Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tập làm văn nghị luận Lớp 9

doc 18 trang sangkien 12522
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tập làm văn nghị luận Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tap_lam_van_nghi_luan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tập làm văn nghị luận Lớp 9

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Mai Diệu Thuý PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 9 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Phần tập làm văn Nghị luận lớp 9 nằm ở chương trình học kì II, có tính tích hợp đồng tâm từ lớp 7 và lớp 8. Lớp 7 : - Tìm hiểu chung về văn nghị luận . - Các kiểu nghị luận: chứng minh , giải thích . Lớp 8 : + Ôn tập , luyện tập về luận điểm . + Biểu cảm trong văn nghị luận . + Miêu tả và tự sự trong văn nghị luận. Lớp 9: - Nghị luận về vấn đề xã hội . - Nghị luận về vấn đề văn học . Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn là củng cố tri thức và kỹ năng đã được học ở tiết đọc hiểu văn bản và tiết Tiếng Việt . Đặc biệt sách giáo khoa mới coi phần tập làm văn là sự tổng hợp của ngữ và văn (Tích hợp ngang) và nguyên tắc ôn cũ-hiểu mới (Tích hợp đồng tâm ) và đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (Tích hợp dọc). Khi làm bài tập làm văn , học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả ,viết câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bản nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một văn bản hoàn chỉnh . Phần văn bản giúp học sinh có kiến thức để trình bày vốn hiểu biết của mình . Như vậy ,tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành ,toàn diện ,tổng hợp và sáng tạo . Nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Ngữ văn . Ở nước ta ,văn nghị luận là một thể văn có truyền thống lâu đời ,có giá trị và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử , trong công cuộc dựng nước và giữ nước, trong phản ánh nhận thức thẩm mĩ của dân tộc về văn chương, nghệ thuật Có thể kể đến các tác giả nổi tiếng như : Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai Đây là các tác giả đã thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận , giá trị nghệ thuật cao,giá trị nhân văn sâu sắc. Thông qua phần tập làm văn nghị luận, giáo viên có thể củng cố, hình thành cho học sinh các kỹ năng như: quan sát , so sánh, phân tích , tổng hợp. Đồng thời hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày lí lẽ, dẫn chứng nhằm diễn tả suy nghĩ và ý kiến riêng về vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học nghệ thuật. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Mai Diệu Thuý Xuất phát từ sự nhận thức vai trò quan trọng của việc dạy - học Tập làm văn Nghị luận, người viết xin đưa ra những nguyên nhân và giải pháp cần thiết cho phần Tập làm văn Nghị luận lớp 9. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tìm hiểu từ thực tế học tập của học sinh. Đưa ra ý kiến này với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy Tập làm văn Nghị luận lớp 9. Từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc cải tiến phương pháp dạy-học Tập làm văn trong bậc Trung học cơ sở. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I/ THỰC TRẠNG : 1/ Chương trình Tập làm văn nghị luận : a/ Về thời gian và kết cấu chương trình. Học sinh được học văn nghị luận ở lớp 7 là 15 tiết và 11 tiết ở lớp 9.Nội dung của các bài học chỉ rõ đặc trưng của bài văn nghị luận là nêu ý kiến,trình bày lý lẽ,ba yếu tố của văn nghị luận là luận điểm,luận cứ và lập luận.Chương trình chú trọng nghị luận xã hội và nghị luận văn học nhằm hướng suy nghĩ của học sinh vào các vấn đề của đời sống và văn học.Cụ thể như sau : Lớp 7 Lớp 9 Nội dung : Nội dung : + Tìm