Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một bài toán hóa ở trường THCS

doc 15 trang sangkien 8020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một bài toán hóa ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_mot_bai_toan_hoa_o_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải một bài toán hóa ở trường THCS

  1. Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lý do chọn đề tài. Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. Chương trình Hoá học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm và rất sợ học húa, dù rằng đây là môn học còn mới đối với các em vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các em. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Hoá học về những năm học sau. Mà cái khó của học sinh đối với môn Hoá học chính là bài tập, học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập Hoá học, sự đa dạng của bài tập Hoá học thường làm học sinh bế tắc khi mà ở trên lớp các em luôn tiếp thu bài một cách thụ động, nhớ một cách máy móc những bài toán mà giáo viên làm mẫu vì các em không có những phương pháp giải áp dụng cho từng dạng toán Hoá học. Đã thế, nhiều giáo viên vẫn không nhận thấy những yếu điểm này của học sinh để tìm cách khắc phục mà vẫn để học sinh tiếp thu một cách thụ động và nhớ máy móc khi giải một bài toán hoá học. Vì vậy để nâng cao chất lượng học môn Hoá học mỗi học sinh cần phải tích cực chủ động học tập song bên cạnh đó giáo viên phải đóng vai trò quan trọng, giáo viên phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản từ đó học sinh sẽ khai thác kiến thức đó vào những vấn đề cụ thể. Đặc biệt là phương pháp giải các dạng toán hoá học vì chỉ nắm được phương pháp giải, học sinh mới có thể chủ động trước cỏc dạng toán húa. Trước yờu cầu của mụn học và những khú khăn của học sinh, là một giỏo viờn đang trực tiếp giảng dạy bộ mụn, bản thõn tụi luụn trăn trở là phải làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương phỏp giảng dạy của mỡnh. Bởi 1
  2. thế, tụi đó tỡm ra một số phương pháp giải phù hợp với từng dạng toán hoá học và đỳc kết thành sỏng kiến kinh nghiệm cú tiờu đề “Phương phỏp giải một bài toỏn húa ở trường THCS”. II. MỤC TIấU CỦA ĐỀ TÀI. Nội dung của đề tài này ngoài nhiệm vụ hình thành ở học sinh những kiến thức hoá học cơ bản thì việc bồi dưỡng các kỹ năng: năng lực nhận thức cho học sinh là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đó và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy Hoá học ở trường THCS trong đề tài này tôi xin được đưa ra một số phương pháp giúp học sinh giải nhanh các bài toán hoá học ở trường THCS. III. NHIỆM VỤ NGHIấN CỨU. - Nghiờn cứu cơ sở lý luận về phương phỏp giải một bài toỏn húa. - Nghiờn cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kĩ năng giải bài toỏn húa ở trường THCS Hưng Vũ. - Tiến hành thực nghiệm và rỳt ra kết luận. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU. 1. Đối tượng nghiờn cứu: Một số biện phỏp giỳp học sinh giải bài toỏn húa ở lớp 9. 2. Phạm vi và thời gian nghiờn cứu. - Thời gian nghiờn cứu: Với khoảng thời gian ngắn nờn Tụi chỉ sử dụng đề tài ở một khối lớp là khối 9 với 2 lớp 9A và 9B từ thỏng 10/2012 đến thỏng 4/2013. - Học sinh lớp 9 trường THCS. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI. Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 2
