Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

doc 14 trang sangkien 05/09/2022 9540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_5.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

  1. Phần I: Phần mở đầu. I. Lý do chọn đề tài: Bậc tiểu học là quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, pháp triển các năng lực nhận thức, trang bị các phương pháp, kỹ năng ban đầu về hoạt động tri thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu nói trên được thực hiện các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục.Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn toán, môn Tiếng việt có vị trí rất quan trọng. Môn tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động: Nghe, đọc, nói, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho HS kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của HS ở bậc học đầu tiên trong trường. Không cần hiểu biết về ngữ âm, ở những mức độ khác nhau, chúng ta đều cảm nhận được sự giầu đẹp, sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt về mặt âm thanh. Điều đó không đơn giản chỉ vì ai mà chẳng yêu tiếng nói từ thuở trong nôi, tiếng mẹ đẻ gắn với những lời ru yêu thương cả mẹ. Nhiều người nước ngoài khi nghe Tiếng việt cũng phải thốt lên “Người Việt Nam nói như hát vậy”, “Tiếng Việt hay quá, giàu nhạc điệu đến mức có thể đoán được ta đang nói với cảm xúc như thế nào”.Thế nhưng hiện nay, trong việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức. Vì thế, học sinh của chúng ta đọc thành tiếng chưa tốt, chưa làm chủ được mặt âm thanh của ngôn ngữ nên chưa sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Điều đó làm tôi suy nghĩ và quyết định chọn vấn đề: “ Rèn đọc diễn cảm cho HS lớp 5” làm đề tài nghiên cứu. II.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5D Trường tiểu học Hải Hà. 1
  2. III. Thời gian nghiên cứu.: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 03 năm 2007. 2
  3. Phần II.Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài: I.Cơ sở lý luận: Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe,hiểu được ngữ điệu mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc là một hoạt động phức tạp mà cơ sở làm việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được chia thành quá trình đọc thành tiếng và đọc hiểu. Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các ký tự văn tự thành ký hiệu âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước hiết được đo bằng 2 phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh. Đó cũng chính là 2 kỹ năng đầu tiên của đọc. Đọc diễn cảm là một yêu cầu của đọc thành tiếng đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ văn chương. Đó là kỹ năng là chủ được ngữ điệu, làm chủ được các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, cao độ của giọng Để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. II. Cơ sở thực tiễn. Với học sinh hiểu học, việc đọc diễn cảm không phải là một việc dễ dàng trong ki đó, ở trưởng tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta dù đến lớp 5 cũng chưa đọc được như mong muốn kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành của kỹ năng đọc mà cao nhất là kỹ năng đọc diễn cảm. Bên cạnh đó, một số giáo viên tiểu học cũng còn lúng tứng khi dạy đọc diễn cảm cho học sinh: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn ; 3
  4. Mặt khác, do điều kiện học sinh sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn do vậy việc tiếp xúc và tham gia các hoạt động văn hoá, văn minh là rất hạn chế mà trái lại cuộc sống lam lũ đã phần nào ảnh hưởng đến tính cách của các em. Chất văn trong các em rất ít. Ngay cả bản thân cha mẹ là người thân của các em trong từng câu nói, câu viết hay đọc một bài thơ, bài văn thì việc thể hiện diễn cảm còn rất hạn chế. Do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đối với lứa tuổi các em, lứa tuổi rất hiếu động. Hay bắt chước, có thói quen học vẹt, chưa ý thức rõ về cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ. Nếu ta không nắm bắt được điều này để kịp thời đổi mới PPDH để nâng cao yêu cầu luyện đọc cho học sinh thì ngoaì việc rèn đọc thông thạo cho học sinh còn đòi hỏi đọc diễn cảm ở lớp 5 là điều vô cùng khó khăn. 4
