Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4-5

doc 16 trang sangkien 30/08/2022 7300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_4.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4-5

  1. Phương phỏp rốn đọc cho học sinh lớp 4-5 1 lethuythiep@gmail.com Đặt vấn đề I. Cơ sở lý luận ` Tập đọc là một môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học ở Tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là một công cụ mà chỉ người biết chữ mới có. Trong môn Tiếng Việt thì p hân môn Tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời số ng, rèn luyện kỹ năng đọc, nói, viết và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ và o việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và phát triển năng lực tư duy của học sinh. Có thể nói, thiếu phân môn Tập đọc mà chỉ có phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt khó có thể t hực hiện được. Tóm lại, Tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình Ti ếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học si nh kĩ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều ki ện để các em học tốt các phân môn khác ( Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn .). Hơn thế nữa, dạy tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp các em có được một phương tiện để học tập các môn học khác như Toán, Đạo đức, Tự nh iên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật .được tốt hơn. Do vậy, việc suy nghĩ, tìm c họn những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy củ a phân môn Tập đọc là vô cùng cần thiết. II. Cơ sở thực tiễn Như trên ta đã khẳng định, phân môn Tập đọc có một vị trí đặc biệt qua n trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Tuy nhiên, việc dạy Tậ p đọc ở Tiểu học nói chung và ở khối 4, khối 5 nói riêng cũng còn có những hạ n chế, thiếu sót; do vậy mà chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc chưa cao. Qua việc điều tra khả năng tập đọc văn bản của học sinh lớp tôi phụ trá ch ( 4A ), ở tuần đầu tiên của năm học cho phép tôi được phép nêu ra kết quả điều tra cụ thể như sau: 1, Đọc ê a, ngắc ngứ ( tức là đọc rời vụn ra từng tiếng, sau mỗi tiếng lại ng hỉ kéo dài, không phân biệt được từ trong câu, hoặc có khi gặp vần khó các e m dừng lại ở giữa câu để đánh vần ) tỷ lệ mắc loại lỗi này khoảng 3 / 36 em 2, Đọc liến thoắng: Có một số em lầm tưởng rằng đọc thật nhanh mới là gi ỏi, vì vậy các em đọc liền một thôi từ đầu đến cuối, tỷ lệ loại lỗi này khoảng 4 / 36 em. 3, Đọc sai những tiếng, từ có phụ âm hay nhầm lẫn như l – n, tr – ch, s – x, r – d – gi loại lỗi này khá phổ biến chiếm 25/ 36 em. 4, Đọc lên xuống giọng tuỳ tiện, hiện tượng này chiếm khoảng 13 / 36 em.
  2. Phương phỏp rốn đọc cho học sinh lớp 4-5 2 lethuythiep@gmail.com 5, Đọc giọng đều đều: Khác hẳn với những em đọc nhát gừng, đọc liến tho ắng, các em này đọc với tốc độ vừa phải, biết ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhưng t oàn bài không biết nhấn vào những từ quan trọng, không phân biệt được các loại câu, giọng đều đều buồn tẻ, không thể hiện được nội dung tư tư ởng, và ý định của người viết (không đọc diễn cảm được), loại lỗi khá phổ biến khoảng 23 /36 em. * Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến khả năng đọc của học sinh còn hạn chế n hư vậy? Qua nghiên cứu điều tra cho phép tôi được nêu ra hai nguyên nhân chính sau đây: - Trong giờ tập đọc, giáo viên còn xem nhẹ khâu luyện đọc cho học sinh, do vậy phần luyện đọc mới chỉ được giáo viên tiến hành một cách máy móc, hình thức nên dẫn đến hậu quả học sinh đọc chưa tốt, còn đọc diễn cảm thì càng k ém. Phải nói rằng nguồn gốc của nguyên nhân này phần lớn do giáo viên còn lúng túng trong phương pháp rèn đọc cho học sinh, đồng thời rèn đọc cho học sinh chưa đến nơi đến chốn. - Giáo viên đọc mẫu không tốt, thiếu tác dụng làm mẫu và chưa kích thích được học sinh cố gắng đọc theo theo thầy Giải quyết vấn đề. I. