Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định trọng âm từ trong tiếng Anh cho học sinh Lớp 12

doc 17 trang sangkien 11020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định trọng âm từ trong tiếng Anh cho học sinh Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_xac_dinh_trong_am_tu_trong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định trọng âm từ trong tiếng Anh cho học sinh Lớp 12

  1. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế - ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Nó không chỉ cần thiết cho người làm kinh doanh, du lịch mà đòi hỏi mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải có một trình độ tiếng Anh nhất định. Chính vì vậy tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc ở các cấp học và cũng là một trong các môn luôn có mặt ở các kì thi. Phương pháp dạy học ngoại ngữ theo hướng CLT (đường hướng giao tiếp) được cho là hiệu quả ngày nay. Người học và người dạy đều hướng tới mục đích cuối cùng đó là giao tiếp. Qua quá trình tự tìm tòi, học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, và qua hơn một năm tham gia công tác giảng dạy môn tiếng Anh trong trường THPT Nguyễn Bính tôi nhận thấy rằng trọng âm của một từ chính là chìa khóa diệu kỳ để hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh thành công. Người bản ngữ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, trong khi đó người học rất lúng túng, khó khăn khi giao tiếp một phần do chưa biết cách sử dụng trọng âm đúng cách. Thực tế cho thấy đa số học sinh trong trường THPT Nguyễn Bính còn nhiều hạn chế trong phát âm và đánh dấu trọng âm của từ. Vì vậy có nhiều từ các em không biết phát âm và tìm trọng âm như thế nào cho đúng. Kết quả là các em lúng túng khi áp dụng vào bài chọn từ có trọng âm khác loại. Không những thế việc phát âm sai còn dẫn đến hiện tượng từ bị hiểu nhầm, hiểu sai. Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Phương pháp xác định trọng âm từ trong tiếng Anh cho học sinh lớp 12" làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mục đích nghiên cứu Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ mong giúp cho các em học sinh trong trường THPT Nguyễn Bính nói riêng và các em học sinh nói chung khắc phục được một phần nào đó khó khăn trong việc phát âm và đánh dấu trọng âm. III. Đối tượng nghiên cứu Trong chương trình tiếng Anh THPT hệ 7 năm, trọng âm từ được đưa vào giảng dạy ở khối 12. Vì vậy trong nghiên cứu của mình, tôi chỉ tập chung vào một số vấn đề lý thuyết về trọng âm từ như âm tiết, tầm quan trọng của trọng âm từ, quy tắc đánh dấu 1
  2. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm trọng âm từ và một sô thủ thuật làm bài tập xác định trọng âm từ nhằm giúp các em học sinh khối 12 có thể làm tốt các bài tập về trọng âm phục vụ cho thi tốt nghiệp, thi đại học, áp dụng kiến thức vào thực hành ngôn ngữ cũng như chia sẻ vốn hiểu biết của mình về trọng âm với đồng nghiệp. IV. Phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Bính năm học 2010 - 2011 V. Cơ sở nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên các cơ sở sau: - Dựa vào thực tế giảng dạy - Dựa vào một số tài liệu tham khảo về phát âm và trọng âm - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp VI. Tóm tắt nội dung Nội dung sáng kiến này gồm các phần như sau: I. Thực trạng nhận biết trọng âm từ của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Bính II. Âm tiết và trọng âm từ trong tiếng Anh 1. Âm tiết 2. Trọng âm từ 3. Tầm quan trọng của trọng âm từ 4. Vị trí đánh dấu trọng âm 5. Quy tắc của trọng âm từ trong tiếng Anh III. Một số thủ thuật nhận biết trọng âm từ IV. Gợi ý một số phương pháp dạy và học trọng âm từ VII. Tài liệu tham khảo Để phục vụ cho nghiên cứu tôi đã tham khảo một số tài liệu như sau: 1. Phạm Thu Dung. 2007. Approaches to teach English Pronunciation. Retrieved from on March 28th, 2009. Hanoi. 2. Trần Thị Lan. 2008. Some difficulties Vietnamese students face in English pronunciation learning. Retrieved from on March 28th, 2009. Danang. 3. Hoàng Văn Vân. 2007. Tiếng Anh 12. Bộ GD-ĐT. 2