  3. Phần thứ hai NỘI DUNG NGHIấN CỨU Chương I. Cơ sở lý luận VÀ PHÁP LÍ CỦA VIỆC GIẢI MỘT BÀI TOÁN HểA Ở TRƯỜNG THCS 1. Cơ sở lớ luận Trong chương trình THCS nói chung và bộ môn Hoá học nói riêng, mục tiêu đặt ra là không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức theo yêu cầu mà phải hình thành ở các em những kiến thức tổng quát để từ đó các em có thể vận dụng trong mọi trường hợp, các em có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra. Vì lẽ đó mà mỗi giáo viên cần truyền đạt cho học sinh các phương pháp, để từ những phương pháp được học các em vận dụng vào những vấn đề cụ thể. Mặt khác đối với môn Hoá học nếu không giải được các bài toán hoá học thì các em cũng sẽ không nắm được kiến thức về lý thuyết một cách cụ thể, về bài tập để củng cố lý thuyết. Chính vì điều đó mà vấn đề đặt ra ở đây là phải truyền đạt cho các em một cách đầy đủ và có hệ thống các phương pháp giải toán hoá học, vì các bài toán cũng là thước đo mức độ hiểu bài và trình độ tư duy của học sinh. 2. Cơ sở phỏp lớ Căn cứ vào cỏc văn bản cú tớnh chất phỏp lớ, quy chế của nghành giỏo dục, bậc học và đặc trưng của mụn học. Chương II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢI MỘT BÀI TOÁN HểA Ở TRƯỜNG THCS Nhỡn chung, cỏc em chưa cú ý thức cao trong học tập, phần đụng cỏc em là con nhà nụng vừa đi học, vừa phải phụ giỳp gia đỡnh. Cỏc em thường hay khụng thuộc bài, khụng làm bài tập, trong lớp học khụng chỳ ý nghe giảng bài, khụng chuẩn bị bài mới, làm ảnh hưởng đến việc học của cỏc em. Qua thực tế giảng dạy, bản thõn tụi nhận thấy khó khăn lớn nhất của học sinh khi giải một bài tập hoá học là không định hướng được cách giải, nghĩa là chưa xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho (giả thiết) và cái cần tìm (kết luận). Khác với bài tập toán học, trong bài tập hoá học người ta thường biểu diễn mối liên hệ giữa các chất bằng phản ứng hoá học và kèm theo các thao tác thí nghiệm như lọc kết tủa, nung nóng đến khối lượng không đổi, cho từ từ chất A 3
  4. vào chất B, lấy lượng dư chất A, cho kết tủa tan hoàn toàn trong axit hay trong bazơ Như vậy để có một cách giải bài tập hoá học hay và dễ hiểu thì trước hết người giải phải nắm vững lý thuyết hoá học cơ bản ở cả ba mức độ của tư duy là hiểu, nhớ và vận dụng. Lý thuyết hoá học sẽ giúp chúng ta hiểu được nội dung bài tập hoá học một cách rõ ràng và xác định được chính xác mối liên hệ cơ bản giữa giả thiết và kết luận. Sau khi làm được việc này ta chỉ cần sử dụng một số phương pháp giải toán hoá thông thường là có thể giải được bất kỳ bài tập hoá học nào mong muốn. Qua những luận điểm nêu trên tôi thấy phương pháp giải toán hoá học thực sự là cần thiết đối với học sinh bậc THCS nói riêng và học sinh phổ thông nói chung. Chương III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HểA Ở TRƯỜNG THCS 1. Những yêu cầu chung về phương pháp giải toán Hoá học. Khi giải bài toán Hoá học cần phải chú ý không những chỉ mặt tính toán mà phải chú ý đến bản chất Hoá học của bài toán. Hoá học nghiên cứu về chất và những biến đổi của chất. Chất và sự biến đổi của chất được xem xét cả về mặt định tính cũng như định lượng. Bởi vậy, giải bài toán Hoá học bao gồm 2 phần: Phần Hoá học và phần toán học. Thiếu hiểu biết đúng về mặt Hoá học thì không thể giải đúng được bài toán Hoá học. Do đó, sự thống nhất giữa hai mặt định tính và định lượng của các hiện tượng Hoá học là cơ sở phương pháp luận việc giải bất kỳ một