hiểu chung về văn nghị luận. + Thao tác phân tích và tổng hợp. + Đề văn nghị luận. + Nghị luận về một hiện tượng,sự + Yêu cầu của bài văn nghị luận. việc. + Bố cục và lập luận. + Nghị luận về một tư tưởng,đạo lý. + Lập luận chứng minh. + Nghị luận về nhân vật văn học. + lập luận giải thích + Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ. Yêu cầu : Yêu cầu : -Nghị luận được xem như một kiểu - Thấy được sự kết hợp các phương bài độc lập. thức. - Thao tác đơn giản,chứng minh và - Vấn đề nghị luận đa dạng,phức tạp. giải thích. - Dung lượng bài viết nhiều hơn từ 4 - Dung lượng bài viết từ 1-4 trang vở –7 trang vở học sinh. học sinh. b/ Về sách giáo khoa và sách tham khảo : 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Mai Diệu Thuý - Qua bảng trên ta thấy văn nghị luận có sự tích hợp đồng tâm.Ở lớp 7 học sinh hiểu mục đích, nội dung,bố cục,kiểu bài nghị luận.Đến lớp 8 và lớp 9 học sinh được nâng cao hơn. Cách xây dựng chương trình đảm bảo tính hợp lý,vừa có sức khái quát,vừa phong phú đa dạng phù hợp với nguyên tắc vừa sức cho học sinh. Các tiết Tập làm văn nghị luận theo trình tự :Xây dựng bài qua thực hành,thực hành nhận biết và thực hành tạo lập văn bản.Sách giáo khoa chú trọng cả lý thuyết và thực hành.Phần tìm hiểu có nhiều câu hỏi tình huống, phần luyện tập có phần đọc thêm với mục đích cung cấp kiến thức bổ trợ.Đúc kết kiến thức có phần ghi nhớ. - Sách tham khảo cơ bản nhất là sách giáo viên,được biên soạn sát với sách giáo khoa.Sách có phần lưu ý và phần hướng dẫn cụ thểvề phương pháp rất thuận lợi cho việc giáo viên tham khảo Sách tham khảo cho học sinh khá phong phú gồm:các loại sách văn mẫu.Các sách này có giá trị nhưng cũng có phần phức tạp vì có nhiều cách trình bày mang tính cá nhân. 2/ Về phía giáo viên : Các thầy cô giáo đã thực hiện nghiêm túc quy định,nề nếp về chuyên môn, giảng dạy nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt những người có tâm huyết với nghề nghiệp đã tìm tòi phương pháp mới để truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả. Đặc biệt tất cả các giáo viên đã được tập huấn thay sách, đã áp dụng phương pháp dạy mới vào chương trình. Tuy nhiên vẫn còn có những thầy cô do còn bỡ ngỡ, hoặc do không đủ thời gian nên chưa giúp học sinh nắm vững kiến thức nghị luận và vận dụng kiến thức. Việc giáo viên chấm bài và trả bài cho học sinh còn làm qua loa,đại khái. Các tiết học văn bản và Tiếng Việt chưa có sự tác động thích đáng cho Tập làm văn. Quá trình dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm đối với tiết Tập làm văn còn hạn chế.Bởi vì phần lớn giáo viên có tâm lý chung là ngại dạy và dự giờ giảng dạy tiết Tập làm văn. 3/ Về phía học sinh : Rất ít học sinh say mê học văn. Số học sinh giỏi văn thực sự rất hiếm. Học sinh không biết phương pháp học do không tìm hiểu và vận dụng lý thuyết để làm văn.Thậm chí có những em không sử dụng đến sách giáo khoa.Học sinh 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Mai Diệu Thuý cũng không biết vận dụng kiến thức của Tiếng Việt và văn bản vào làm văn. Đặc biệt các em chưa xác định thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận. Giờ trả bài học sinh chỉ quan tâm đến điểm số mà không quan tâm đến việc sửa chữa các lỗi để rút kinh nghiệm. Tệ hại hơn là học sinh không xác định được mình viết đúng hay sai, hay hay dở, đúng sai, hay dở tới mức nào. Hơn nữa các em sử dụng bút xoá trong bài làm rất tuỳ tiện. 4/ Về cách kiểm tra đánh giá : Cấu trúc đề kiểm tra hoặc thi, phần làm văn chiếm 6 hoặc 7 điểm ( gọi là phần tự luận) Đề bài kiểm tra thường là ở kiến thức cơ bản,quen thuộc. Các bài làm văn theo văn mẫu vẫn phải cho điểm dẫn đến tình trạng học sinh làm bài rập khuôn máy móc. 5/ Hậu quả : Khả năng nói và viết Tập làm văn nghị luận của học sinh còn yếu.Học sinh không đủ trình độ năng lực ứng dụng những kiến thức Tập làm văn vào cuộc sống. Cách đánh giá một bài làm văn có khi không phản ánh được thực chất, trình độ khả năng của học sinh. Trong kiểm tra thi cử,học sinh chủ yếu làm được phần trắc nghiệm, còn phần tự luận(Tập làm văn) đa số chỉ đạt được từ 2 hoặc 3 điểm. II/ NGUYÊN NHÂN : 1/ Cách dạy của giáo viên : Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa đảm bảo sự kết hợp giữa văn bản-Tiếng Việt-Tập làm văn. Giờ học văn bản, sự gợi mở giúp học sinh cảm thụ tác phẩm chưa đạt kết quả cao. Học sinh học thụ động buộc giáo viên phải thuyết giảng nhiều.Chính điều này làm tê liệt sự hào hứng học văn bản, các em không nắm được kiến thức văn chương, từ đó dẫn đến thiếu vốn kiến thức làm Tập làm văn. Giờ Tiếng Việt đòi hỏi phải dạy cho học sinh dùng được Tiếng Việt một cách chính xác để giao tiếp,để cảm thụ được cái đẹp ngôn từ và có cách diễn đạt tốt trong văn bản.Nhưng trong tiết học,học sinh chưa được tận dụng tối đa các tình huống giao tiếp.Thời gian thực hành, luyện tập chưa nhiều.Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh viết còn sai chính tả, dùng từ đặt câu chưa đúng ngữ pháp. Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài làm văn. 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Mai Diệu Thuý Giờ tập làm văn học sinh học chưa được học đến nơi đến chốn, thực tế sách giáo khoa vẫn còn có một số bài trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh. Trong một tiết học, phần luyện tập quá ít thời gian. Hơn nữa giáo viên không nhắc lại kiến thức để củng cố cho học sinh. Việc ra đề kiểm tra nhiều khi cũng chưa đúng mức,thường là yêu cầu quá cao, hoặc vấn đề quá quen thuộc. Việc chấm bài cũng có thiếu sót,thường là giáo viên chỉ cho học sinh mức điểm trung bình.Có những bài chỉ chấm điểm mà không có một lời phê nào. Một tiết trả bài làm văn chưa được đầu tư cao.Vì thế học sinh không có cơ hội rút kinh nghiệm nhiều. 2/ Cách học của học sinh: Phần lớn học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi lên lớp.Các sự kiện, hiện tượng văn học được cung cấp ở lớp, học sinh chưa chịu khó tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. Đối với môn Tập làm văn, học sinh học tập một cách máy móc.Trước một đề bài, các em ít khi nghiên cứu đề, chỉ đọc loáng thoáng và cứ thế học sinh phóng bút viết tràng giang đại hải, không chốt lại ở một điểm nào. Nhiều bài làm văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết cách viện dẫn, dẫn chứng nghèo nàn,thiếu chính xác và không theo trình tự. Trong nghị luận văn học thì chưa có sự phân biệt về thể loại. Các em thiếu năng lực phân tích cần thiết, chưa thấy được cái hay, cái đẹp có thật trong văn chương do không chú ý trong giờ đọc hiểu văn bản.Vì vậy khi làm văn phân tích chỉ là sự suy diễn một cách nôm na. Còn nghị xã hội các em làm bài đại khái chung chung. Khi làm bài, học sinh chưa có ý thức sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo một trình tự nhất định. Đa số bài làm văn thấp điểm còn do chưa biết cách chuyển đoạn chuyển ý.Và không làm theo trình tự hướng dẫn các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý . Bên cạnh đó cũng còn có nhiều bài làm câu què, câu cụt, câu tối nghĩa khiến giáo viên phải phán đoán, suy xét mới hiểu nổi. Tình trạng mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp và dùng từ sai cũng khá phổ biến. Có bài suốt từ mở đầu đến kết thúc không có một dấu câu nào. Như vậy làm sao mà bài văn của học sinh đạt điểm cao được. III/ GIẢI PHÁP : 1/ Cách giảng dạy của giáo viên : - Đổi mới cách giảng dạy theo phương pháp tích cực : + Tăng cường tổ chức các hoạt động của học sinh. 5