Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy ngữ pháp trong môn Tiếng Việt Lớp 5

doc 4 trang sangkien 05/09/2022 10920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy ngữ pháp trong môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_ngu_phap_trong_mon_tie.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy ngữ pháp trong môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. A. Đặt vấn đề I. Lời mở đầu Trong chương trình ngữ pháp lớp 5 (cải cách giáo dục) phần ngữ pháp trong môn Tiếng Việt được trình bày 3 vấn đề: - Các thành phần cấu tạo (Có cả phần ôn tập của lớp 4) - Phân loại câu theo cấu tạo. - Dấu câu Cả 3 vấn đề này nếu học sinh nắm chắc sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được các thao tác nhận thức, tư duy và giao tiếp, giúp các em nói và viết đúng ngữ pháp, biết diễn đạt ý của mình một cách chính xác và sinh động hơn. Dạy các thành phần cấu tạo câu tức là giúp học sinh chỉ ra được các thành phần chức, thành phần phụ của câu, bộ phận phụ của từ trong câu, các bộ phân song song của câu. Dạy vấn đề này có nhiều điều cần phải lưu ý và việc giúp học sinh phân biệt định ngữ và vị ngữ của câu là một trong những điều cần phải lưu ý. Phần II. Nội dung I. Thực trạng: Trong khi giáo tiếp bằng ngôn ngữ con người vừa cần đến thao tác hạn định, phân biệt sự vật, vừa cần đến thao tác báo về sự vật Nhu cầu đó làm hình thành trong câu các thành phần tương ứng là định ngữ và vị ngữ. Đó là các thành phần thường xuyên có mặt trong câu. Tuy nhiên, trong thực tế nhận thức về các thành phần này và trong thực tiễn dạy Tiếng Việt, việc xác định và phân biệt chúng không phải luôn là đơn giản và dễ dàng, học sinh thường xác định nhầm định ngữ thành vị ngữ dẫn đến xác định phần chính chủ ngữ và vị ngữ của câu bị sai. Chẳng hạn trong ví dụ sau đây: Ví dụ1: Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn lộn trên những con sóng. 1
  2. Đây là câu có vị VN là “Trong suốt như thuỷ tinh lăn trên những con sóng” (giải pháp 1) hay có VN là “Lăn trên những con sóng” (giải pháp 2) Nếu xác định như giải pháp 1 thì chủ ngữ là “những con chim bông biển” còn xác định như giải pháp 2 thì chủ ngữ là “những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh” và “Trong suốt như thuỷ tinh” là xác định ngữ bổ nghĩa cho danh từ “Con chim biển” và nếu theo giải pháp 2 thì trong câu này căn cứ vào đâu để phân biệt giữa định ngữ và vị ngữ. Trong thực tế vị ngữ và định ngữ có nhiều loại đa dạng nhưng thường gặp khó khăn trong sự phân biệt hai thành phần này là ở những trường hợp. - Cả 2 đều ở vị tí đi sau danh từ làm chủ ngữ. - cả 2 đều là động từ, tính từ hoặc ngữ động từ, tính từ. - Cả 2 đều gọi tên các hoạt động, trạng thái hay tính chất của cùng một chủ thể do danh từ làm chủ ngữ biểu thị. Ví dụ 2: Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả, ở ví dụ 2 này cả hai thành phần “về đích trước tiên” và “huơ vòi chào khán giả” đều là ngữ động từ cả 2 đều gọi tên các hoạt động của cùng 1 chủ thể là “những con voi” nhưng mỗi thành phần có chức năng khác nhau trong câu “về đích trước tiên” có chức hạn định cho chủ thể (trả lời cho câu hỏi) “những chú voi nào?” còn “huơ vòi chào khán giả” có chức năng thông báo về chủ thể (trả lời cho câu hỏi “những chú voi ấy làm gì?) do đó thành phần thứ nhất là định ngữ, thành phần thứ 2 là vị ngữ của câu. II. Giải pháp. Để xác định và phân biệt được định ngữ và vị ngữ trong những trường hợp trên có thể căn cứ vào những phương diện sau: 1- Định ngữ bổ nghĩa cho danh từ làm cho các sự vật và danh từ biểu hiện mang tính xác định, còn vị ngữ miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. 2