  5. Chương II.Thực trạng và những nội dung, biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. I. Thực trạng vấn đề: Thực tế, năm học 2006 - 2007 tôi được phân công giảng dạy lớp 5D, trường tiểu học Hải Hà. Để dạy đọc diễn cảm có hiểu quả, ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát chất lượng đọc của HS, phân loại đối tượng như sau: Sĩ số lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 37 em 1 em 2,7% 3 em 8,1% 29 em 78,4% 4 em 10,8% Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: Hầu hết các em chỉ mới dùng lại ở mức độ đọc thông thạo, các em còn đọc đều đều chứ chưa chú ý đến việc đọc hay, đọc diễn cảm. *Nguyên nhân. Do đọc diễn cảm là một yêu cầu khá cao. Tuy trong chương trình 2000, nội dung luyện đọc diễn cảm trong giờ tập đọc đã được chú trọng hơn nhưng để xác định được đọc diễn cảm trong từng văn bản thì đối với học sinh lớp 5 vẫn còn là điều khó. Giáo viên không thể hướng dẫn cặn kẽ ngay tại lớp đến tận từng em một nên dẫn đến tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm chưa tốt còn nhiều. Một nguyên nhân nữa là học sinh chưa hiểu kỹ nội dung van bản nên dẫn đến việc đọc sai ngữ điệu thể hiện sai hoặc chưa tốt sắc thái giọng đọc, chưa phân biệt được sự cần thiết khi đọc diễn cảm thơ, văn, truyện hay bất cứ một văn bản nào. Giọng đọc cứ đều đều không hề nhấn mạnh những từ ngữ cần thiết; tốc độ đọc, cường độ đọc, cao độ hay ngắt giọng chưa đựơc các em chú trọng, các em thường ngắt hơi tuỳ tiện do các em chưa có ý thức tự giác trong quá trình luyện đọc. Thích đọc vẹt, đọc lấy nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đọc diễn cảm chưa tốt. II, Một số nội dung biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. 5
  6. Từ những hiểu biết về Tiếng Việt, qua tìm hiểu về nội dung của luyện đọc diễn cảm và qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số nội dung, biện pháp để dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Đó là: 1. Rèn kỹ năng đọc đúng chính âm, trọng âm: - Đọc đúng chính âm là kỹ năng, là yêu cầu đầu tiên của việc đọc diễn cảm. Học Sinh Thanh Hoá nói chung và học sinh Hải Hà nói riêng các em còn phát âm sai các nguyên âm đôi như: iê, ươ Hay các phụ âm trong các vần như: n thành ng, thanh hỏi, thanh ngã vì vậy cần rèn luyện cho các em phát âm theo chính âm ( Bắc Bộ ). Ví dụ: dạy học sinh phát âm, đọc lướt trên cả hai âm i và ê trong các tiếng chiều, nhiều, nước, người và quan trọng là cách phát âm mẫu của giáo viên để học sinh phát âm sau. - Ngoài đọc đúng chính âm, học sinh cần phải đọc đúng trọng âm ( độ vang, độ mạnh, khi phát ra tiếng). Nhiều khi học sinh thường đọc các hư từ với trọng âm tạo ra những cách đọc sai nghĩa hoặc đọc nhấn vào từng tiếng đều đều như đọc chính tả, không diễn cảm được. Ví dụ: Học sinh đọc câu: Tàu đu đủ,chiếc lá sắn / héo lại mở năm cánh vàng tươi. ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa ) Tạo ra cách hiểu sai là: Chiếc lá sắn bị héo lại. Vì học sinh đọc nhấn vào tiếng sắn mà không nhấn vào cả 2 tiếng sắn và héo. Vì thế học sinh xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn chưa hợp lý dẫn đến chỗ học sinh đọc sai. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào cả 2 tiếng sắn héo và không ngắt giọng giữa 2 tiếng. 2. Giúp học sinh phải hiểu văn bản để tìm giọng đọc cho toàn bài: Để đọc diễn cảm, học sinh phải xác định nội dung, nghĩa, lý của bài đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc giọng điệu chung của bài. đây là nhiệm vụ của quá trình đọc hiểu. Vậy thông qua tìm hiểu bài, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh hiểu nội dung văn bản thật kỹ từ đó học sinh sẽ xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca nhịp điệu của bài: nhanh, 6
  7. hơi nhanh, chậm, hơi chậm Có hiểu được nội dung tư tưởng của tác giả thì mới xác định được giọng đọc toàn bài ( nếu là đọc thơ phải chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca tức là chất nhạc của thơ, tránh dừng lại máy móc cuối mỗi dòng) Ví dụ: Qua tìm hiểu nội dung bài thơ Cửa sông, học sinh nắm đựơc nội dung chính của bài là: Qua hình ảnh của sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. Học sinh đã nắm được các hình ảnh đẹp, những biện pháp nghệ thuật ( nhân hoá) mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ từ đó, học sinh xác định được giọng đọc toàn bài phải nhẹ nhàng, tha thiết và tình cảm. Học sinh hiểu được nội dung của từ thì mới không đọc sai theo kiểu thường ngắt nhịp của thơ 6 tiếng: Nơi cá/ đối vào/ đẻ trứng. Nơi tôm/ rảo đến/búng càng. Như vậy, hiểu nội dung văn bản là rất quan trọng để luyện đọc đúng, đọc diễn cảm. 3.Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu: * Đọc đúng chỗ ngắt giọng: Trong văn bản, những dấu câu thể hiện chỗ ngắt giọng khi đọc. Vì vậy phải lưu ý học sinh khi đọc phải ngắt giọng ở các dấu câu ( Ngắt giọng lôgic).Dấu phẩy phải thể hiện bằng chỗ ngắt hơi; sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với ngắt hơi sau dấu phẩy; sau dấu chấm xuống dòng phải ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm. Bên cạnh những chỗ ngắt giọng được thể hiện trên chữ viết bằng dấu câu thì một số chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp không được biểu hiện gì trên chữ viết.Cường thì học sinh hay đọc sai ở những câu văn có cấu trúc phức tạp, câu dài nhưng không có dấu phẩy thể hiện chỗ cần ngắt hơi, đối với những trường hợp đó, giáo viên cần phải hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi, theo cấu trúc ngữ pháp hay dựa vào ý nghĩa. Ví dụ: Thế là/ A - lếch- xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay 7