đọc ở bậc tiểu học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trau dồi cho học sinh kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm và thẩm mĩ. Bởi vậy tổ chức giờ tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài học đồng thời hướng đến việc hoàn thiện kĩ năng đọc cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của phân môn tập đọc, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy đạt hiệu quả cao, phát triển được tính tích cực, chủ động sáng tạo, biết suy nghĩ một cách lôgic của học sinh cũng như biết tư duy có hình ảnh để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Chính vì vậy, việc giúp các em đọc chuẩn, đọc đúng ngữ điệu và đọc diễn cảm bài tập đọc là yêu cầu cấp thiết vì giúp cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ văn; bồi dưỡng vào các em tâm hồn trong sáng, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Đọc đúng, đọc hay một bài văn, một bài thơ cũng chính là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện, để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng . Nhưng thực tế nhiều giáo viên ở các lớp 4-5 còn coi nhẹ giờ tập đọc , bởi họ còn phải dành nhiều thời gian cho việc luyện toán , luyện văn .Vì thế mà tôi chọn đề tài“Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4”. II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Với đề tài này, tôi mong muốn được nâng cao nhận thức của bản thân về việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh, tìm ra các biện pháp khắc phục tồn tại khó khăn, giúp giáo viên soạn giảng linh hoạt, trên cơ sở đó giúp học sinh hoàn thành kĩ năng đọc tốt, đọc diễn cảm. III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Cơ sở nghiên cứu: + Phương pháp dạy tập đọc. + Các biện pháp dạy tập đọc. + Kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của giáo viên lớp 4. + Dựa vào bài đọc của học sinh - Đối tượng: Học sinh lớp 4A trường tiểu học Tr­êng Giang 2. IV. PHẠM VI THỰC HIỆN: 2
  3. Kinh nghiệm của tôi có tác dụng dạy học trong phạm vi lớp 4. Những kinh nghiệm này đã đưa vào áp dụng cho lớp của tôi và giúp tôi thu được kết quả khả quan. Nếu có thể giúp được đồng nghiệp trong khối 4,5 hướng khắc phục tình trạng học sinh đọc trơn, đọc vẹt, đọc cho xong, để giảng dạy mang lại hiệu quả cao. B. NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Thực trạng tình hình: * Học sinh Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy: - Đa số học sinh là con em người dân n«ng th«n, phần lớn là gia đình làm nông nên chưa có đầu tư thích đáng vào việc học của các em mà còn phó mặc cho nhà trường. - Thực tế ở lớp tôi phần lớn các em phát âm chưa chuẩn, đọc chưa đúng ngữ điệu. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm còn hạn chế. * Giáo viên: - Một số giáo viên vẫn còn lúng túng khi dạy tập đọc: làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. 2. Sử dụng các phương pháp: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM: - Để nắm bắt kịp thời năng lực đọc học sinh, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc, sau đó phân thành mức độ đọc theo từng loại để có biện pháp uốn nắn kịp thời cho các em kết quả như sau: Tổng số học sinh: 27 em - Loại Hoàn thành: 7 em ®¹t tØ lÖ 26% - Loại ch­a hoàn thành: 20 em đạt tỉ lệ 74,07% 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: a. Đọc chuẩn âm : - Đối với học sinh người dân n«ng th«n, lỗi thường mắc ở các em là đọc, nói tiếng phổ thông còn sai chñ yÕu lµ sai nguyªn ©m ®«i hoặc dấu thanh nhưng để luyện phát âm đúng cho các em, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ, nâng dần từng bước mức độ đọc rồi tiến tới đọc đúng ngữ điệu. Trước khi dạy tôi định sẵn một số từ ngữ mà học sinh lớp mình hay mắc lỗi phát âm, các từ đó rút ra từ bài học cụ thể, luyện cho các em phát âm chuẩn, chính xác. Các em đọc mắc lỗi sai nguyªn ©m ®«i iª, u«, ­¬. 3
  4. Ví dụ 1: §o¹n ®õng tõ ®ã cã nh×u ®¶o h¬n. Kh«ng ph¶i lo thÝu thøc ¨n, nøc óng nh­ng l¹i n¶y sinh nh÷ng khã kh¨n míi. (Bài: H¬n mét ngh×n ngµy vßng quanh tr¸i ®Êt - TV4 tập 2). Giáo viên phải sửa lại cho các em: §o¹n ®­êng tõ ®ã cã nhiÒu ®¶o h¬n. kh«ng ph¶i lo thiÕu thøc ¨n, n­íc uèng nh­ng l¹i n¶y sinh nh÷ng khã kh¨n míi. - Với những học sinh từng vùng thì lưu ý học sinh không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát âm. Ví dụ: Hai ngõi bột trong lọ bïn tênh. ( Bài: Chú Đất Nung- TV4 tập 1). Giáo viên phải sửa lại cho các em: Hai ng­êi bột trong lọ buồn tênh. - Chúng ta cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức nói, đọc đúng âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. - Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Bằng phát âm mẫu của mình, giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo. - Phát âm sai, lệch chuẩn, làm cho người nghe hiểu sai nghĩa. Ví dụ: “ Mỗi hoa chỉ là một phần tư của cả xã hội thắm tươi. ( Hoa học trò -TV4 tập 2) 1 Nếu đọc lệch chuẩn như thế thì người nghe sẽ hiểu lầm “ Mỗi hoa chỉ là 4 của cả xã hội thắm tươi” Cho nên phải sửa lại: “ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi”. b.Ngắt giọng: * Ngắt giọng lôgic: Ngừng giọng các câu có ở trong bài văn xuôi, bài thơ. Ở thơ thường ngắt giọng sau mỗi dòng thơ ( nghỉ ngắn ) sau mỗi khổ thơ nghỉ lâu hơn. Chú ý lên giọng những chỗ có dấu chấm hỏi. Ví dụ: Bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca (TV4 tập 1). Tôi hướng dẫn các em ngắt giọng dựa vào các loại dấu câu trong bài để ngừng nghỉ đúng chỗ. Câu: “ Bố khó thở lắm! ” + Đọc với giọng mệt nhọc, nghỉ hơi dài sau dấu chấm than và ba chấm. + Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ dù không có dấu câu trong câu văn: Ví dụ: Thân chú nhỏ và thon vàng /như màu vàng của nắng mùa thu. (Bài: Con chuồn chuồn nước-TV4 tập 2). * Ngắt giọng đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp: Thực tế cho thấy các em học sinh khi đọc ngắt giọng chưa đúng chỗ, nên trước khi dạy một bài tập đọc tôi định trước những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai, để xác định điểm cần ngắt giọng. Thông thường các em hay mắc lỗi những câu dài có ngữ pháp phức tạp. Ví dụ: Bãi ngô / quê em ngày càng xanh tốt. ( Bãi ngô - TV4). Trường hợp này, giáo viên cho các em xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu để đọc cho đúng. 4
  5. Sửa lại: Bãi ngô quê em / ngày càng xanh tốt. Phân tích cho học sinh hiểu được nghĩa của câu trên là bãi ngô của quê em ngày càng xanh tốt. - Khi đọc thơ các em thường mắc lỗi ngắt nhịp là do không chú ý đến nghĩa. - Đối với bài thơ lục bát các em thường đọc ngắt nhịp 2 / 2 / 2 vì vậy các em thường ngắt hơi sai. Ví dụ: Nhác trông / vắt vẻo / trên cành Anh chàng / Gà Trống / tinh ranh/lõi đời, (Bài: Gà Trống và Cáo TV4 tập 1). Khi gặp trường hợp này nên hướng dẫn các em chú ý nhịp thơ để ngắt giọng cho đúng. Sửa lại: Nhác trông / vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống / tinh ranh lõi đời, Nhìn chung, loại thơ lục bát khi đọc cần ngắt theo nhịp 2 / 2 / 2 và 4 / 4. Nhưng cũng có những trường hợp cần ngắt theo các nhịp khác. Ví dụ: Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh Tre xanh / không đứng khuất mình bóng râm Hai câu thơ trên cần ngắt theo nhịp 2/4 & 2/6 để thể hiện đúng nghĩa và đúng với ranh giới chủ ngữ và vị ngữ của câu. Qua đó ta thấy, học sinh ngắt, nghỉ chưa đúng, xét về mặt lý thuyết trọng âm cho nên cần phải uốn nắn, sửa chữa kịp thời, không để tình trạng này kéo dài. Giáo viên phải đọc trước và dự tính trước cách đọc không tính đến nghĩa của học