Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhận biết các hợp chất vô cơ

doc 28 trang sangkien 9701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhận biết các hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nhan_biet_cac_hop_chat_vo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhận biết các hợp chất vô cơ

  1. PHẦN 1: SƠ LƯỢC LÍ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Văn Thượng Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHTN Đơn vị: Trường THCS Bắc Sơn Trình độ đào tạo: ĐHSP Hóa Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy hóa học 8, 9 Điện thoại: 0962345967 E-mail: nguyenthuongbacson@gmail.com Tên sáng kiến: “Phương pháp giải các bài tập nhận biết hóa vô cơ” PHẦN 2: NỘI DUNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của giáo dục là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Muốn học sinh nắm vững kiến thức, làm được các bài tập hóa học thì phải đổi mới cách dạy và cách học, người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá . Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm cả về định tính lẫn định lượng, kiến thức hóa học là một sâu chuỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau, học sinh sẽ rất khó nhớ khó thuộc. Dạng bài toán về nhận biết các chất hóa học là một dạng toán hóa học khá phổ biến và tương đối khó với học sinh phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết, nghĩa là phản ứng mà dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan con người có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu. Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH 3 có mùi khai; SO2: sốc; H 2S mùi trứng thối Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vậy đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc trưng từ đó vận dụng làm bài tập. 1
  2. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Giúp HS nắm vững kiến thức về tính chất, đặc biệt tính chất hoá học của các chất vào việc nhận biết chất. Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp học sinh khỏi lúng túng trước những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến việc nhận biết các chất. Đồng thời giúp HS có thể giải thích được các hiện tượng xảy ra có liên quan đến hoá học trong thực tế cuộc sống. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Đề ra các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm bài tập nhận biết của học sinh Đây cũng là tài liệu cần thiết cho giáo viên giảng dạy môn Hoá học. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Dạng bài tập liên quan đến các dấu hiệu nhận biết các chât vô cơ và các phương pháp giải các dạng bài tập nhận biết. Đề tài được áp dụng cho hầu hết các đối tượng học sinh học trên lớp, cho đội tuyển học sinh giỏi cấp trường. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ nghiên cứu đến dạng bài tập nhận biết dưới hình thức tự luận, không nghiên cứu bài tập nhận biết dưới dạng trắc nghiệm. Để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tôi chọn đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh khối 8, 9 trường THCS Bắc Sơn 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quan sát, theo dõi kết quả học tập của học sinh trên lớp và đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. Nghiên cứu SGK từ lớp 8, 9 và các sách tham khảo nâng cao có liên quan đến vấn đề nhận biết chất. Nghin cứu tài liệu, áp dụng đề tài vào việc giảng dạy trên lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường. Hỏi đáp, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm, thống kê, phân tích số liệu 2
  3. II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT Ngày nay, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật giảng dạy đã được thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả, đặc biệt là trong các bài giảng lý thuyết. Tuy nhiên, đổi mới trong phương pháp bồi dưỡng kỹ năng giải bài tập cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được năng lực, phẩm chất và trí thông minh của học sinh. Môn hóa học là môn học mới được đưa vào từ lớp 8, là môn học tương đối khó với học sinh đặc biệt là các dạng bài tập hóa học. Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Đồng thời thông qua giải bài tập hóa học sẽ hình thành, rèn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng phát triển năng lực tư duy. Đây là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập hóa học, đồng thời là biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm và vượt qua khó khăn đó. Với những mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lí thuyết thì hệ thống bài tập hóa học giữ một vai trò rất quan trọng trong việc dạy học hóa học ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng. Qua nghiên cứu hệ thống bài tập hóa học, bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong giáo dục học sinh sao cho học sinh phát huy tốt năng lực và phẩm chất của bản thân các em. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua nhiều năm công tác, giảng dạy tại trường THCS Bắc Sơn, tôi nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều lúng túng trong việc giải các dạng bài tập định tính. Sự lúng túng càng thể hiện rõ khi các em giải các dạng bài tập nhận biết chất. Trong khi loại bài tập này không thể thiếu trong các bài kiểm tra và các kì thi. Bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập. Tôi cũng biết rằng rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu, đã viết sang kiến kinh nghiệm về các dạng bài tập. Tôi nghĩ rằng đề tài của tôi cũng không mới mẻ, sẽ có nhiều giáo viên đã nghiên cứu đã viết. Nhưng tôi thấy rằng học sinh của mỗi trường là khác nhau, mỗi giáo viên có cách nghiên cứu khác nhau. Tôi sẽ phải học hỏi của những giáo viên đi trước và kết hợp với những kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt hơn và áp dụng thật tốt đối với học sinh trường tôi. Xuất phát từ những lí do trên tôi viết đề tài “Phương pháp nhận biết các hợp chất vô cơ” chỉ với một mong ước giản đơn là: học trò của tôi sẽ yêu thích môn hoá và sẽ giỏi môn Hoá. 3
