Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy thí nghiệm Vật lí 6

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 12581
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy thí nghiệm Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_thi_nghiem_vat_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy thí nghiệm Vật lí 6

  1.   A-PHẦN MỞ ĐẦU: I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Lý do khách quan: Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lý ở trường trung học cơ sở (THCS) cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện.Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lý để giải thích những hiện tượng Vật lý đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát. Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Đối với học sinh lớp 6 các em tiếp xúc một môi trường học tập hoàn toàn mới: kiến thức cao hơn, phương pháp học khác hơn và cách tư duy cũng cao hơn. Đặc biệt đối với môn vật lý là môn học hoàn toàn mới mẻ và xa lạ đối với học sinh “ Các kiến thức đều được rút ra từ thí nghiệm ”. Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 1 -
  2. Với lí do nêu trên tôi chọn đề tài: “ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 6”, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. 2/ Lý do chủ quan : Bản thân là giáo viên dạy môn Vật lý cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết để giúp học sinh nắm vững kiến thức, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, với những lý do nêu trên và từ tình hình thực tế của việc dạy và học Vật lý ở trường THCS hiện nay, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 6” để đóng góp một phần kiến thức của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và cũng nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân để việc giảng dạy môn Vật lý được tốt hơn. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu việc làm thí nghiệm Vật lý nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức triệt để hơn đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học. III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Xây dựng hệ thống thí nghiệm, phương pháp dạy thí nghiệm qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa kiến thức thực nghiệm với kiến thức lý thuyết , giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn. IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: Giáo viên giảng dạy môn Vật lý khối 6. Học sinh khối 6. Thái độ học của học sinh trong khi làm thí nghiệm Vật lý. Chương trình sách giáo khoa lớp 6. Hệ thống các bài thí nghiệm chương trình Vật lý 6. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa Vật lý và tài liệu liên quan . a.Mục đích : Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 2 -
  3. Hệ thống các thí nghiêm, phương pháp thí nghiệm. Tiến hành xây dựng hệ thống thí nghiệm. b.Tài liệu : Sách giáo khoa vật lý. Bảng phân phối chương trình Vật lý. Sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo . c. Cách tiến hành : Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa Vật lý , các bài học có làm thí nghiệm. Cần nghiên cứu kỹ kiến thức khi làm thí nghiệm. 2.Phương pháp trò chuyện phỏng vấn : a.Mục đích : Tìm hiểu tình hình học và làm thí nghiệm Vật lý của học sinh. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành dạy thí nghiệm. b.Đối tượng : Giáo viên bộ môn. Học sinh khối 6. c.Nội dung : Đặt câu hỏi để tìm hiểu việc làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh. d.Cách tiến hành : Xác định mục đích và đối tượng cần trò chuyện . Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi phỏng vấn ( xem phần phụ lục ). Thực hiện phỏng vấn – ghi nhận kết quả . 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : a.Mục đích : Nắm được thực trạng việc tổ chức làm thí nghiệm Vật lý của giáo viên và của học sinh b.Đối tượng : Giáo án của giáo viên . Kế hoạch giảng dạy của giáo viên . c.Cách tiến hành : Xác định mục đích yêu cầu . Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 3 -
  4. Liệt kê những sản phẩm cần nghiên cứu . Mô tả có phê phán lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm đó . 4.Phương pháp quan sát : a.Mục đích : Nắm được phương pháp giảng dạy của giáo viên . Nắm được tinh thần thái độ học tập của học sinh . b.Nội dung : Quan sát cách dạy của giáo viên . Quan sát cách làm thí nghiệm của học sinh . Quan sát tất cả các hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh khi làm thí nghiệm. c.Cách tiến hành : Chuẩn bị mục đích, nội dung, cách quan sát và tiêu chuẩn đánh giá . Sau khi quan sát cần ghi chép kết quả và có sự thống nhất của những người cùng quan sát . Tóm lại : Qua việc nghiên cứu bằng các phương pháp nêu trên, ta cần rút ra những kinh nghiệm tối ưu và tìm ra những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của vấn đề . B-PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 4 -