sinh, rồi định ra những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài. * Ngắt giọng biểu cảm: Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng đúng lôgic, đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn phải dạy cho học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đây là yếu tố quan trọng đối với học sinh lớp 4 để thể hiện trong các bài đọc. - Khi các em đọc bài những chỗ cần đọc diễn cảm phải ngừng lâu hơn bình thường hoặc hạ thấp giọng, lên cao giọng, kéo dài hoặc những chỗ ngừng không do lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ sau chỗ ngừng. Ví dụ: Ôi chao! ( dừng lại hơi lâu để tạo ra sự tập trung chú ý trạng thái chờ đợi ở người nghe ) - chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. (Bài: Chú chuồn chuồn nước - TV4 tập 2 ). - Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong những cách ngắt nhịp đúng, một cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn. Ví dụ: Bè đi / chiều thầm thì Gỗ / lượn đàn thong thả. ( Bè xuôi sông La - TV4 ). Mà không ngắt bè đi chiều / thầm thì để tạo ra 3 cặp chủ - vị làm cho hai câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và không 5
  6. hạn chế thời gian “ bè đi ” vào buổi chiều mà tạo một kết hợp bất thường “ chiều thầm thì ”, cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy, ta chọn cách ngắt Sông La / ơi sông La để tiếng “ ơi ” được ngân dài tha thiết. Còn cách ngắt 3 / 2. Sông La ơi / sông La không cho phép. Song song với việc luyện ngắt giọng tôi hướng dẫn cho các em cần nhấn giọng ở một số từ để làm nổi bật ý đồ của tác giả và làm cho bài văn, bài thơ thêm sống động. Ví dụ: Bài: Con chuồn chuồn nước ( TV4 tập 2) Đoạn 1 đọc giọng chậm rãi, đoạn 2 chuyển giọng nhanh, đột ngột lúc tả chú tung cánh bay, trở lại nhịp chậm rãi ở câu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú. Cần nhấn giọng ở những từ: lấp lánh, mênh mông, lặng sóng, lũy tre xanh, tuyệt đẹp, đàn trâu thung thăng gặm cỏ, c. Đọc thầm: Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung rèn kĩ năng đọc hiểu để hướng dẫn học sinh luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc. Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn gọn trong SGK): Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì? ) d. Đọc diễn cảm: Từ chỗ đọc đúng tôi tiến tới giúp các em đọc hay. Sau mỗi bài tập đọc, học thuộc lòng, tôi yêu cầu các em hãy đọc câu, đoạn mà em thích, không nhất thiết phải đọc cả bài. Khi các em đã hiểu và cảm thụ được giá trị của tác phẩm, lúc này tôi giúp các em đọc diễn cảm. Cần hiểu rằng “đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu” thiếu tự nhiên, dựa vào ý thức chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Hòa nhập được với bài thơ, bài văn, có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta đặt ra ngữ điệu. Như chúng ta đã biết kỹ thuật đọc diễn cảm được xây dựng trên 3 phương diện: + Giọng đọc : ( vui hay buồn; ồn ào hay êm ả) + Nhịp điệu : ( nhanh hay chậm; dồn dập; gấp gáp hay hiền hoà khoan thai ). + Ngắt giọng tâm lý để gây ấn tượng. Đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được cường độ giọng, làm chủ được cao độ và làm chủ được tốc độ đọc. Giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp, rồi chia văn bản thành các đoạn, sao cho không quá dài hay chênh lệch nhau về chữ số cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp. Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh theo dõi và đọc nối tiếp ở mỗi dòng đọc, bằng cách hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng. + Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện ra cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu. Từ đó,có biện pháp khắc phục từng cá nhân nói riêng và cả lớp nói chung. 6