  3. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm 4. Adult Migrant English Program Research Centre. Pronunciation. Retrieved from on April 23rd, 2009. 5. Baker, A. 1981. Ship or Sheep? An intermediate pronunciation course. Cambridge University Press. 6. Baker, A. 1999. Pronunciation pairs. Cambridge: Cambridge University Press. 7. Celce-Murcia, M., Briton, D.M., Goodwin, J.M. 1996. Teaching Pronunciation. A reference for teachers of English to speakers of other languages. Cambridge: CUP. 8. Dale, P. & Poms, L. 2005. English pronunciation made simple. Longman. 15. Dalton, C., Seidlhfor, B. 1994. Pronunciation. Oxford: Oxford University Press. 9. Dalton, C. 2002. Some techniques for teaching pronunciation. Retrieved from on May 1st, 2009. 10. Flores, C.B. 2001. Pronunciation. An integrative approach. IRA. 11. Kaocheng, Z. 1990. An introduction to English phonetics. Sichuan University press. 3
  4. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng nhận biết trọng âm từ của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Bính Theo điều tra ngày 25/ 01/ 2011 tại 4 lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4 với tổng số học sinh là 200 em, kết quả cho thấy có 15 học sinh (chiếm tỉ lệ 7,5%) học sinh thấy bài tập trọng âm dễ, 50 học sinh (chiếm tỉ lệ 25%) thấy bài tập trọng âm hơi khó, 70 học sinh (chiếm tỉ lệ 35%) thấy bài tập trọng âm khó, còn lại 65 học sinh (chiếm tỉ lệ 32,5%) thấy bài tập trọng âm rất khó. Như vậy lâu nay trọng âm vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh. Việc học trên lớp đa số giáo viên thường tập chung vào ôn tập ngữ pháp khiến cho các bài tập trọng âm trong các đề thi trở nên tương đối khó đối với học sinh. Đặc biệt trong chương trình tiếng Anh của THPT học sinh chỉ làm quen với trọng âm của từ ở lớp 12. Các em thường không biết cách xác định trọng âm của từ như thế nào nên các em gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài tập xác định trọng âm của từ hay chọn từ có trọng âm khác loại. Để hiểu rõ được bản chất, đặc điểm của trọng âm từ học sinh cần nắm được các kiến thức liên quan đến nó. II. Âm tiết và trọng âm từ trong tiếng Anh 1. Âm tiết (Syllables) Để hiểu được trọng âm của một từ, trước hết học sinh phải hiểu được thế nào là âm tiết. Mỗi từ đều có âm tiết riêng, có thể là một âm tiết, hai, ba hoặc nhiều hơn thế. Ví dụ: Từ Số âm tiết dog dog 1 green green 1 quite quite 1 quiet qui-et 2 orange or-ange 2 table ta-ble 2 4
  5. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm expensive ex-pen-sive 3 interesting in-ter-est-ing 4 realistic re-al-is-tic 4 unexceptional un-ex-cep-tion-al 5 2. Trọng âm từ (Word Stress?) Trọng âm từ là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác. (Celce- Murcia, Brinton & Goodwin (1996: 131) Chúng ta không bao giờ phát âm các âm tiết với một lực giống nhau trong một từ, sẽ có một âm tiết được nhấn mạnh. Âm tiết đó được phát âm to, mạnh hơn các âm còn lại. Hãy lấy ba từ: photograph, photographer and photographic làm ví dụ. Âm tiết được nhấn của mỗi từ là khác nhau. Vì vậy vỏ âm thanh của mỗi từ là không giống nhau. Word Số âm tiết Trọng âm PHO to graph 3 âm tiết 1 pho TO graph er 4 âm tiết 2 pho to GRAPH ic 4 âm tiết 3 Điều này luôn luôn xảy ra với tất cả các từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHIna, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND. Những âm tiết không được nhấn âm là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm câm. Người bản ngữ chỉ nghe lấy âm được nhấn chứ không phải là âm”yếu”. Nên để nói giống như người bản ngữ thì ngay bây giờ học sinh cần phải tập phát âm trọng âm của từ. Trong quá trình nghe nhất là nghe đài, xem phim, các trọng âm đó cần được chú ý: Bước đầu tiên là lắng nghe và nhận diện, rồi sau đó mới là sử dụng nó. 3. Tầm quan trọng của trọng âm từ ( the importance of Word Stress) 5