  4. 3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Môn hóa học ở trường THCS có nhiều dạng bài tập, trong đó dạng toán nhận biết các chất là dạng bài tập không có một công thức cụ thể nào có thể áp dụng chung mà mỗi bài tập lại có cách thức nhận biết riêng biệt. Chính vì vậy dạng bài tập này luôn là một trong những dạng bài tập gây hứng thú, hấp dẫn đối với những người yêu thích mộ hóa học, nhưng cũng là dạng bài tập gây nhiều bỡ ngỡ, khó khăn và học sing không làm được. Bài tập nhận biết các chất cũng là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi, trường chuyên, thi vào THPT. Qua 15 năm công tác tôi thấy có một số thuận lợi, khó khăn dẫn đến tình trạng trên. a. Thuận lợi: Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn hoá học đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Chương trình Sách giáo khoa hoá học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Môn hóa học ở trường THCS đã được trang bị nhiều dụng cụ và hóa chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. b. Khó khăn: Môn Hoá học lượng kiến thức nhiều mà đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào. Phòng chức năng chưa có Trường chỉ có một giáo viên dạy môn hoá học trên khối 8,9 rất khó cho việc giảng dạy và dự giờ rút kinh nghiệm. - Tâm lý chung của mọi người trong đó có Cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm, vì chưa chú ý động viên con em tích cực học tập. 4. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP: 4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đưa ra được các phương pháp giải bài tập nhận biết truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kỳ bài tập phân biệt nào cũng biết nhận dạng và nhớ phản ứng đặc trưng của các chất để làm. 4
  5. Biện pháp thực hiện là phải thường xuyên ra bài tập dạng nhận biết và thực hiện dạy cho học sinh bằng bản đồ tư duy. Tăng cường khuyến khích các em làm đúng bằng cách cho điểm tốt, khen ngợi trước lớp và thường xuyên nhắc nhở các em học bài. 4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Phương pháp trình bày một lời giải về nhận biết * Bước 1: Lấy mẫu thử. * Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài, ). * Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào. * Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Ta thấy rằng bước 2 là quan trong nhất học sinh phải xác định được phải dùng thuốc thử nào, cách làm nào để phân biệt được. Muốn vậy các em phải nắm rõ phản ứng đặc trưng mà các em có thể tìm hiểu qua các bảng mà tôi cung cấp sau: 4.3: MỘT SỐ THUỐC THỬ DÀNH CHO HỢP CHẤT VÔ CƠ 1. Bảng nhận biết dung dịch Hoá Thuốc Hiện tượng Phương trình hóa học minh họa chất thử - Axit - Quỳ tím hoá đỏ - Bazơ Quỳ tím - Quỳ tím hoá xanh kiềm Axit Có khí màu nâu 4HNO + Cu Cu(NO ) + 2NO + Bột Cu 3 3 2 2  HNO3 xuất hiện 2H2O 8HNO3 + 3Cu 3Cu(NO3)2 + 2NO + Tạo khí không 4H O Gốc 2 Cu màu, để ngoài (không màu) nitrat không khí hoá nâu 2NO + O2 2NO2 (màu nâu) Tạo kết tủa trắng Gốc H2SO4 + BaCl2 BaSO4  + 2HCl BaCl2 không tan trong sunfat Na SO + BaCl BaSO  + 2NaCl axit 2 4 2 4 - BaCl2 - Tạo kết tủa trắng Gốc Na SO + BaCl BaSO  + 2NaCl - Axit không tan trong 2 3 2 3 sunfit Na SO + HCl BaCl + SO  + H O axit. 2 3 2 2 2 5
  6. - Tạo khí không màu. Axit, - Tạo khí không CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2  + H2O Gốc BaCl2, màu. Na2CO3 + BaCl2 BaCO3  + 2NaCl cacbonat AgNO3 - Tạo kết tủa trắng. Na CO +2AgNO Ag CO  + 2NaNO - Tạo kết tủa trắng. 2 3 3 2 3 3 Tạo kết tủa màu Gốc vàng, hóa đen Na PO + 3AgNO Ag PO  + 3NaNO AgNO 3 4 3 3 4 3 photphat 3 nhanh ngoài ánh (màu vàng) sáng AgNO3, Tạo kết tủa trắng, Gốc HCl + AgNO3 AgCl  + HNO3 Pb(NO3)2 từ từ hoá đen ngoài clorua 2NaCl + Pb(NO ) PbCl  + 2NaNO ánh sáng 3 2 2 3 - Axit, - Tạo khí mùi Muối Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S -Pb(NO3)2 trứng thối. sunfua Na S + Pb(NO ) PbS + 2NaNO - Tạo kết tủa đen. 2 3 2 3 Tạo kết tủa trắng Muối sắt xanh, sau đó bị hoá FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2  + 2NaCl (II) nâu ngoài không 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3  khí. Muối sắt Tạo kết tủa màu FeCl + 3NaOH Fe(OH)  + 3NaCl (III) nâu đỏ 3 3 Muối NaOH Tạo kết tủa trắng MgCl + 2NaOH Mg(OH)  + 2NaCl magie 2 2 Muối Tạo kết tủa xanh Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2  + đồng lam 2NaNO3 Muối Al Tạo kết tủa trắng, AlCl + 3NaOH Al(OH)  + 3NaCl (hoặc 3 3 tan trong NaOH dư Al(OH) + NaOH (dư) NaAlO + 2H O muối Zn) 3 2 2 2. Bảng nhận biết chất khí Hoá Thuốc chất Hiện tượng Phương trình hóa học minh họa thử khí Khí - Ca(OH)2 Làm đục nước vôi SO2 + Ca(OH)2 CaSO3  + H2O 6