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm Như chúng ta đã biết, trong một giờ tập đọc người giáo viên cần phải thự c hiện các hoạt động dạy học để đạt được những yêu cầu cơ bản như sau: Hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hiểu, đọc hay một văn bản. Do vậy để nâng cao chất lượng tập đọc của học sinh, qua nhiều lần nghiên cứu tìm chọn biện pháp rèn đọc và đã áp dụng những biện pháp đó vào thực tế giảng dạy, t ôi đã có một số kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 4, lớp 5. Sau đ ây, tôi xin được trình bày nội dung kinh nghiệm của mình – Kinh nghiệm có t ên gọi: “Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4 – 5” Trong kinh nghiệm này, tôi xin được trình bày các biện pháp để rèn đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) một văn bản cho học sinh lớp 4, lớp 5. II. Những biện pháp, giải pháp đã thực hiện 1, Khắc phục tình trạng đọc ê a ngắc ngứ. Như chúng ta đã biết, chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết chứ không phải viết liền từng từ như chữ một số nước khác (Anh, Nga, P háp ) nhưng khi đọc ta lại không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc th eo từng cụm từ. Ví dụ: Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột. Chị mặc áo thâm dài đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.
  3. Phương phỏp rốn đọc cho học sinh lớp 4-5 3 lethuythiep@gmail.com Nếu tính về mặt âm tiết thì 2 câu văn trên có 38 âm tiết, 31 từ, 9 cụm t ừ. Khi học sinh tập đọc không để các em đọc rời rạc từng âm tiết như kiểu đọc nhát gừng. Nếu để học sinh đọc theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý củ a câu văn nên tôi phải hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ. Chị Nhà Trò /đã bé nhỏ/ lại gầy yếu quá,/ người bự những phấn/ như mới lột./ Chị mặc áo thâm dài / đôi chỗ chấm điểm vàng,/ hai cánh mỏng như cánh bướm non / lại ngắn chùn chùn. Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau: + Tôi viết câu văn đó ra bảng phụ (đã chuẩn bị từ trước ) + Vì giai đoạn đầu lớp còn đọc yếu, do vậy tôi đọc mẫu theo cách nghỉ như trên sao cho thật chuẩn. Sau đó, tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt n ghỉ của thầy, nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ng ắt. Nếu học sinh chưa phát hiện ra tôi có thể đọc mẫu lần thứ 2 những câu đó để học sinh có thể nhận ra. Đồng thời tôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp d ấu chấm( phải nghỉ hơi), gặp dấu phẩy phải ngắt hơi. Khi đã nhận ra cách ngắ t nghỉ sau cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số học sinh khá đọ c, sau đó mới gọi những em hay đọc ê a ngắc ngứ lên đọc. Có thể là một lần, c ũng có thể là hai lần và phải tiến hành trong một thời gian. Tôi nghĩ hiện tượ ng đọc ê a ngắc ngứ ở các em sẽ không còn xảy ra nữa. Nhưng lưu ý khi còn những em đọc ê a ngắc ngứ thì phải sửa một cách t riệt để, có thể phải hướng đẫn từng cụm từ; giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu cụm từ thứ nhất sau đó cho học sinh đọc yếu đọc lại cụm từ đó rồi mới ch uyển sang cụm từ khác và cũng theo trình tự đúng như vậy, cuối cùng cho họ c sinh đọc lại cả đoạn văn đó. + Vậy khi học sinh đọc những câu văn dài, học sinh đã biết ngắt hơi sau cụ m từ nhưng ngắt hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là điều cần phải hướng dẫn các em. Thông thường tôi hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng th ời gian ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó phải ít hơn thời gian nghỉ khi đọc gặp dấu chấm. Tránh tình trạng họ c sinh ngắt nghỉ quá lâu làm cho người nghe cảm thấy rời rạc. Số học sinh mắc loại lỗi đọc ê a, ngắc ngứ hoặc đọc liến thoắng không nh iều nên chỉ sau 2 tuần kiên trì rèn đọc cho các em( gọi cho các em đọc nhiều h ơn, sửa cho các em kỹ hơn) thì loại lỗi này không còn trong lớp tôi nữa, các em đọc đã khá trôi chảy, lưu loát. 2, Khắc phục tình trạng đọc sai những tiếng, từ có phụ âm đầu hay nhầm lẫn l- n; s- x; ch- tr; d- r- gi Những tiếng, những từ này thường là những từ khó đối với học sinh cho nên trong bước rèn đọc đúng cho học sinh tôi cho các em đọc thầm toàn bài đ ể tự phát hiện ra những tiếng, từ mà học sinh cảm thấy khó có trong bài. Tro ng thực tế nhiều khi giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà ép học s
  4. Phương phỏp rốn đọc cho học sinh lớp 4-5 4 lethuythiep@gmail.com inh phải chỉ ra những từ khó giống như trong sách nêu ra là không nên bởi n hững từ đó với học sinh có thể chưa phải là khó. Song từ, tiếng khó đọc mà tự các em phát hiện ra có thể là rất nhiều. Do vậy giáo viên cần kết hợp vơí việc quan sát theo dõi của mình trong tất cả các giờ học để thấy học sinh lớp mình hay nhầm lẫn ở những cặp phụ âm nào, vần nào để tập trung rèn cho các em những tiếng khó, từ khó ở các loại đó. Vídụ: ở lớp tôi, ngay từ khi mới nhận lớp, qua theo dõi trong các tiết học và trong k hi giao tiếp với học sinh tôi thấy các em còn hay nhầm lẫn giữa các cặp phụ â m sau: Các cặp phụ âm hay lẫn l- n x- s ch- tr d – r - gi Tỷ lệ mắc lỗi 80.5% 25% 50% 72.2% Tôi thấy đây không chỉ là những lỗi của các em học sinh khi đọc, khi nói mà cả nhân dân địa phương nơi đây cũng hay nhầm lẫn như vậy. Do vậy tro ng một giờ học, một tuần học thậm chí cả một tháng ta cũng không thể sửa n gay cho các em tất cả các loại lỗi đó. Những lỗi mà tỷ lệ học sinh mắc ít hơn v à cũng dễ sửa hơn tôi đặt ra cho mình kế hoạch sẽ tiến hành rèn cho các em li ên tục trong 8 tuần đầu( Đó là những cặp phụ âm s – x, ch –tr ). Còn những c ặp phụ âm khó sửa hơn( l – n), tỷ lệ học sinh mắc lỗi nhiều hơn, tôi đặt ra cho mình kế hoạch rèn cho các em liên tục trong 3 tháng nhưng sau đó phải thườ ng xuyên rèn trong khi nói và khi đọc, khi viết có như thế mới trở thành thói quen nói đúng, viết đúng được. Cách tiến hành rèn đọc đúng cho học sinh của tôi như sau: + Mục đích phần rèn đọc của bài “Mẹ ốm” ( sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1) tôi s ẽ tập trung rèn học sinh đọc đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n + Sau khi nghe giáo viên đọc mẫu lần 1, tôi yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bà i ( kết hợp với việc dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tìm ra những từ, tiếng kh ó đọc có trong bài. Sau đó cho học sinh nêu ra, tôi lần lượt ghi lên bảng theo c ác dòng riêng biệt Ví dụ: Học sinh tìm được các từ khó: hôm nay, lá trầu, nắng, lặn, nóng r an, xóm làng, sáng nay. Tôi sẽ ghi lên bảng như sau: l: lá trầu, lặn, xóm làng n: hôm nay, nắng, nóng ran, sáng nay Hỏi : Trong dòng 1 con thấy những từ đó khó đọc ở phần nào?(khó đọc ở phần phụ âm đầu: l); giáo viên ghi âm l trước dòng 1 bằng phấ n màu Với dòng 2 tôi cũng hỏi như vậy và ghi âm n trước dòng 2.