bài toán Hoá học nào. Kinh nghiệm đã chỉ rõ rằng, không ít học sinh khi giải toán Hoá học chỉ tập trung chú ý vào mặt tính toán, ít chú ý đến phân tích nội dung Hoá học, dẫn dến tình trạng tính toán dài dòng, đôi khi dẫn đến kết quả sai . Có thể nêu lên các bước chung sau đây cho việc giải một bài toán Hoá học. Bước 1: - Đọc kỹ đầu bài, có thể phải đọc đi đọc lại để nắm vững các dữ kiện của bài toán Hoá học. Những điều đã biết, những điều cần phải tìm lời giải. - Ghi vắn tắt đầu bài toán làm 2 phần riêng biệt trên trang giấy hoặc phía trái, phía phải hoặc phần trên, phần dưới theo sơ đồ: Phía trái hoặc phần trên ghi 4
  5. những điều đã biết, phía phải hoặc phần dưới ghi những điều cần tìm. Những điều chưa biết cần tìm phải đánh dấu hỏi. Trong phần ghi tóm tắt cần phải triệt để sử dụng các ký hiệu, công thức và phương trình Hoá học sao cho nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và dễ dàng theo dõi để tìm ra các mối liên quan cần thiết cho việc tìm kiếm cách giải. Bước 2: Phân tích kỹ bài toán để tìm ra 2 nội dung đâu là nội dung Hoá học đâu là nội dung Toán học. Đối với nội dung Hoá học thì cần sử dụng các kiến thức nào, công thức hay phương trình Hoá học (PTHH). Đối với nội dung Toán học thì cần phải sử dụng các kiến thức về số học hay đại số. Bước 3: Suy nghĩ tìm ra phương pháp giải bài toán. Trước hết cần phân tích xem bài toán thuộc dạng nào, tức là quy về các dạng quen biết, đã được học cách giải, thông thường khi giải một bài toán Hoá học cần phải phân tích kỹ mặt định tính sau đó mới bắt tay vào việc tính toán. Chỉ khi nào mặt Hoá học đã được hiểu rõ mới được chuyển sang tính toán. Khi giải các bài tập về công thức Hoá học (CTHH) thì phải vận dụng các kiến thức về cấu tạo chất và định luật thành phần không đổi của chất. Khi giải các bài tập về PTHH thì cần phải nhớ lại các khái niệm về PTHH, Viết đúng, cân bằng đúng phương trình và vận dụng định luật bảo toàn khối lượng các chất trong tính toán. Khi cần tính toán định lượng về chất thì phải nhớ lại các kiến thức về khối lượng phân tử, khối lượng nguyên tử, mol, khối lượng mol, thể tích mol, số Avogađrô. Sau khi đã nắm vững, hiểu rõ và giải được phần Hoá học thì việc chuyển sang phần tính toán đối với học sinh sẽ không có khó khăn gì. Bước 4: Tìm lời giải bằng cách tính toán Toán học. Bước này đòi hỏi vận dụng kỹ năng tính toán cụ thể, cũng có thể kèm theo thực nghiệm nếu bài toán đòi hỏi. Bước 5: Kiểm tra kết quả tính toán, đối chiếu với lời giải (đáp án) với yêu cầu của câu hỏi bài toán. Biện luận và khẳng định đáp án. 5
  6. Có thể sơ đồ hoá các bước giải bài toán Hoá học như sau: ơ Đề bài toán Ghi Phần Nghiên cứu kỹ bài toán giải tóm tắt về dữ kiện Phân tích đề bài toán Hoá bài toán học ơ Chọn phương pháp giải Phần Giải bài toán Lời giải giải (tính toán) (đáp án) bằng tính toán Phân tích lời giải (đáp án) toán học 2. Một số phương phỏp giỳp học sinh giải nhanh cỏc bài toỏn Húa học thường gặp ở trường THCS. * Gồm các phương pháp. Phương pháp 1: áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng. Phương pháp 2: dựa vào sự tăng, giảm khối lượng. Phương pháp 3: Chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán chất tương đương. * Nội dung cụ thể. 1. Phương pháp 1: áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng. Nguyên tắc: Trong phản ứng hoá học, các nguyên tố và khối lượng của chúng được bảo toàn. Từ đó suy ra: 6