Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ

doc 45 trang sangkien 01/09/2022 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_cong_thuc_de_giai_nhan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ

  1. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === MỤC LỤC TRA CỨU Nội dung chính Trang Mục lục tra cứu 1 LÝ LỊCH 2 Tài liệu tham khảo và các từ viết tắt 3 A .PHẦN I- MỞ ĐẦU 4 I Đặt vấn đề 4 II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 III Phương pháp nghiên cứu 5 B. PHẦN II- NỘI DUNG 5 I Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5 II Cơ sở thực tiễn 6 III Nội dung thực hiện 7 1/ Những nội dung chính của đề tài. 7 2/ Biện pháp thực hiện 8 2.1 Dạng I: Oxit bazơ tác dụng với chất khử 8 2.2 Dạng II. Kim loại tác dụng với nước 13 2.3 Dạng III. Kim loại tác dụng với dung dịch axit 15 2.4 Dạng IV. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit 23 2.5 Dạng V. Muối tác dụng với dung dịch axit 29 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 I/ Kết quả của đề tài 41 II/ Điều kiện áp dụng đề tài 41 III/ Kiến nghị 43 IV/ Kết luận chung 44 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HĐ GIÁM KHẢO 44 === 1 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  2. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Đăng Nam Sinh ngày: 10/11/1978 Trình độ chuyên môn: ĐHSP Hóa học Đơn vị công tác: Trường THCS Liêu Xá Điện thoại : 0978031424 Sáng kiến kinh nghiêm: “VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === 2 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  3. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách bài tập hóa học lớp 8; lớp 9 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2012 - Tác giả Lê Xuân Trọng 2. Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS –Nhà xuất bản giáo dục năm 2008 – Tác giả Hoàng Thành Chung 3. Bài tập trắc nghiệm hóa học 9- Nhà xuất bản giáo dục năm 2006 - Tác giả Lê Xuân Trọng. 4. Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 8 – 9. Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2010 – Tác giả Nguyễn Đình Độ. 5. 350 bài tập hóa học chọn lọc - Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005 – Tác giả Đào Hữu Vinh 6. Sách đổi mới phương pháp dạy học – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2009 – Tác giả Đặng Thị Oanh 7. Phương pháp giải bài tập hóa học trung học phổ thông – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009– Tác giả Lê Thanh Xuân NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI HH Hóa học BTHH Bài tập hóa học GV Giáo viên HS Học sinh CTHH Công thức hóa học dd Dung dịch THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông === 3 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  4. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === A. PHẦN I- MỞ ĐẦU I- ĐẶT VẤN ĐỀ. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm thuộc hệ thống các môn khoa học tự nhiên. Ở bậc phổ thông môn hóa học có mục đích trang bị cho học sinh (HS) hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm các kiến thức về chất, cấu tạo, phân loại và tính chất của chất Qua đó HS có thể vận dụng vào trong đời sống và sản xuất cũng như giải bài tập tính toán trong hóa học. Từ năm 2007, Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã áp dụng đại trà việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng hình thức trắc nghiệm. Đối với một số dạng bài tập nếu học sinh chỉ áp dụng theo phương pháp thông thường thì mất rất nhiều thời gian làm bài, hơn nữa lại trình bày dài dòng và đôi khi còn khó hiểu. Do vậy để giải nhanh bài tập nhất là bài tập trắc nghiệm định lượng cần đòi hỏi phải có phương pháp giải nhanh để tiết kiệm thời gian mà đề thi trắc nghiệm trong các bài kiểm tra định kỳ ở bậc phổ thông thường chiếm khoảng từ 20% đến 50%, thi tuyển sinh Đại học 100% Từ thực tế giảng dạy và nhiều năm ôn thi học sinh giỏi ở trường THCS Liêu Xá tôi thấy giải nhanh bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng: Thứ nhất: Học sinh làm được nhiều bài tập và nhiều dạng bài tập trong một thời gian ngắn. Thứ hai: Đòi hỏi học sinh không những nắm rõ bản chất, kĩ năng tính toán mà còn tìm hướng giải quyết nhanh, ngắn gọn, tiết kiệm thời gian giúp học sinh tận dụng tốt thời gian kiểm tra, thi cử. Thứ ba: Học sinh có cách kiểm tra nhanh kết quả rèn luyện tư duy cho học sinh Xuất phát từ những lý do trên và để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như tập trung mũi nhọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và === 4 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  5. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === giúp HS thi vào lớp 10 THPT tôi mạnh dạn đưa và chọn đề tài “ Vận dụng một số công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong hóa học vô cơ ” II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này áp dụng cho HS lớp 8 và lớp 9. Cụ thể tôi đã áp dụng cho HS trường THCS Liêu Xá – Yên Mỹ - Hưng Yên, từ năm học 2012 – 2013. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành tốt đề tài này, tôi đã vận dụng các phương pháp : - Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm của bản thân - Trực tiếp áp dụng đề tài đối với HS lớp 8, lớp 9 đại trà và ôn thi HSG, ôn thi vào lớp 10 THPT tại trường THCS Liêu Xá. - Nghiên cứu kĩ SGK hóa học lớp 8, 9 và các sách tham khảo về phương pháp giải bài tập. Tham khảo các tài liệu của đồng nghiệp. - Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng đề tài này, trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp - Sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. B. PHẦN II- NỘI DUNG I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích : - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học hóa học. - Giúp cho học sinh hiểu và nắm được các công thức, các cách làm nhanh một số dạng bài tập tính toán về axit, kim loại và oxit bazơ. Từ đó giúp HS có kĩ năng giải nhanh một số dạng bài tập hóa học. - Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là bài tập trắc nghiệm trong giải bài tập hóa học. === 5 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  6. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === - Là tài liệu rất cần thiết cho học sinh học trên lớp, ôn thi học sinh giỏi khối 9 và giúp học sinh ôn thi vào lớp 10 THPT. 2. Nhiệm vụ: - Nêu được những cơ sở lí luận về việc lập công thức và phương pháp giải nhanh một số bài toán hóa học, nêu ra một số phương pháp, công thức cụ thể và áp dụng vào mỗi bài cụ thể. - Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển thành diện rộng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Vận dụng công thức giải nhanh một số bài tập minh họa cho công thức và đưa bài tập củng cố cho mỗi phần. II CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1/ Thực trạng chung - Hóa học là môn học mà HS được tiếp cận muộn so với các môn học khác như sinh học, vật lý (lớp 8 HS mới được học) và là môn học có nhiều thí nghiệm nên ban đầu HS có vẻ hào hứng học môn học. Nhưng muốn học tốt môn học thì HS phải nhớ, đọc tên các kí hiệu hóa học, phải hiểu được tính chất hóa học của chất sau đó vận dụng vào bài tập định tính, định lượng. Để làm được điều đó thì HS phải có sự bao quát, chắt lọc kiến thức điều này không phải HS nào cũng có thể làm được, dẫn đến nhiều HS coi hóa học là môn học khó. Đặc biệt là phần tính toán trong hóa học. - Môn hóa học ở bậc THCS vẫn bị coi là môn học phụ sau các môn toán, văn và tiếng Anh do vậy việc HS đầu tư thời gian cho môn học còn hạn chế. Hơn nữa các tiết dạy trên lớp chủ yếu là các kiến thức về lý thuyết, số tiết luyện tập và chữa bài tập trên lớp ít vì vậy kỹ năng và năng lực làm bài tập tính toán của HS là rất hạn chế đặc biệt khi gặp những bài tập phức tạp như: bài tập hỗn hợp, bài tập === 6 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  7. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === tìm công thức HH,các bài tập có dữ kiện không cơ bản (tổng quát), hoặc các bài tập quá nhiều phản ứng, hoặc các phản ứng kế tiếp nhau 2/. Điểm mới của đề tài - Khi làm HS nắm được bản chất của phản ứng hóa học và biết được tính chất hóa học của phản ứng là đã có thể vận dụng công thức hoặc phương pháp bảo toàn khối lượng để làm bài mà không cần viết đầy đủ các PTHH xảy ra. - Đề tài còn là tiền đề giúp cho HS có phương pháp giải mới: Phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn nguyên tố, phương pháp tăng giảm khối lượng mà HS sẽ được học ở bậc THPT. - Có thể áp dụng cho học sinh đại trà, các đối tượng học sinh khá giỏi và còn có thể dùng cho các học sinh khối THPT hoặc giáo viên có thể tham khảo. 3/ Điểm hạn chế của đề tài - Đề tài chưa xây dựng thành các phương pháp giải cụ thể chỉ dừng lại ở việc xây dựng công thức cho từng dạng và áp dụng công thức để làm bài tập - Đề tài khó áp dụng vào việc giảng dạy trực tiếp trên lớp mà chủ yếu áp dụng vào việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngoài giờ hoặc bồi dưỡng đội tuyển HSG. - Đề tài chỉ đề cập chủ yếu về dạng bài tập hỗn hợp kim loại, hỗn hợp oxit bazơ, với một số cách giải nhanh cho từng dạng bài. - Vì đề tài áp dụng chủ yếu cho đối tượng HS bậc THCS nên công thức thường khó xây dựng. 2- VD: như gốc sunfat ở bậc THPT được viết SO 4 nhưng ở bậc THCS thì không viết được, dẫn đến việc lý giải để xây dựng công thức còn dài. === 7 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ
  8. ”VẬN DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ” === III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1/ Những nội dung chính của đề tài : Trong đề tài này tôi xin đưa đề cập tới 5 dạng bài thường gặp ở bậc THCS: 1. Bài tập về hỗn hợp oxit bazơ tác dụng với chất khử. 2. Bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với nước. 3. Bài tập về hỗn hợp kim loại tác dụng với dd axit. 4. Bài tập về hỗn hợp muối tác dụng với dd axit. 5. Bài tập về hỗn hợp oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. 2/ Biện pháp thực hiện. 2.1. DẠNG I: OXIT BAZƠ TÁC DỤNG VỚI CHẤT KHỬ Oxit bazơ của những kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tác dụng được với nhiều chất khử như CO; H2; C; Al tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ xét 2 trường hợp: oxit bazơ tác dụng với 2 chất khử CO và H2 1/ Trường hợp 1: Oxit bazơ tác dụng với khí CO to VD: CuO + CO  Cu + CO2 to Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2 to Từ 2 PTHH trên ta có PTHH tổng quát : RxOy + yCO  xR + yCO2 (*) R là những kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại Nhận xét: - Phản ứng (*) có thể viết gọn như sau: [O]oxit + CO CO2 mR = moxit – m[O] trong oxit n n n - Từ phản ứng (*) ta thấy CO CO2 0 trong oxit BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1. Để khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 2,24 lít CO(đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là: A. 15g. B. 16g. C. 18g. D. 15,3g. === 8 GV: NGUYỄN ĐĂNG NAM – THCS LIÊU XÁ