  6. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm Không phải ngôn ngữ nào cũng có trọng âm ví dụ: tiếng Nhật, tiếng Pháp hay tiếng Việt. Đối với tiếng Anh, trọng âm của từ không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nhấn trọng âm vào chỗ nào chúng ta thích hoặc không thích. Người bản xứ sử dụng trọng âm của từ để giao tiếp một cách thuần nhuyễn và chính xác thậm chí cả trong tình huống hội thoại khó. Ví dụ chúng ta không nghe rõ một từ nào đó nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được là nhờ trọng âm của từ. Quay trở lại với ví dụ về hai từ photograph và photographer. Bây giờ hãy tưởng tượng chúng ta đang nói chuyện với ai đó qua điện thoại và đường dây bị chập chờn. Chúng ta không thể nghe rõ được mà chỉ nghe thấy hai âm tiết đầu của một trong hai từ trên: photo Vậy đó là từ nào: photograph hay photographer? Trong trường hợp này nếu nghe thấy trọng âm của từ thì chắc chắc ta sẽ biết đó là từ nào vì trên thực tế ta sẽ nghe thấy hoặc là PHOto hoặc là phoTO. Vì thế không cần phải nghe hết cả từ ta vẫn biết đó là PHOto graph hay phoTO grapher. 4. Vị trí đánh dầu trọng âm (places to put stress) Vị trí trọng âm của từ sẽ được kí hiệu trong tất cả các cuốn từ điển. Khi tra một từ ta cần lưu ý âm tiết có dấu "'" ở trên chính là trọng âm chính của từ, âm tiết có dấu "," ở dưới là trọng âm phụ của từ. Từ có 2 hoặc 3 âm tiết thì có trọng âm chính; từ có 4 âm tiết trở lên có cả trọng âm chính và trọng âm phụ. Ví dụ: Với phiên âm của từ photograph là /'foutəgrɑ:f/ thì trọng âm rơi vào âm Pho. Phiên âm của từ communication là /kə,mju:nI'keI∫n/ thì trọng âm chính rơi vào Ca, trọng âm phụ rơi vào Mu. 5. Quy tắc của trọng âm từ trong tiếng Anh (Rules of Word Stress in English) Có hai quy tắc cơ bản sau: 1. Một từ có một trọng âm chính. (Một từ không thể có hai trọng âm chính, nên nếu ta nghe thấy hai trọng âm thì đó chắc chắn là hai từ). 2. Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm. Ngoài ra còn có thêm một số quy tắc sau (Xin lưu ý là quy tắc không đúng cho tất cả các trường hợp vì vẫn có ngoại lệ). 1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Quy tắc Ví dụ 6
  7. Phạm Thị Lan Hương THPT Nguyễn Bính Sáng kiến kinh nghiệm Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết PREsent, EXport, CHIna, TAble Với hầu hết các tính từ có hai âm tiết PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy 2) Trọng âm rơi vào âm cuối Quy tắc Ví dụ Với hầu hết các động từ có hai âm tiết to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN 3) Trọng âm rơi vào âm thứ hai tính từ cuối lên Quy tắc Ví dụ Với các từ kết thúc là : -ic GRAPHic, scienTIfic Với các từ kết thúc là : -sion và -tion teleVIsion, reveLAtion 4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên Quy tắc Ví dụ Với các từ kết thúc là : -cy, -ty, -phy deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, and -gy geOLogy Với các từ kết thúc là : - al CRItical, geoLOgical 5) Với các từ ghép Quy tắc Ví dụ Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần đầu tiên BLACKbird, GREENhouse của từ. Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của bad-TEMpered, old- từ. FASHioned Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ. 6) Trọng âm trong từ hai âm tiết (Unit 3: Ways of socializing, p. 30, English 12) 7