Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng kênh hình trong Địa lí Lớp 6

doc 19 trang honganh1 15/05/2023 9261
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng kênh hình trong Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_su_dung_kenh_hinh_trong_di.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng kênh hình trong Địa lí Lớp 6

  1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Môn Địa lí là môn học không thể thiếu được trong hệ thống các môn học trong nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của môn Địa lí là cung cấp những kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản thuộc khoa học Địa lí và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước theo xu hướng hội nhập hiện nay. Môn Địa lí trong nhà trường hiện nay rất cần thiết nhưng không phải ai cũng hiểu được tính cần thiết của nó. Trong dạy học Địa lí, bản đồ và tranh ảnh Địa lí có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng đối với học sinh. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học của học sinh. Việc dạy học môn Địa lí ở các trường muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lí thuyết việc sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là kênh hình một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng Địa lí (nhận xét, phân tích, giải thích,đánh giá, so sánh, tổng hợp các bản đồ, biểu đồ,tranh ảnh ). Qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung bài học. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lí ở trường THCS nói chung và lớp 6 nói riêng. Để giúp học sinh nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng, khai thác và hiểu rõ kênh hình muốn truyền đạt nội dung gì. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc làm cho tư duy các em sau này này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho sáng kiến. 1
  2. - Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu kĩ năng khai thác kênh hình để nâng cao hiệu quả bài học của học sinh. - Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá có bao nhiêu học sinh còn yếu, kém trong kĩ năng khai thác kênh hình tìm ra kiến thức của bài học. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: thông báo kết quả khảo sát hiệu quả của việc khai thác kênh hình trong tìm hiểu nội dung bài học của học sinh. III. MỤC TIÊU: - Việc sử dụng, khai thác tốt các kênh hình sẽ giúp học sinh nắm nội dung bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhớ bài lâu hơn và có hệ thống. - Giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhận biết các kiến thức- kĩ năng môn Địa lí. Học sinh không thuộc bài máy móc, có suy nghĩ một cách lôgic tư duy độc lập, các em có kĩ năng phân tích, tổng hợp các yếu tố địa lí một cách hợp lý. - Kích thích hứng thú học tập, khám phá bộ môn Địa lí cho học sinh. - Vận dụng việc khai thác kênh hình để kiểm tra kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tạo thông tin hai chiều. - Thông qua học tập môn Địa lí để tạo ra con người mới, năng động, có khả năng thích ứng với xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội. Tham gia vào các hoạt động bào vệ, cải tạo môi trường trong nhà trường, địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng. CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN: 1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề: 2
  3. Qua thực tế giảng dạy môn Địa lí lớp 6, qua dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều em học sinh còn quan niệm môn Địa lí là môn học thuộc lòng. Chính vì vậy trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình như: Tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ Bởi vì tất cả các kiến thức Địa lí 6 không được trình bày, phân tích, mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn trong kênh hình trong bài học, trong khi tư duy của học sinh lứa tuổi mà còn thiên về tính cụ thể. Vì thế trong quá trình dạy Địa lí 6 giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng, khai thác kênh hình để giám tính trừu tượng cho học sinh. 2. Chỉ ra các tồn tại, hạn chế: a) Về phía học sinh: Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lí khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học. Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lí nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn. Phần vì giáo viên chưa tạo được nhiều tình cảm yêu mến bộ môn cho các em, phần vì nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em. Vì những lý do trên nên kết quả học tập môn Địa lí nhìn chung còn chưa cao. b) Về phía giáo viên: Nhìn chung việc sử dụng đồ dùng trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay. Ở nhiều trường đã đưa ra kế hoạch mượn đồ dùng dạy học và căn cứ vào sổ kí mượn để làm điều kiện xếp loại công chức, buộc giáo viên phải mượn đồ dùng dạy học để 3
