Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5

doc 18 trang sangkien 26/08/2022 16601
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_doi_voi_p.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5

  1. DANH MỤC Tên Trang A. MỞ ĐẦU 3 I. Đặt vấn đề 3 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết 3 2. Lý do chọn đề tài 3 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3 II. Phương pháp tiến hành 4 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có định hướng cho việc nghiên cứu, tìm 4 giải pháp của đề tài. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 4 B. NỘI DUNG 5 I. Mục tiêu 5 II. Thực trạng 5 III. Mô tả giải pháp của đề tài 7 1. Thuyết minh tính mới 7 2. Khả năng áp dụng 10 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 C. KẾT LUẬN 13
  2. A.MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Ở cấp Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một phân môn mới trong môn Tiếng Việt. Phân môn này được hình thành trên cơ sở của hai phân môn cũ trước đây: Từ ngữ -Ngữ pháp. Luyện từ và câu giúp cho các em chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp, học tập, hoạt động tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Khi chúng ta nói một người nào đó giàu ngôn ngữ là chúng ta khẳng định người đó có một vốn từ nhất định và biết sử dụng vốn từ đúng với quy tắc ngữ pháp, với nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp của mình. Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt trong Tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường. Hơn thế nữa, nhờ có vốn từ dồi dào, cũng giúp cho các em trở nên tư duy chính xác và chặt chẽ hơn. Không có vốn từ các em sẽ không có đủ điều kiện thể hiện một cách sinh động, đầy đủ ý nghĩ của mình. 2. Lý do chọn đề tài: Nói đến việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là: giúp học sinh phong phú hóa vốn từ, chính xác hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ. Trong 3 nhiệm vụ cơ bản trên, nhiệm vụ phong phú hóa vốn từ, phát triển vốn từ ,mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học, giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực dùng từ cho học sinh. Đồng thời cung cấp một lượng từ ngữ nhất định theo quy định của chương trình giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ trong hệ thống, hiểu đúng nghĩa cái hay của từ trong trong hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của mình. Luyện từ và câu còn giúp học sinh tích cực hóa vốn từ đưa các từ vào tạo câu, tạo lời nói trong học tập vui chơi, sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn giúp học sinh trang bị một số hiểu biết về ngữ pháp như: Giúp các em nắm được một số khái niệm về ngữ pháp, biết dùng một số câu, kiểu câu. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tôi mạnh dạn nghiên cứu về đề tài: “Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5”. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi: Phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Tiếng Việt lớp 5.
  3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5B trường Tiểu học số 2 Hoài Tân - Hoài Nhơn. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: Do Luyện từ và câu là một phân môn mới và khó, cho nên giáo viên còn lúng túng trong tổ chức một tiết dạy – học Luyện từ và câu sao đúng với phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt hiệu quả dạy học cao. Học sinh ít hứng thú với phân môn này. Hầu hết các em đều ý kiến cho rằng : Luyện từ và câu là là một môn học khô và khó. Một số chủ đề còn được trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Bên cạnh đó, cách miêu tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Trong sách giáo khoa xuất hiện có những loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm chán, hoặc yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không tường minh và khó thực hiện. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: Từ thực tế, tôi nhận thấy để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho giờ cho giờ Luyện từ và câu trên lớp nhẹ nhàng hơn tự nhiên hơn. Do vậy, để tiết dạy – học Luyện từ và câu ở lớp 5 đạt hiệu quả cao chúng ta cần chú trọng đến việc tìm nhiều hình thức truyền thụ kiến thức để gây hứng thú nâng cao chất lượng học Luyện từ và câu cho học sinh. Vì lẽ đó, tôi đã vận dụng một vài biện pháp tích cực - đặc thù bộ môn thể hiện tính tích hợp (về nội dung) và tính tích cực (về phương pháp) trong mỗi bài soạn để giúp học sinh có kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản từ đó giúp các em có kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu. Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng tự nhiên, pháp huy tính tích cực của học sinh. Hoạt động thường dạy trong tiết Luyện từ và câu là hoạt động thực hành. Thực hành dùng từ, đặt câu, dựng đoạn hoặc chữa các lỗi về từ, câu đoạn. Giáo viên cần khuyến khích học sinh thảo luận, tranh luận và thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ: Thầy - trò, trò - thầy, trò - trò khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có thầy hỏi trò trả lời đơn điệu và thiếu dân chủ.
