Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hoá học Lớp 12

doc 25 trang sangkien 9780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hoá học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_m.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hoá học Lớp 12

  1. Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lam Hồng Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Hoá học - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác 1
  2. Năm học: 2011 - 2012 PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới. Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, báo cáo chính trị của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ”. Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như : "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn khá nhiều yếu kém . Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan.Từ đó bình tỉnh đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian, công sức của mọi người trong toàn xã hội. Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ so với những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu. Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặc khác, nếu quan tâm 2
  3. đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác giáo dục ở địa phương. Từ thực tế dạy học Hoá học ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đống Nai: Tỷ lệ học sinh yếu kém rất cao, thậm chí có những lớp số học sinh này tương đương với số học sinh đạt yêu cầu. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giúp đỡ những đối tượng học sinh này để các em đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập nói chung và môn Hoá học nói riêng là việc làm rất cần thiết. Trong năm học 2011 – 2012, tôi được phân công dạy môn Hoá học lớp 12A2, đây là một lớp có số học sinh yếu kém nhiều nhất khối 12, nhiều học sinh trong lớp nằm trong diện lên lớp sau thi lại, đa số các học sinh này yếu ở tất cả các môn, trong đó có bộ môn Hoá. Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hoá học khối 12” để triển khai trong suốt năm học nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng là góp phần nâng cao chất lượng chung cho nhà trường. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Giải pháp phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém bộ môn có mục đích nhằm giúp cho học sinh xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó học sinh chưa nắm bắt được. Học sinh khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say mê với môn học từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất thêm một số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện học sinh và hướng nghiệp cho học sinh . Phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ sung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa Hoá học) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp . Muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thiết kế nội dụng tiết phụ đạo sao cho có hiệu quả nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ căn cứ, hiểu và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau: - Tìm hiểu tại sao học sinh sợ, chán, học yếu kém học môn Hoá học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở một số em. 3
  4. - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập. - Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung, hình thức và phương pháp dạy thích hợp nhất. Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành động, tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng những thông tin nhận được để “vá lại lỗ hổng kiến thức” và phản hồi lại kiến thức một cách chính xác, khoa học nhất. Muốn vậy giáo viên là người rất quan trọng cần phải có các hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh . Phụ đạo cho học sinh yếu là một hoạt động bình thường và không thể thiếu được trong bất kỳ trường THPT nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của bản thân. Trong đơn vị trường học việc tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với một đợt thi hoặc kiểm tra. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học còn yếu kém và một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường THPT hiện nay. Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung do Bộ GD & ĐT phát động, trong đó có nội dung “Chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Những học sinh lên lớp là những học sinh có kiến thức thực sự, xứng đáng đựơc lên lớp. Những học sinh không đảm bảo được yêu cầu sẽ không được lên lớp. Xuất phát từ vấn đề này, chúng ta không thể hiểu theo hướng là vô tư để học sinh yếu kém “ở lại lớp” mà không có trách nhiệm của giáo viên trong đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém gồm có chủ quan và khách quan mà nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yếu kém tiến bộ và thoát khỏi tình trạng yếu kém. Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng được học một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. 4
  5. Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra - thi cử trong toàn ngành. Việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học. Nhất là trong cuộc vận động “Hai không “ hiện nay, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dạy thực chất và học thực chất. Song song với vấn đề trên, học sinh phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy học mới đang được triển khai, hiện hành: “Học sinh học theo hướng tích cực: độc lập, chủ động, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để lĩnh hội, vận dụng kiến thức”. Và trong các môn học thì bộ môn Hóa Học rất cần phải phụ đạo cho một số học sinh chưa nắm bắt kịp, vận dụng được kiến thức bài học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2. 1. Xác định thực trạng 2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường a. Thuận lợi - Nhà trường có đủ số lượng giáo viên : 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó có 25% đạt trên chuẩn. - Trường có chi bộ Đảng lãnh đạo, gồm 10 Đảng viên. - Lực lượng giáo viên còn rất trẻ, đặc biệt là giáo viên khối THPT, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, có quyết tâm thay đổi - Được nhà nước quan tâm đầu tư nên số phòng học, các phòng chức năng và tài chính nhìn chung là đảm bảo ở mức tối thiểu. - Nhà trường có uy tín kể từ ngày thành lập (5 năm), nhiều năm liền được công nhận là đơn vị tiên tiến, hằng năm đều có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh . - Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, đây thực sự là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể nhà trường đi lên trong thời gian qua. - Nhà trường nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và một bộ phận phụ huynh học sinh. b. Khó khăn - Khi mới thành lập vào năm học 2007-2008, nhà trường chỉ có khối THPT, đến học kì II năm học 2009-2010 (tháng 1/2010) nhà trường mới tiếp nhận giáo viên và học sinh khối THCS có hộ khẩu xã Bàu Hàm từ trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Sông Thao (trước đây xã Bàu Hàm chưa có trường THCS). Chính vì lực lượng thiếu đồng bộ, bị động trong việc tiếp nhận khối THCS (giữa năm học) nên hoạt động của nhà trường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác kiểm tra đánh giá do có nhiều sự khác biệt, không thống nhất giữa các cấp học khác nhau. 5