  4. dạy. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất lượng. Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các giáo viên có mượn đồ dùng trực quan nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chức năng của đồ dùng trực quan bị hạn chế rất nhiều mà chương trình Địa lí lớp 6 đồ dùng trực quan là yếu tố quyết định trong dạy học Địa lí. Vì những lý do trên nên kết quả dạy - học theo phương pháp mới vẫn chưa cao. 3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó: - Học sinh chưa yêu thích môn học và chưa có phương pháp học tập đúng đắn. Tổng số học sinh khối 6 năm học 2017-2018 là: 49 em, 100% học sinh có sách giáo khoa, vở ghi đầy đủ. Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lí khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hôị rất phức tạp, bản chất là một ôn học rất khô khan nên học sinh ít thích học. Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lí nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. - Phần lớn phụ huynh học sinh còn có sự quan tâm chưa thoả đáng đối với môn Địa lí nên định hướng cho học sinh theo học các môn học khác. Do vậy phần nào ảnh hưởng đến tâm lí học của học sinh. - Giáo viên: Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời và giới thiệu tranh ảnh trong sách giáo khoa, chưa có sự phân tích một cách tỉ mỉ và sáng tạo nên giờ học chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. 4. Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra Sáng kiến: - Từ thực trạng dạy và học của khai thác kênh hình với môn Địa lí 6 trong Trường THCS Lang Sơn. Để nâng cao chất lượng bộ môn, đạt được năng lực cho học sinh như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, là một vấn đề cấn thiết và quan trọng. 4
  5. Trong dạy học Địa lí, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức địa lý quan trọng đối với học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lí 6, kênh hình chiếm một tỷ lệ lớn và chiếm một nội dung quan trọng trong bài hoc. Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, tranh ảnh, các hình vẽ, biểu đồ Ngoài việc hỗ trợ kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ dễ dàng giúp cho học sinh nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lý và các mối quan hệ của chúng theo thời gian và không gian. Chính vì vậy việc sử dụng, khai thác kênh hình trong dạy học môn Địa lớp 6 có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng Địa lí cho học sinh. II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 1. Các hoạt động để giải quyết vấn đề: - Giáo viên phải hiểu rõ hình vẽ được minh họa đó phản ánh được phần nào của nội dung bài học để cho học sinh tìm hiểu. - Hình thành các kĩ năng khai thác hình ảnh Địa lí: kĩ năng khai thác nhận xét, kĩ năng phân tích, mô tả, nhận xét. - Hướng dẫn các bước để khai thác. + Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh vẽ, hình ảnh để có tư duy về nội dung. Giáo viên nêu câu hỏi và nêu vấn đề tổ chức hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. +Bước 2. Học sinh trinh bày câu trả lời để hiểu nội dung hình vẽ mô tả. +Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thiện câu trả lời. - Hướng dẫn học sinh khai thác một số hình ảnh cụ thể trong các bài: Bài 1: Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất. - Hình 1: Các hành tinh trong hệ Mặt trời. 5
  6. + Phương pháp sử dụng: Đây là hình các hành tinh trong hệ Mặt trời. Giáo viên sử dụng kênh hình này để dạy mục 1.Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. +Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi. - Em hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt trời. +Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của các em +Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét trả lời của học sinh, tập trung học sinh vào hình ảnh và chuẩn kiến thức. - Hệ Mặt trời có 8 hành tinh gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. - Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời. - Giáo viên nhấn mạnh: Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời - Hình 2: Kích thước của Trái Đất. - Hình 3: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến của quả địa cầu. + Phương pháp sử dụng: Dùng để dạy mục 2 - Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thồng kinh, vĩ tuyến. + Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và nêu câu hỏi. - Em hãy cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo của Trái Đất? 6
  7. - Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? - Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là đường gì? - Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu. - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ. - Chỉ nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, các vĩ tuyến Bắc và Nam +Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của mình. +Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và tập trung sự chú ý vào hình để chuẩn kiến thức. - Độ dài bán kính Trái Đất là 6370 km, độ dài đường kính xích đạo là 40076 km. - Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường kinh tuyến. Những vòng tròn song song trên quả địa cầu. - Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường kinh tuyến. Những vòng tròn song song trên quả địa cầu, vuông góc với kinh tuyến là những đường vĩ tuyến. - Trên quả địa cầu, đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyền 0 độ, đường vĩ tuyến gốc là đường Xích đạo. - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800 - Trên quả địa nửa cầu Bắc là nửa cầu nằm từ đường xích đạo về đến cực Bắc, nửa cầu Nam là nửa cầu nằm từ đường xích đạo về đến cực Nam, vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến thuộc nửa cầu Bắc, vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến thuộc nửa cầu Nam. 7