Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5

doc 40 trang sangkien 8800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_doi_voi_p.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 5

  1. MỤC LỤC Tên Trang I.Tóm tắt 3 II.Giới Thiệu 4 III.Phương pháp 6 1, Khách thể nghiên cứu 6 2,Thiết kế nghiên cứu 7 3,Quy Trình nghiên cứu 8 4,Đo lường và thu thập dữ liệu 8 IV.Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả . 10 V.Kết luận và khuyến nghị 11 VI.Tài liệu tham khảo 14 VII.Phụ lục 15 Giáo án thực nghiệm 15 Bảng điểm của học sinh 20
  2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Phương pháp dạy học tích cực đối với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 I.Tóm tắt: Ở cấp tiểu học phân môn luyện từ và Câu là một phân môn mới trong môn Tiếng Việt.Phân môn này được hình thành trên cơ sở của hai phân môn cũ trước đây:Từ ngữ -Ngữ pháp.Luyện từ và Câu giúp cho các em chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp,học tập,hoạt động tạo ra hứng thú và động cơ học học tập.Khi chúng ta nói một người nào đó nắm được ngôn ngữ là chúng ta khẳng định người đó có một số lượng từ nhất định và biết sử dụng vốn từ đúng với quy tắc ngữ pháp,với nghi thức lời nói trong hoạt động giao tiếp của mình.Hơn thế nữa ,nhờ có vốn từ dồi dào,cũng giúp cho các em trở nên tư duy chính xác và chặt chẽ hơn.Không có vốn từ các em sẽ không có đủ điều kiện thể hiện một cách sinh động,đầy ý nghĩ của mình. Vì lẽ đó,ở trường tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực dùng từ cho học sinh. Phân môn luyện từ và câu có nhiệm vụ làm phong phú vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho học sinh:cung cấp một lượng từ ngữ nhất định theo quy định của chương trình,giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ trong hệ thống,hiểu đúng nghĩa và cái hay của nghĩa từ trong hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của mình. Luyện từ và câu còn giúp học sinh tích cực hóa vốn từ đưa các từ vào tạo câu,tạo lời nói trong học tập vui chơi ,sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra,Luyện từ và câu ở tiểu học còn giúp học sinh trang bị một số hiểu biết về ngữ pháp như: giúp nắm được một số khái niệm ngữ pháp,biết dùng một số câu,kiểu câu. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và Câu ở Tiểu học là nhằm đào tạo,cung cấp cho các em những kiến thức để khi các em học xong có một trình độ dùng từ, đặt câu ,chính xác,nói được,viết được những gì muốn thể hiện theo đúng ngữ pháp tiếng Việt.Đó cũng chính là đào tạo ra con người biết giao tiếp trong đời sống.
  3. Phân môn Luyện từ và câu còn giáo dục cho người học những tư tưởng tốt đẹp:yêu tiếng nói và yêu chữ viết của dân tộc,yêu cái đẹp. Trọng tâm của việc rèn kỹ năng Luyện từ và câu cho học sinh là làm cho học sinh Nói – Viết Tiếng Việt chính xác. Giải pháp của tôi:Vận dụng một vài biện pháp tích cực –đặc thù bộ môn thể hiện tính tích hợp(về nội dung)và tính tích cực (về phương pháp) trong mỗi bài soạn để giúp học sinh có kiến thức cơ bản về ngữ âm,từ vựng,ngữ pháp và văn bản từ đó giúp các em có kĩ năng dùng từ, đặt câu,liên kết câu và sử dụng dấu câu. Hoạt động tôi thường dạy trong tiết Luyện từ và Câu là hoạt động thực hành .Thực hành dùng từ, đặt câu, dựng đoạn hoặc chữa các lỗi về từ,câu đoạn.Giáo viên cần khuyến khích học sinh thảo luận ,tranh luận và thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ:Thầy-trò,trò-thầy,trò- trò khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có thầy hỏi trò trả lời đơn điệu và thiếu dân chủ. Khi thấy học sinh nói sai và dẫn đến viết sai thì giáo viên phải chỉ cho học sinh cách diễn đạt,dùng từ, đặt câu để các em không cảm thấy khó khăn,lúng túng trong khi nói và viết . Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở lớp 5 ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân-Hoài Nhơn.Lớp 5B là lớp thực nghiệm ,lớp 5D là lớp đối chứng được thực hiện biện pháp tích cực khi dạy bài “Từ trái nghĩa”.Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng học tập của học sinh.Lớp thực nghiệm đã có khả năng hiểu được từ trái nghĩa và tác dụng của nó.Biết tìm từ và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa.Kết quả cho thấy không có học sinh nào dưới điểm trung bình.Kết quả Test cho thấy P<0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớn giữa kết quả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.Kết quả đã chứng minh :Để đạt được yêu cầu này giáo viên cần cố gắng thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học,trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh,mỗi học sinh đều được hoạt động,đều được bộc lộ phát triển. II.Giới thiệu 1,Tìm hiểu thực trạng: Qua thực tế giảng dạy lớp 5.Tôi nhận thấy rằng:Nhìn chung các em học còn yếu phân môn này,thậm chí vẫn còn một số em chưa biết chấm câu ,đặt câu không đúng có một vài em đạt chưa thành câu diễn đạt ý còn lung