  3. 2- Định ngữ trả lời cho câu hỏi bao gồm: Danh từ chủ ngữ + từ nào còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi như thế nào? làm gì? là ai? Là gì? trở lại ví dụ 2: ? định ngữ : Những con voi nào huơ vòi chào khán giả? (về đích trước tiên) ? Vị ngữ :Những con voi về đích trước tiên làm gì? (huơ vòi chào khán giả) 3) định ngữ có thể thay thế bằng 1 trong cá từ chỉ định (ấy, kia, này.nọ, đó, đấy ) mà câu vẫn hoàn chỉnh. Trở lại ví dụ 1 và ví dụ 2: Ví dụ 1: Những con chim bông biển ấy lăn tròn trên những con sóng . Ví dụ 2: Những con voi đó huơ vòi chào khán giả. Còn vị ngữ thì không thể thay bằng 1 trong các từ chỉ định vì nếu thay thì không còn câu hoàn chỉnh mà nó trở thành các ngữ danh từ (trở lại VD1 và VD2) Ví dụ 1: Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh ấy Ví dụ 2: Những con voi về đích trước tiên đó 4) Định ngữ là thành phần có thể lược bỏ đi khi giữ nguyên vị ngữ mà nội dung thông báo chính của câu vân được đảm bảo tuy có ảnh hưởng đến tính xác định của sự vật mà chủ ngữ biểu thị còn nếu lược bỏ vị ngữ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nội dung thông báo của câu. ví dụ 3: Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Những cây dương ( ) vây quanh mộ cô. nếu lược bỏ vị ngữ thì nội dung thông báo bị thay đổi rõ rệt. (những cây dương đang độ lớn ( ) 5) Nếu trước danh từ chủ ngữ có dùng từ “Những” thì thành phần đi sau nó là định ngữ để hạn định cho nó. Nếu danh từ chủ ngữ được hạn định bằng từ chỉ định hoặc bằng các ngữ chỉ quan hệ sở thuộc (có từ của) thì thành phần đi sau từ chỉ định hoặc sau ngữ sở thuộc là vị ngữ, còn thành phần đi trước chúng (nếu có) là định ngữ trong câu. Ví dụ 4: Tất cả những học sinh học giỏi có hạnh kiểm tốt đều được khen thưởng. Ví dụ 5: Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuống trở thương binh của má Bảy lặng lẽ trôi. 3
  4. Ví dụ 6: Tốp thanh niên đang ca hát nhảy múa ấy học rất giỏi. Song song với 5 phương diện giúp học sinh phân biệt định ngữ và vị ngữ trên, trong thực tế khi dạy ngữ pháp Tiếng Việt còn gặp dạng câu. Ví dụ 7: Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng, trở lại ví dụ 2 ta thấy: 2 ví dụ này chỉ khác nhau bởi dấu phẩy, vậy vấn đề đặt ra là ở ví dụ 7”Trong suốt như thuỷ tinh” có còn là sđịnh ngữ và “lăn tròn trên những con sóng” có phải là vị ngữ duy nhất trong câu nữa không? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi giữa chủ ngữ và vị ngữ không tồn tại dấu phẩy (trừ trường hợp có bộ phận phụ sen giữa) và dấu phẩy ở đây có tác dụng tách bộ phận song song là vị ngưc có ở trong câu và “trong suốt như thuỷ tinh” là vị ngữ 1 còn “lăn tròn trên những con sóng” là ví dụ 2. Phần III kết luận Trên đây là 1 số kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá trình dạy học và tham khảo thêm ở các tài liệu phục vụ chuyên môn về việc giúp học sinh phân biệt giữa định ngữ và vị ngữ. Từ việc phân biệt định ngữ và vị ngữ trong câu tốt giúp cho học sinh của tôi có thể phân biệt được câu hoàn chỉnhvà câu chưa hoàn chỉnh, phân biệt được câu đơn và câu ghép, xác định được đúng thành phần chủ ngữ, định ngữ, vị ngữ ở trong các câu thuộc các dạng đưa ra ở trên. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp. Thọ Tiến , ngày tháng năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Dung 4