  5. Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, trong đó các khái niệm và các định luật của nó được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm. Việc tổ chức dạy học Vật lý THCS cần rèn luyện cho học sinh đạt được: Kỹ năng quan sát các hiện tượng vật lý để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ quan sát hoặc thí nghiệm. Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản và áp dụng kiến thức học được vào cuộc sống Khả năng đề xuất các dự đóan hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lý. Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thiết đã đề ra. Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý. Khối lượng nội dung của tiết học Vật lý được tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau: Tạo diều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tựơng vật lý. Tạo diều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu. Tạo diều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp. CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC (PHƯƠNG PHÁP) TIẾN HÀNH LÀM THÍ NGHIỆM: Tổ chức HS làm thí nghiệm Vật lý chủ yếu trong các hoạt động nhóm, nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 5 -
  6. tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kĩ năng phân tích và xử lí các thông tin, các dữ liệu thu được từ thí nghiệm. Qua thí nghiệm học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong thực hành thí nghiệm. Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong nhiều giờ học Vật lý. Khi làm thí nghiệm thành công thì HS cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học Chuẩn bị:+ HS: tổ chức HS làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 4 6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm . Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể. + GV phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết. 1. Giới thiệu đồ dùng: GV giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ HS nêu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc HS có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó. 2. Giáo viên có thể làm mẫu cho HS xem: có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, GV có thể làm trước cho HS xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì GV cũng có thể thao tác cho HS thấy. 3. Tiến hành thí nghiệm: các nhóm HS đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân công trong nhóm. 4. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong quá trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đã hướng dẫn trước đó. 5. Lớp thảo luận thống nhất: sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm GV cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thhực hiện được. 6. Các bài thí nghiệm cụ thể của Vật lý lớp 6: Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 6 -
  7. Bài 1: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT - Lực là tác dụng đẩy, kéo, hút của vật này lên vật khác. - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. CHƯƠNGIII: NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý, NHỮNG KẾT LUẬN THÔNG QUA VIỆC LÀM THÍ NGHIỆM: Việc làm thí nghiệm về mạch điện nếu sử dụng nguồn điện là pin thì khá an tòan cho HS. Tuy nhiên nếu làm thí nghiệm với nguồn điện là biến thế chỉnh lưu cắm vào mạch điện 220V thì trước khi làm thí nghiệm GV cần kiểm tra để bảo đảm cách điện giữa cuộn sơ cấp (cắm vào điện 220V) với cuộn thứ cấp ở mạch điện HS sử dụng. Trên bàn GV cần có cầu dao điều khiển điện cho cả lớp, ở cầu dao này dùng dây chì loại nhỏ để dễ ngắt mạch khi có sự cố. Sau khi kiểm tra việc lắp mạch điện của HS xong GV mới đóng mạch cho sử dụng. Khi có sự cố giáo viên có thể ngắt mạch điện ngay. Việc cho học sinh làm thí nghiệm rất quan trọng, nên giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm đều đặn và thường xuyên, từ đó tạo cho các em thói quen tốt trong khi làm thí nghiệm. Nhất là đối với phần Điện học, nếu các em được thường xuyên làm thí nghiệm thì các em sẽ thành thạo trong cách lắp mạch điện làm cho giáo viên đở vất vả nhiều trong khâu hướng dẫn ở những tiết sau, các em có thói quen về an toàn điện và biết cách khắc phục sự cố nếu có. Qua việc giảng dạy, dự giờ ở những tiết Vật lý có tổ chức cho HS làm thí nghiệm thì thấy không khí lớp học rất sôi nổi, giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em rất say mê trong những thí nghiệm do chính tay mình làm từ đó các kiến thức được khắc sâu hơn vì những kiến thức vật lý thường xuất phát từ những thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên để việc làm thí nghiệm thành công hơn thì giáo viên phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả tốt, phải chọn những dụng cụ sao cho hạn chế rất ít những sai số không cần thiết. Thực hiện: BÙI KHẮC ĐẠT -TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ - ĐỨC CƠ . - 7 -