  4. Khi thấy học sinh nói sai và dẫn đến viết sai thì giáo viên phải chỉ cho học sinh cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu để các em không cảm thấy khó khăn, lúng túng trong khi nói và viết . Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thu nhập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trước thông qua việc dự giờ thăm lớp. Nghiên cứu tài liệu đọc các tài liệu sách báo có liên quan giúp cho việc dạy. Tìm hiểu thực trạng học sinh ở trường, ở lớp. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực luyện từ và câu vào lớp 5B tôi đang chủ nhiệm trong năm học 2012-2013. Tôi nhận thấy rằng giờ học có chuyển biến tốt, học sinh hứng thú học phân môn Luyện từ và câu, giờ học thật vui, thật nhẹ nhàng, sôi nổi. Đặc biệt mỗi học sinh đều được bộc lộ suy nghĩ về vốn sống, vốn từ của mình. B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU: Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học là nhằm đào tạo, cung cấp cho các em những kiến thức để khi các em học xong có một trình độ dùng từ, đặt câu, chính xác, nói được, viết được những gì muốn thể hiện theo đúng ngữ pháp Tiếng Việt. Đó cũng chính là đào tạo ra con người biết giao tiếp trong đời sống. Phân môn Luyện từ và câu còn giáo dục cho người học những tư tưởng tốt đẹp: yêu tiếng nói và yêu chữ viết của dân tộc, yêu cái đẹp. Trọng tâm của việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh là làm cho học sinh có được kĩ năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt chính xác. Các kiến thức về từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 đã trang bị cho học sinh thông qua hai loại bài học: bài hình thành kiến thức và bài thực hành, luyện tập. Các bài Luyện từ và câu có trong sách Tiếng Việt 5 cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt để các em có thể chủ động, tự tin lựa chọn từ ngữ, kiểu câu, các cách liên kết câu trong nói và viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Thông qua việc trang bị cho học sinh những kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp. II. THỰC TRẠNG: Qua thực tế giảng dạy lớp 5, Tôi nhận thấy rằng: Nhìn chung các em học còn yếu phân môn này, thậm chí vẫn còn một số em chưa biết chấm câu, đặt câu không đúng, có một vài em đặt chưa thành câu diễn đạt ý còn lộn xộn và rời rạc. Có nhiều em khi đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào để thực hiện được ý nghĩ, tình cảm đó trong bài làm. Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp rập khuôn, chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ học. Giáo viên hầu hết chưa kiểm soát hết việc dùng từ, đặt câu của học sinh nên không kịp thời sửa sai. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực nhàm chán khi học Luyện từ và câu.
  5. *Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (gồm 2 tập) có 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần, riêng chủ điểm: Vì hạnh phúc con người, học 4 tuần. *Về giáo viên và học sinh: Hiện nay vẫn còn tồn tại một số giáo viên kĩ năng dùng từ, đặt câu chưa tốt, chưa chú ý sửa sai cho học sinh. Các kĩ năng giao tiếp được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động *Kết quả điều tra thực trạng: Qua khảo sát thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở lớp 5 cho thấy kĩ năng dùng từ, đặt câu của học sinh chưa tốt. Giáo viên chưa chú ý sửa sai, khả năng kiểm soát việc làm bài của các em còn hạn chế. Vấn đề cần đặt ra ở đây là cần điều chỉnh phương pháp dạy và học trong phân môn Luyện từ và câu. Đặc biệt trong dạy học giáo viên phải chú ý uốn nắn các em thực hiện hành động một cách chính xác. Vì vậy, trong các giờ học Luyện từ và câu tôi nhận thấy việc nghiên cứu các lỗi dùng từ, lỗi câu của học sinh, xác định được các khó khăn mà học sinh gặp phải khi dùng từ, đặt câu là việc cần phải làm để nâng cao chất lượng trong các giờ học Tiếng Việt. Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học được xây dựng theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học thì trong các giờ học Luyện từ và câu học sinh đều trực tiếp phân tích ngữ liệu, rút ra bài học. Tuy nhiên để rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh thì phải chú trọng trong các giờ thực hành luyện tập. Học sinh khi dùng từ đặt câu còn lúng túng do ảnh hưởng của của chương trình ngữ pháp năng về ngữ pháp cấu trúc hình thức, ít chú ý đến nội dung thông báo. Vì vậy các em thương xét câu một cách cô lập, tách rời mà không đặt nó vào hoàn cảnh giao tiếp. Dễ mắc lỗi về nghĩa và các lỗi ngoài câu. Vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu ở lớp5”. Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 5, đồng thời hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt trong Tiếng Việt cho học sinh ở nhà trường tiểu học và còn giúp học sinh tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập; tự tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào việc luyện tập thực hành, có hiệu quả với các đối tượng của học sinh, tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian tổ chức hoạt động luyện tập làm việc riêng, nói chuyện riêng.