  4. tung lộn xộn.Có nhiều em khi đã nghĩ ra ý nhưng lại không biết diễn đạt như thế nào để thực hiện được ý nghĩ,tình cảm đó trong bài làm. Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dập khuôn,chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ học.Giáo viên hầu hết chưa kiểm soát hết việc dùng từ, đặt câu của học sinh nên không kịp thời sửa sai.Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực nhàm chán khi học Luyện từ và Câu. *Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (gồm 2 tập)gồm 10 đơn vị học,mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần(trừ chủ điểm :Vì hạnh phúc con người học 4 tuần.) *Về giáo viên và học sinh: Hiện nay vẫn còn tồn tại một số giáo viên kỹ năng dùng từ, đặt câu chưa tốt,chưa chú ý sửa sai cho học sinh.Các kỹ năng giao tiếp được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động *Kết quả điều tra thực trạng: Qua khảo sát thực trạng dạy và học Luyện từ và câu ở Lớp 5 cho thấy kỹ năng dùng từ, đặt câu của học sinh chưa tốt.Giáo viên chưa chú ý sửa sai,khả năng kiểm soát việc làm bài của các em còn hạn chế. 2,Giải pháp thay thế: Để giờ học được nhẹ nhàng ,đem lại hiệu quả thiết thực(nhất là đối với học sinh còn yếu về phân môn này)khi dạy giáo viên cần tập trung vào những kiến thức cơ bản,cần linh hoạt hơn trong phương pháp nhằm đạt đến hiệu quả thiết thực.Đối với học sinh lớp 5 các em cần được trang bị những kiến thức sơ giảng về ngữ âm,từ vựng,ngữ pháp và văn bản;rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu,liên kết câu và sử dụng dấu câu.Để đạt yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp,hình thức tổ chức cho học sinh thực hành. Hướng dẫn học sinh thực hành dùng từ, đặt câu,dựng đoạn hoặc chữa lỗi câu, đoạn.Giáo viên nên chia nhỏ ý từng từ, từng câu lần lượt cho nhiều học sinh tích cực tham gia đặt câu,qua đó bộc lộ năng lực của từng cá nhân.Lắng nghe học sinh đặt câu để cảm nhận ưu điểm hay hạn chế kỹ năng dùng từ, đặt câu của các em để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời.Giáo viên cần khuyến khích cho học sinh thảo luận, tranh luận và
  5. thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ:Thầy-trò,trò- thầy;trò trò khắc phục tình trạng suốt giờ học chỉ có thầy hỏi trò trả lời . Được đặt câu và nghe bạn đặt câu bằng trực giác học sinh nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu được diễn đạt trọn ý ,từ đó giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn và các môn học khác. *Trong khi giảng dạy phân môn Luyện từ và Câu đối với học sinh lớp 5: -Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu :giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập.Yêu cầu học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài tập,học sinh trình bày lại yêu cầu của bài tập.Giáo viên hướng dẫn giải thích cho rõ yêu cầu của bài tập,tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó -Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập:Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp,theo nhóm để thực hiện bài tập.Sau đó báo cáo kết quả nhiều hình thức khác nhau.Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi ,sửa lỗi hoặc góp ý cho nhau,đánh giá trong quá trình làm bài.Giáo viên sơ kết ,tổng kết lại ý kiến của học sinh. 3,Một vài nghiên cứu gần đây: -Một vài phương pháp dạy Luyện từ và Câu đối với học sinh lớp 5. -Sáng kiến kinh nghiệm :Biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và Câu cho học sinh lớp 5.(Trường Tiểu học Âu Lâu-Yên Bái) -Chuyên đề phương pháp dạy luyện từ và Câu lớp 5-(Trường Tiểu học Thủy Liễu –Huyện Gò Quao) -Một số giải pháp giúp học sinh dân tộc học tốt phân môn Luyện từ và Câu. 4.,Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào việc luyện tập thực hành,có hiệu quả với các đối tượng của học sinh,tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian tổ chức hoạt động luyện tập làm việc riêng,nói chuyện riêng Trong nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: 1.Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có thu hút đến học sinh tham gia việc dùng từ, đặt câu và sử dụng các dấu câu không?
  6. 2.Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có giúp cho việc dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu của học sinh có hiệu quả góp phần nâng cao khả năng dùng từ đúng ,nói và viết thành câu ,ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp của học sinh lớp 5 không? 5,Giả thiết nghiên cứu: 5.1.Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc rèn kĩ năng dùng từ ,đặt câu và sử dụng dấu câu ở các giờ Luyện từ và Câu. 5.2.Nó sẽ rèn cho học sinh cách dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu của học sinh có hiệu quả,qua đó sẽ làm cho khả năng dùng từ nói và viết thành câu của các em được nâng lên. III.Phương pháp 1.Khách thể nghiên cứu Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 5.Vì đối tượng của học sinh lớp 5 đã quen việc nói và viết thành câu ở trên lớp.Tôi đã nắm bắt được học lực khả năng tiếp thu bài và thái độ học tâp cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng chính xác.Để tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp 5B và 5D các em tương đương về học lực,giới tính hạnh kiểm.Cụ thể như sau: Bảng 1:Giới tính,học lưc, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 5B và 5D của Trường tiểu học số 2 Hoài Tân: Lớp Số học sinh Điểm Tổng Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Số 5B 26 13 13 6 15 5 0 5D 26 13 13 5 16 5 0 Về ý thức học tập,tất cả các em ở 2 lớp đều rất tích cực,chủ động,hăng hái phát biểu xây dựng bài. Về thành tích năm học trước hai lớp tương đương về điểm số của các môn học. 2.Thiết kế nghiên cứu Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà trường đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý